Giáo án Tự nhiên và Xã hội 2 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 7, 8

doc 7 trang thuytrong 22/10/2022 5100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và Xã hội 2 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 7, 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_2_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song.doc

Nội dung text: Giáo án Tự nhiên và Xã hội 2 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 7, 8

  1. Tự nhiên và Xã hội BÀI 7: NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH CỦA CHÚNG EM (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Kể được hoạt động trong ngày hội đọc sách và nêu được ý nghĩa của sự kiện này. - Nhận xét được sự tham gia của các bạn và chia sẻ được cảm nhận của bản thân trong ngày hội đọc sách. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Tích cực đọc sách và tham gia vào các hoạt động trong ngày hội này. - Tuyên truyền cho hoạt động đọc sách, yêu quý sách và tự giác đọc, học tập những điều hay từ sách. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. - HS: SGK (Một số tranh ảnh về ngày hội đọc sách của trường - nếu có; Cuốn sách em yêu thích) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khám phá *Hoạt động 1: Kể tên những cuốn sách mà em đã đọc - GV cho HS kể tên cuốn sách mà mình - 2-3 HS chia sẻ. đã đọc: + Tên gọi? Nhà xuất bản? Tác giả? + Nội dung? - Nhận xét, khen ngợi. *Hoạt động 2: Quan sát tranh - Chia sẻ về ngày hội đọc sách. - YC HS quan sát tranh (tr28,29) trong - HS quan sát tranh. SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: +Ngày hội đọc sách ở trường Minh và Hoa đã diễn ra những hoạt động nào? - Tổ chức cho HS chia sẻ, trình bày kết - HS đại diện các nhóm chia sẻ. quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung. + Hoạt động kể chuyện theo sách. + Triển lãm sách. + Giới thiệu sách mới. + Quyên góp sách. - GV chốt, nhận xét, tuyên dương HS. (Ngày hội đọc sách là sự kiện quan trọng trong các hoạt động ở trường. Trong ngày hội này, các em được tham gia nhiều hoạt động, được đọc và biết nhiều điều bổ ích.) - HS thực hiện cá nhân theo hướng dẫn. *Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của
  2. sự kiện ngày hội đọc sách. - GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp - HS suy nghĩ trả lời theo cặp đôi để trả lời câu hỏi “Nêu ý nghĩa của sự kiện ngày hội đọc sách”. Gợi ý: + Em thấy các bạn tham gia hoạt động - HS chia sẻ. này với thái độ như thế nào? + Em có nhận xét gì về thái độ tham gia của các bạn? + Ngoài các bạn HS còn có những ai tham gia vào hoạt động này? + Điều đó có ý nghĩa gì? - GV kết luận - HS lắng nghe. - YC HS thảo luận theo nhóm “Việc đọc - Đại diện 1 số nhóm trình bày ý kiến, sách đem lại những lợi ích gì?” các nhóm khác bổ sung. + Sách giúp em rút ra điều gì? + Em học được gì qua việc đọc sách? + Người lớn có cần đọc sách không? + Việc chọn ngày 21/4 là Ngày Sách Việt Nam có ý nghĩa gì? GV chốt lại ý nghĩa của ngày hội đọc - HS lắng nghe. sách: Giúp các em được tham gia nhiều hoạt động bổ ích, được tìm hiểu kiến thức mới về thế giới, về lịch sử, về khoa học, 2.2. Thực hành: *Hoạt động 1: Chia sẻ ngày hội đọc sách của trường mình. - YC HS nhớ lại ngày hội đọc sách ở trường mình, mô tả không khí và kể lại - HS chia sẻ, từ đó nêu được điểm khác các hoạt động trong ngày đó (kết hợp nhau giữa ngày hội đọc sách của trường tranh ảnh - nếu có). mình với trường Minh và Hoa. - GV nhận xét, khen ngợi. GV kết luận: Ngày hội đọc sách là hoạt động thường diễn ra ở trường học. Thông qua hoạt động này, các em có ý thức hơn về việc đọc sách. Có nhiều cách để tổ chức ngày hội đọc sách phù hợp với điều kiện của từng trường. - YC HS chia sẻ những hoạt động yêu - HS chia sẻ. thích và lý giải vì sao lại thích hoạt động đó. + Trong ngày hội đọc sách của trường, em đã tham gia những hoạt động nào? + Em thích nhất hoạt động nào? + Vì sao em thích hoạt động đó?
