Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 (Kết nối tri thức) - Bài 25: Những người bạn hàng xóm

doc 4 trang thuytrong 25231
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 (Kết nối tri thức) - Bài 25: Những người bạn hàng xóm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_2_ket_noi_tri_thuc_bai_25_nhun.doc

Nội dung text: Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 (Kết nối tri thức) - Bài 25: Những người bạn hàng xóm

  1. Hoạt động giáo dục theo chủ đề BÀI 25: NHỮNG NGƯỜI BẠN HÀNG XÓM I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - HS biết được những người bạn trạc tuổi mình ở nơi mình sinh sống. Đóng góp ý kiến về những việc mà những người bạn hàng xóm có thể làm cùng nhau. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - HS có khả năng quan sát, lắng nghe về người bạn hàng xóm nhà mình. - HS biết cách bày tỏ tình cảm quý mến của mình với bạn qua các việc làm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: 4 sợi ruy băng nhiều màu, dài khoảng 1m. - HS: Sách giáo khoa; thẻ chữ: hàng xóm, thân thiện. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Khởi động: Trò chơi Hàng xóm của tôi là − GV mời HS nào, HS đó kể tên “hàng xóm” trong chỗ ngồi lớp học của mình: - HS lắng nghe, thực hiện theo HD. “Hàng xóm ở phía trước, phía sau, bên phải, bên trái của tôi là ” . -GV phát 4 sợi ruy băng , dài khoảng 1m - HS trên bảng sẽ đưa sợi ruy băng cho HS được lên bảng cho hàng xóm của mình để kết nối các hàng xóm trên, dưới, trái, phải của một HS. - GV nhận xét - HS chia sẻ sau khi tham gia trò chơi 2. Khám phá chủ đề: Kể về một bạn hàng xóm mà em biết. -GV yêu cầu HS nhớ lại và kể tên bạn hàng xóm trạc tuổi mình. -HS tham gia họa động theo hình thức nhóm đôi. - HS nói tên, tưởng tượng ra gương mặt người bạn ấy. Mô tả hình dáng bề ngoài -GV nhận xét. và tính cách, sở thích của bạn - HS chia sẻ trước lớp. − GV giới thiệu câu tục ngữ “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” - HS lắng nghe. − GV kể cho HS nghe về một người bạn hàng xóm mình đã kết bạn khi còn nhỏ và một kỉ niệm đáng nhớ của mình với - HS lắng nghe bạn
  2. 3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: Nêu những việc em có thể làm cùng -HS thảo luận và viết ra giấy dự định các bạn hàng xóm. của mình và thời gian làm những việc - YCHS thảo luận tất cả những việc có đó. (cùng chơi bi, chơi đánh cầu lông; thể thực hiện cùng các bạn hàng xóm tạo một góc riêng để gặp gỡ; cho nhau mượn sách; phát hiện những hiện tượng cần cảnh giác ở khu phố, thôn xóm của mình; giúp đỡ người già, người neo đơn; cùng dọn vệ sinh; cùng chăm cây cối, cùng tổ chức liên hoan, cùng chạy tập thể dục buổi sáng, ). - GV nhận xét và khen ngợi - Chia sẻ trước lớp. 4. Cam kết, hành động: - Về nhà cùng bố mẹ tìm hiểu thêm về hàng xóm của mình Ví dụ: Hỏi bác tổ trưởng dân phố; hỏi - HS lắng nghe bác phụ trách chi hội khuyến học để có được thông tin về các bạn hàng xóm cùng học Tiểu học. - Mạnh dạn làm quen với một hoặc nhiều bạn. Lựa chọn một việc làm đã chia sẻ ở mục trên và thực hiện cùng các bạn hàng xóm. Sinh hoạt lớp SƠ KẾT TUẦN THI ĐUA LÀM VIỆC TỐT I. MỤC TIÊU: * Sơ kết tuần: - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. - Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định. - Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp. * Hoạt động trải nghiệm: - HS biết sống thân thiện, quan tâm đến hàng xóm, láng giềng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Cuốn sách “Ti-mua và đồng đội” của nhà văn Arkadi Gaidar - HS: SGK, tấm bìa
  3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động Tổng kết tuần. a. Sơ kết tuần 25: - Từng tổ báo cáo. - Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt báo cáo tình hình tổ, lớp. động của tổ, lớp trong tuần 25. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. * Ưu điểm: * Tồn tại b. Phương hướng tuần 26: - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà 26. trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt 2. Hoạt động trải nghiệm. a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước. - Mời HS kể về bạn hàng xóm của mình và - HS làm việc theo nhóm, lần lượt kể việc tốt đã làm cùng bạn và HS có thể vẽ vào tấm bìa việc mà em và bạn hàng xóm đã làm. - GV nhận xét và khen ngợi - HS chia sẻ trước lớp b. Hoạt động nhóm: GV mời HS xem cuốn sách hoặc hình ảnh - HS quan sát trong cuốn sách và đọc hoặc kể về cậu bé Ti-mua ở nước Nga. - Mời HS sắm vai các nhân vật trong HS xung phong sắm vai tham gia câu chuyện. vào câu chuyện.
  4. - 1 HS vào vai Ti-mua và một vài bạn HS khác vào vai đồng đội Ti- mua để diễn tả một vài cảnh (Ti- mua tập hợp các bạn lại để bàn việc giúp đỡ người già, các cô bác phụ nữ, trẻ em trong làng: đi gánh nước giúp, giúp trông trẻ nhỏ, giúp sửa lại hàng rào gỗ, ). Ti-mua có đồng đội là các bạn hàng xóm. Họ lập một “căn cứ chỉ huy” trong một nhà kho cũ. Các bạn trò chuyện, đi chơi cùng nhau và rủ nhau giúp đỡ mọi người - Sau khi nghe câu chuyện em rút được bài - 1 số HS chia sẻ cảm xúc về câu học gì? chuyện vừa được nghe, mời HS bày - GV khen ngợi, đánh giá. tỏ sự quyết tâm học tập cậu bé Ti- - GV kết luận. mua. 3. Cam kết hành động. – Về nhà em cùng các bạn hàng xóm để ý đến những người già trong xóm để khi - HS lắng nghe để thực hiện. gặp thì hỗ trợ các ông, các bà: bê đồ, xách túi, dắt các ông các bà qua đường,