Giáo án Mĩ thuật 2 (Kết nối tri thức) - Chủ đề 2: Sáng tạo từ những chấm màu
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 2 (Kết nối tri thức) - Chủ đề 2: Sáng tạo từ những chấm màu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_2_ket_noi_tri_thuc_chu_de_2_sang_tao_tu_nhu.docx
Nội dung text: Giáo án Mĩ thuật 2 (Kết nối tri thức) - Chủ đề 2: Sáng tạo từ những chấm màu
- Ngày soạn: / /20 CHỦ ĐỀ 2: SÁNG TẠO TỪ NHỮNG CHẤM MÀU (Thời lượng: 4 tiết) I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh sẽ: - Tạo được chấm màu bằng nhiều cách khác nhau. - Biết sử dụng chấm màu để tạo nét, tạo hình và trang trí sản phẩm. - Thực hiện được các bước để làm sản phẩm. II. Chuẩn bị * Giáo viên: - Sản phẩm mĩ thuật có sử dụng chấm màu (ly, bình hoa, quần áo ) - Giấy, màu sáp, màu dạ, màu nước (nếu có), tăm bông * Học sinh: - Giấy a4, màu sáp, màu dạ - Đồ vật tái chế (ly nhựa, chai nhựa, đĩa nhựa ), giấy màu. - Một số loại hạt, bìa cứng, keo sữa III. Tiến trình dạy – học Giáo viên Học sinh • Khởi động: Cho học sinh tham gia trò chơi - Học sinh tham gia trò chơi. “Những chấm tròn đáng yêu”. Giáo viên triển khai trò chơi (Giáo viên hát, câu hát có những màu nào học sinh sẽ chấm màu đó vào giấy của mình. Vd: GV hát: một màu xanh xanh chấm thêm màu vàng Học sinh sẽ chấm màu xanh và vàng.) - Giáo viên giới thiệu vào bài. 1. 1. Hoạt động 1: Quan sát - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh trang - Học sinh quan sát và trả lời 12, đặt câu hỏi: câu hỏi. + Những chấm màu xuất hiện ở đâu? + Ngoài những hình ảnh ở sách em còn thấy những chấm màu ở đâu? - Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh sgk - Học sinh quan sát và so sánh. trang 13 và 1 bức tranh nét không chấm màu. Yêu cầu học sinh so sánh 2 bức tranh. + Em thích cách thể hiện nào hơn? Vì sao? + Nhiều chấm màu đặt cạnh nhau có tạo nên mảng màu không? (Chỉ vào hình cuối) - Giáo viên kết luận: - Học sinh lắng nghe.
- * Chấm màu xuất hiện nhiều trong tự nhiên, cuộc sống, có nhiều màu sắc khác nhau. * Trong mĩ thuật chấm màu được sử dụng để tạo nên sự sinh động. 2. Hoạt động 2: Thể hiện - Giáo viên cho học sinh quan sát sgk trang 14. - Học sinh quan sát. - Giáo viên thị phạm bằng màu sáp, màu dạ bằng 2 cách * Thị phạm lần 1: Chấm 3 chấm cùng màu giống nhau và đặt câu hỏi: + Các chấm này có giống nhau và lặp lại không? - Học sinh trả lời. Thị phạm lần 2: Giáo viên chấm màu xen kẽ theo 2 màu. - Học sinh quan sát. + Hình thức chấm này có khác với chấm màu ở trên không? (So sánh hai cách chấm màu) - Học sinh trả lời. - Giáo viên tóm tắt: • Hình thức sắp xếp những chấm màu theo cách 1 gọi là nhắc lại. • Hình thức sắp xếp những chấm màu theo cách 2 gọi là xen kẽ. - Giáo viên cho học sinh quan sát sgk trang 15 và trao đổi về cách sắp xếp các chấm màu: - Học sinh quan sát và trao đổi + Có phải các chấm màu đỏ được sắp xếp liên theo nhóm về cách sắp xếp các tiếp không? chấm màu. + Chấm vàng ở vị trí nào trong bông hoa? - Giáo viên kết luận: Sử dụng các cách sắp xếp chấm màu khác nhau sẽ tạo nên sự sinh động cho sản phẩm. - Giáo viên cho học sinh thực hành cá nhân hoặc nhóm đôi. - Học sinh thực hành. - Giáo viên hướng dẫn từng học sinh hoàn thiện sản phẩm theo các cách đã giới thiệu. 3. Hoạt động 3: Thảo luận - Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo - Học sinh thảo luận nhận ra nhóm. cách sắp xếp trong sản phẩm - Căn cứ vào những chấm màu học sinh vừa của mình. thực hiện, giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi: + Em đã dùng những hình thức nào để sắp xếp chấm màu?
- - Giáo viên mời đại diện học sinh phát biểu - Học sinh phát biểu theo theo nhóm. nhóm. 4. Hoạt động 4: Vận dụng - Giáo viên cho học sinh quan sát phần tham - Học sinh quan sát. khảo sgk trang 15: Trang trí một đồ vật bằng hình thức chấm màu. - Giáo viên cho học sinh quan sát một số đồ - Học sinh quan sát. vật, hình minh họa một số đồ dùng, quần áo được trang trí bằng hình thức chấm màu. - Ngoài những đồ vật đã giới thiệu còn những đồ vật nào trong cuộc sống cũng được trang trí bằng hình thức chấm màu và cho học sinh chọn đồ vật để trang trí. - Giáo viên cho học sinh sử dụng giấy màu để - Học sinh trang trí đồ vật trang trí đồ vật tái chế học sinh đã chuẩn bị, mình chọn. hoặc sử dụng các loại hạt để tạo sản phẩm (tùy sự lựa chọn của học sinh). - Giáo viên mời học sinh giới thiệu về bài thực - Học sinh giới thiệu. hành của mình theo gợi ý: + Em sử dụng cách nào để tạo chấm màu? + Em sắp xếp các chấm màu theo hình thức nào? - Giáo viên giáo dục học sinh bảo vệ môi trường thông qua việc tái sử dụng và hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng 1 lần. - Giáo viên kết luận và dặn dò chuẩn bị dụng cụ cho chủ đề sau. Chủ đề 3: Nét vẽ của em.
- HÌNH THAM KHẢO CỦA CHỦ ĐỀ 2