  3. - YC HS nhận xét sự tham gia của các - HS chia sẻ. bạn, chia sẻ cảm nghĩ của mình về ngày hội đọc sách. + Em có cảm nghĩ gì khi tham gia sự kiện này? + Các bạn tham gia với thái độ ntn? + Em học được gì từ sách? 3. Hoat động tiếp nối: - Nhận xét giờ học. - HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ - HD về nhà: Đọc kĩ cuốn sách yêu thích về nhà. và chuẩn bị giới thiệu cho bạn bè về cuốn sách này. Tự nhiên và Xã hội BÀI 7: NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH CỦA CHÚNG EM (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Kể được hoạt động trong ngày hội đọc sách và nêu được ý nghĩa của sự kiện này. - Nhận xét được sự tham gia của các bạn và chia sẻ được cảm nhận của bản thân trong ngày hội đọc sách. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Tích cực đọc sách và tham gia vào các hoạt động trong ngày hội này. - Tuyên truyền cho hoạt động đọc sách, yêu quý sách và tự giác đọc, học tập những điều hay từ sách. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. - HS: SGK (Một số tranh ảnh về ngày hội đọc sách của trường - nếu có; Cuốn sách em yêu thích) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: Tổ chức cho HS giải câu đố - Có mép, có gáy, không có mồm, - HS thi nhau giải câu đố (Đ/án: Quyển Ai yêu, ai quý sẽ càng thông minh sách) Chỉ là trang giấy xinh xinh Nhìn vào là biết càng tinh chuyện đời. - Cũng gáy, cũng ruột đàng hoàng, - 2-3 HS nêu. Cổ, kim, nhân loại thế gian đều cần. 2. Dạy bài mới: 2.2. Thực hành: *Hoạt động 2: Chia sẻ về cuốn sách em yêu thích. - YC HS quan sát hình trong SGK, thảo - HS quan sát, thảo luận sau đó chia sẻ luận theo nhóm. trước lớp. + Trong hình là hoạt động gì?
  4. + Các bạn đang nói về cuốn sách nào? + Em đã đọc cuốn sách này chưa? + Em thích nhân vật nào trong cuốn - HS quan sát, trả lời. sách đó? + Vì sao em thích nhân vật đó? - Tổ chức cho HS giới thiệu với bạn - HS chia sẻ nhóm đôi sau đó chia sẻ hoặc giới thiệu trước lớp cuốn sách em trước lớp. yêu thích. - GV động viên, khen ngợi. 2.3 Vận dụng - HD HS lập kế hoạch đọc sách trong - HS lập kế hoạch đọc sách, chia sẻ với tháng. bạn. + Thời gian đọc + Tên cuốn sách + Nhân vật yêu thích + Những điều học được từ cuốn sách *Tổng kết: - YC HS đọc và chia sẻ với bạn suy nghĩ - HS chia sẻ. của mình về lời chốt của Mặt Trời. - Nói những hiểu biết về hình chốt + Hình vẽ gì? + Lời nói trong hình thể hiện điều gì? + Em đã làm gì để tuyên truyền cho việc đọc sách? - GV nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe. 3. Hoat động tiếp nối: - Nhận xét giờ học. - HS lắng nghe, thực hiện. - Thực hiện kế hoạch đọc sách, kể với bố mẹ người thân về nội dung cuốn sách em đã đọc, những điều hay em đã đọc từ cuốn sách. Tự nhiên và Xã hội BÀI 8: AN TOÀN KHI Ở TRƯỜNG (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Nhận biết được một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra khi tham gia các hoạt động ở trường. - Biết cách lựa chọn các hoạt động an toàn và hướng dẫn các bạn vui chơi an toàn khi ở trường. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Có ý thức phòng tránh rủi ro cho bản thân và những người khác. - Tuyên truyền để các bạn cùng vui chơi và hoạt động an toàn khi ở trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
  5. - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; Tranh, ảnh video các hoạt động an toàn và không an toàn khi ở trường. - HS: SGK; hình ảnh sưu tầm về các hoạt động ở trường (nếu có) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: TC bịt mắt bắt dê. Nếu có sân trường rộng nên cho HS ra - HS chơi. ngoài chơi. Sau khi chơi, GV nêu câu hỏi cho HS trả lời: - Các em có vui không? - HS chia sẻ. - Trong khi chơi có em nào bị ngã không? GV phân tích cho HS: Đây là hoạt - HS lắng nghe động vui chơi, thư giãn nhưng trong quá trình chơi cần chú ý: Chạy từ từ, không xô đẩy nhau để tránh té ngã. Liên hệ vào bài mới: Đó cũng chính là nội dung của bài mới mà chúng ta học hôm nay: An toàn khi ở trường 2.2. Khám phá: *Hoạt động 1: Quan sát tranh - YC HS quan sát hình trong - HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ sgk/tr32,33, thảo luận cặp đôi: trước lớp. + Các bạn trong hình đang làm gì? + Chỉ và nói tên những trò chơi/hoạt động an toàn, nên chơi và những tình huống nguy hiểm không nên làm. