Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 (Kết nối tri thức) - Bài 2: Nụ cười thân thiện

doc 4 trang thuytrong 22/10/2022 52801
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 (Kết nối tri thức) - Bài 2: Nụ cười thân thiện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_2_ket_noi_tri_thuc_bai_2_nu_cu.doc

Nội dung text: Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 (Kết nối tri thức) - Bài 2: Nụ cười thân thiện

  1. Hoạt động giáo dục theo chủ đề BÀI 2: NỤ CƯỜI THÂN THIỆN I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - HS nhận ra được nét thân thiện, tươi vui của các bạn trong tập thể lớp, đồng thời muốn học tập các bạn ấy. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Giúp HS trải nghiệm mang lại niềm vui, nụ cười cho bản thân và cho bạn bè. - HS không quên giữ thái độ thân thiện, vui tươi với mọi người xung quanh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Gương soi. Ảnh các kiểu cười khác nhau. - HS: Sách giáo khoa; truyện hài dân gian, truyện hài trẻ em. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - GV chiếu lần lượt ảnh có các kiểu cười - HS quan sát, thực hiện theo HD. khác nhau: cười tủm tỉm, cười mỉm, cười sặc sụa, cười tít mắt, cười bĩu môi, YCHS bắt chước cười như trong ảnh. - GV dẫn dắt, vào bài. 2. Khám phá chủ đề: *Hoạt động 1: Kể về những bạn trong lớp có nụ cười thân thiện. - YCHS gọi tên những bạn có nụ cười - 2-3 HS nêu. thân thiện trong lớp. - GV phỏng vấn những bạn được gọi tên: - 2-3 HS trả lời. + Em cảm thấy thế nào khi cười với mọi người và khi người khác cười với em? + Kể các tình huống có thể cười thân thiện. - GV kết luận: Ta cảm thấy vui, thích - HS lắng nghe. thú, ấm áp, phấn khởi khi cười. Ta cười khi được gặp bố mẹ, gặp bạn, được đi chơi, được tặng quà, khi nhìn thấy bạn cười, được quan tâm, được động viên, được yêu thương. *Hoạt động 2: Kể chuyện hoặc làm động tác vui nhộn. - GV cho HS thực hành đọc nhanh các - HS thực hiện cá nhân. câu dễ nói nhịu để tạo tiếng cười: + Đêm đông đốt đèn đi đâu đấy. Đêm đông đốt đèn đi đãi đỗ đen đây. + Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch.
  2. - GV gọi HS đọc nối tiếp, đồng thời cổ - HS thực hiện đọc nối tiếp. vũ HS đọc nhanh. - YCHS thảo luận nhóm 4, tìm các - HS thảo luận nhóm 4. chuyện hài, hoặc động tác gây cười và trình diễn trước các bạn. - GV quan sát, hỗ trợ HS. - Em cảm thấy thế nào khi mang lại niềm - 2-3 HS trả lời. vui cho các bạn? - Vì sao em lại cười khi nghe / nhìn bạn - 2-3 HS trả lời. nói? - GV kết luận: Trong cuộc sống, ta luôn - HS lắng nghe. đón nhận niềm vui, nụ cưới từ người khác và mang niềm vui, nụ cười cho người quanh ta. 3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: - HD mẫu về sắm vai đối lập: - HS lắng nghe. Ví dụ: Khi đi sinh nhật bạn, một HS chạy vội đến, vấp ngã, cáu kỉnh, nói lời khó nghe, khi chụp ảnh chung lại cau có. Một HS khác chạy vội, cũng vấp ngã, nhưng đứng dậy mỉm cười và nói một câu đùa. - Cùng HS phân tích hai tình huống đó: - 2-3 HS trả lời. + Vì sao bạn thứ hai cũng gặp chuyện bực mình mà vẫn tươi cười? + Có phải lúc nào cũng tươi cười được không? (Phải có chút cố gắng, nghĩ tích cực, nghĩ đến người khác, không ích kỷ, muốn người khác dễ chịu ) − GV gợi ý một số tình huống cụ thể - HS lắng nghe. khác: Mẹ đi làm về mệt mà vẫn mỉm cười; Hàng xóm ra đường gặp nhau không cười mà lại cau có, khó chịu thì làm cả hai đều thấy rất buồn bực 4. Cam kết, hành động: - Hôm nay em học bài gì? - HS thực hiện. - Về nhà em hãy cùng bố mẹ đọc một câu chuyện vui.
  3. Sinh hoạt lớp SƠ KẾT TUẦN TRANG TRÍ LỚP THEO CHỦ ĐỀ “NGÀY HỘI NỤ CƯỜI” I. MỤC TIÊU: * Sơ kết tuần: - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. - Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định. - Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp. * Hoạt động trải nghiệm: - Giúp HS được trải nghiệm khi được tiếp nhận cảm xúc tích cực, vui tươi, dí dỏm từ người xung quanh và tự mình trao niềm vui cho người khác; HS kể được các sắc thái khác nhau của nụ cười trong cuộc sống xung quanh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tivi chiếu bài. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động Tổng kết tuần. a. Sơ kết tuần 2: - Từng tổ báo cáo. - Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt báo cáo tình hình tổ, lớp. động của tổ, lớp trong tuần 2. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. * Ưu điểm: * Tồn tại b. Phương hướng tuần 3: - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà 3. trường đề ra.
  4. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt 2. Hoạt động trải nghiệm. a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước. - Em đã từng nói gì khiến bố mẹ bật cười - HS chia sẻ. chưa? - Em có vừa làm việc nhà vừa hát không? - Điều gì làm em vui cười? b. Hoạt động nhóm: - HDHS trang trí lớp theo chủ đề “ Ngày hội - HS cùng nhau vẽ các biểu hiện cảm nụ cười”. xúc vui cười để trang trí lớp. - HDHS thảo luận theo nhóm về việc tổ - HS thảo luận theo tổ, sau đó chia sẻ chức “Ngày hội nụ cười”. trước lớp. + Nêu ý tưởng sẽ làm gì trong ngày hội. + Thực hiện ý tưởng ấy như thế nào? (chơi trò chơi, múa hát theo điệu nhạc, ) - Khen ngợi, đánh giá. 3. Cam kết hành động. - Em hãy thảo luận cùng người thân: - HS thực hiện. + Thế nào là cười đúng lúc đúng chỗ? + Vì sao nên cười đúng lúc đúng chỗ? - Em hãy thể hiện nụ cười ở nhà và ở lớp.