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 2: Thảo luận - YC HS quan sát hình trong - HS quan sát, thảo luận. sgk/tr32,33 thảo luận nhóm đôi: + Em và các bạn thường tham gia những hoạt động nào ở trường (bao gồm cả hoạt động học tập, lao động, vui chơi)? + Những tình huống nào có thể gây nguy hiểm cho người thân và những người khác? Tại sao? + Em cần làm gì để phòng tránh nguy hiểm khi tham gia các hoạt động ở trường? - GV gơi ý thêm: Tại sao em cho rằng
  6. hoạt động đó nguy hiểm? Điều gì sẽ xảy ra nếu - Mời nhóm HS chia sẻ. - HS chia sẻ. - Nhận xét, tuyên dương, chốt lại kiến - HS lắng nghe. thức. 3. Hoat động tiếp nối: - Hôm nay em được biết thêm được - HS thực hiện điều gì qua bài học? Liên hệ thực tế. - Chuẩn bị bài sau. Tự nhiên và Xã hội BÀI 8: AN TOÀN KHI Ở TRƯỜNG (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Nhận biết được một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra khi tham gia các hoạt động ở trường. - Biết cách lựa chọn các hoạt động an toàn và hướng dẫn các bạn vui chơi an toàn khi ở trường. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Có ý thức phòng tránh rủi ro cho bản thân và những người khác. - Tuyên truyền để các bạn cùng vui chơi và hoạt động an toàn khi ở trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.3.Thực hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi - HS chia thành các đội, thực hành “Tìm những cánh hoa”. chơi: điền các việc nên làm, không nên + Chuẩn bị chậu hoa về hoạt động vệ làm vào mỗi cánh hoa để gắn cho phù sinh sân trường để HS gắn cánh hoa hợp. như gợi ý trong SGK. - Thông qua trò chơi, GV giúp HS nhận biết rõ hơn nhưng hoạt động/ tình huống nên thực hiện và không nên thực hiện để phòng tránh nguy hiểm, rủi ro khi tham gia các hoạt động ở trường. 2.4. Vận dụng: *Hoạt động 1: Xử lý tình huống - GV cho HS quan sát hình, nêu tình - HS quan sát, trả lời theo ý hiểu của huống trong hình, sau đó đưa ra cách mình. xử lý của mình.
  7. + Hai bạn nhỏ đang làm gì? + Theo em, việc làm đó đúng hay sai? + Em nhắc nhở hai bạn như thế nào? - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - 3-4 HS đại diện nhóm chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương, chốt kiến thức. Hoạt động 2: Viết lời cam kết của em - GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân: - HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ (Gợi ý và hướng dẫn để HS viết vào vở trước lớp. 3 điều cam kết để đảm bảo an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường.) - Tổ chức cho HS chia sẻ những điều - 3-4 HS chia sẻ cam kết. mình đã cam kết và lý do vì sao em lại cam kết điều đó. (Nếu HS chưa hoàn thành, GV dặn dò HS tiếp tục hoàn thành ở nhà để chia sẻ với các bạn vào giờ học sau đồng thời nhắc các em thực hiện những điều đã cam kết) - Nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe. *Tổng kết: - YC HS đọc ghi nhớ và lời chốt của - 2-3 HS đọc. Mặt Trời. - HS đọc nối tiếp. - YC HS quan sát hình chốt và đưa ra một số câu hỏi gợi ý: + Hình mô tả điều gì? - 2-3 HS chia sẻ. + Thông điệp thể hiện trong hình chốt là gì? + Em muốn thực hiện lời cam kết nào nhất? Vì sao? - GV nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe. 3. Hoat động tiếp nối: - Hôm nay em được biết thêm được - HS chia sẻ. điều gì qua bài học? - Nhận xét giờ học? - Nhắc HS hoàn thành vào vở lời cam - Lắng nghe, thực hiện. kết của bản thân, thực hiện những lời đã cam kết.