Giáo án Mĩ thuật 2 (Kết nối tri thức) - Chủ đề 4: Sáng tạo từ những hình cơ bản

docx 4 trang thuytrong 22/10/2022 6740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 2 (Kết nối tri thức) - Chủ đề 4: Sáng tạo từ những hình cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_2_ket_noi_tri_thuc_chu_de_4_sang_tao_tu_nhu.docx

Nội dung text: Giáo án Mĩ thuật 2 (Kết nối tri thức) - Chủ đề 4: Sáng tạo từ những hình cơ bản

  1. Ngày soạn: / /2020 CHỦ ĐỀ 4: SÁNG TẠO TỪ NHỮNG HÌNH CƠ BẢN (Thời lượng: 4 tiết) I. Mục tiêu Sau bài học. học sinh sẽ: - Biết mô tả hình dạng của các hình cơ bản. - Bước đầu hình thành khả năng quan sát, liên tưởng từ hình cơ bản đến một số đồ vật xung quanh. - Vẽ được đồ vật có dạng hình cơ bản. - Biết sử dụng hình cơ bản trong trang trí đồ vật đơn giản. - Sử dụng được vật liệu sẵn có để thực hành, sáng tạo - Sắp xếp được các sản phẩm cá nhân tạo thành sản phẩm nhóm. - Trưng bày và nêu được tên sản phẩm, biết chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của cá nhân, của bạn bè. II. Chuẩn bị - Mô hình ba hình cơ bản bằng bìa cứng. - Một số hình minh họa các đồ vật có dạng hình cơ bản (vật thật nếu có). - Dụng cụ cho học sinh thực hành: Giấy a4, bút chì, màu, vỏ hộp giấy, giấy màu, kéo, hồ dán III. Các hoạt động dạy học chủ yếu GIÁO VIÊN HỌC SINH • Khởi động: Giáo viên cho học sinh tham Học sinh tham gia trò chơi. gia trò chơi “Vẽ hình vào không gian” (giáo viên yêu cầu học sinh vẽ hình giáo viên yêu cầu học sinh vẽ bằng ngón tay trỏ vào bàn tay phải theo tưởng tượng Vd: bánh, mặt trời, mái nhà, cửa sổ .) - Giáo viên giới thiệu vào chủ đề. 1. Hoạt động 1: Quan sát Một số hình cơ bản - Giáo viên cho học sinh quan sát các hình cơ bản - Học sinh quan sát và trả lời bằng giấy bìa đã chuẩn bị và đặt câu hỏi: câu hỏi: + Đây là hình gì? + Ngoài những hình trên em còn biết hình nào nữa? Hình cơ bản có trong tranh vẽ - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bức tranh - Học sinh quan sát. Những ngôi nhà trong sgk trang 22. - Học sinh trả lời.
  2. + Em hãy kể tên những hình cơ bản có trong bức tranh? - Học sinh quan sát và nêu đặc Quan sát vật có dạng hình tam giác điểm nhận biết hình tam giác. - Giáo viên cho học sinh quan sát mô hình hình tam giác + Hình tam giác có mấy cạnh? - Giáo viên giới thiệu đặc điểm hình tam giác và - Học sinh kể tên các đồ vật có cho học sinh quan sát hình minh hoạ một số đồ hình tam giác mà mình biết. vật có dạng hình tam giác trong sgk trang 23. + Em hãy kể thêm những đồ vật có dạng hình tam giác mà em biết? - Học sinh vẽ hình vào giấy. - Giáo viên giới thiệu cách vẽ hình tam giác: + Cách 1: Vẽ nối liền nét. + Cách 2: Vẽ rời từng nét. - Học sinh thực hành vẽ hình tam giác vào giấy A4. (lưu ý học sinh không sử dụng thước để vẽ) - Học sinh quan sát * Quan sát vật có dạng hình vuông - Thông qua mô hình giáo viên giới thiệu đặc điểm của hình vuông. (có 4 cạnh bằng nhau) - Học sinh trả lời. - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát ảnh minh hoạ một số đồ vật có dạng hình vuông trong sgk trang 24. + Em hãy nêu tên những đồ vật có dạng hình - Học sinh lên bảng vẽ. vuông có trong hình? + Ngoài ra, em còn thấy những đồ vật nào hình vuông nữa không? + Em sẽ vẽ hình vuông như thế nào? (Gọi một học sinh lên bảng vẽ) - Học sinh vẽ vào giấy. - Giáo viên giới thiệu cách vẽ hình vuông: Cách 1: Vẽ nối liền nét Cách 2: Vẽ rời từng nét - Học sinh lắng nghe. - Học sinh thực hành vẽ hình vuông vào giấy A4. (Lưu ý không dùng thước để vẽ). - Học sinh quan sát. * Quan sát vật có dạng hình tròn - Giáo viên giới thiệu về hình tròn và đặc điểm nhận dạng của hình tròn. - Giáo viên cho học sinh quan sát hình minh họa một số vật có dạng hình tròn và yêu cầu học sinh phát hiện xung quanh có những vật nào có dạng hình tròn. - Học sinh vẽ hình tròn. - Giáo viên giới thiệu cách vẽ hình tròn:
  3. + Cách 1: Vẽ nối liền nét + Cách 2: Vẽ rời từng nét - Học sinh thực hành vẽ hình tròn vào giấy A4. (lưu ý học sinh có thể vẽ chưa tròn, không gồng cứng khi vẽ) 2. Hoạt động 2: Thể hiện - Giáo viên cho học sinh quan sát phần tham khảo - Học sinh quan sát và trả lời sgk trang 26 - 27- 28 câu hỏi. + Em sẽ vẽ màu vào hình như thế nào? - Giáo viên cho học sinh tập vẽ màu vào hình đã - Học sinh vẽ màu. vẽ ở phần trước. - Yêu cầu học sinh vẽ, xé dán một bức tranh về - Học sinh thể hiện bài vẽ. đồ vật có dạng hình cơ bản. 3. Hoạt động 3: Thảo luận - Hướng dẫn học sinh hoạt động theo nhóm để - Học sinh thảo luận theo gợi thảo luận về sản phẩm của các thành viên trong ý nhóm theo gợi ý: + Những vật nào có dạng hình tam giác? + Những vật nào có dạng hình vuông? + Những vật nào có dạng hình tròn? + Em thích sản phẩm mĩ thuật nào nhất? - Giáo viên kết luận. 4. Hoạt động 4: Vận dụng - Giáo viên cho học sinh quan sát phần tham khảo - Học sinh quan sát. sgk trang 30 - 31 quy trình sử dụng hình cơ bản để trang trí một lọ hoa từ vỏ hộp giấy. - Yêu cầu học sinh: Sử dụng hình cơ bản để trang - Học sinh trang trí hình cơ trí một lọ hoa từ vật liệu tái sử dụng. (có thể làm bản trên đồ vật đã chuẩn bị theo nhóm) sẵn. - Giáo viên cho học sinh đánh giá sản phẩm của - Học sinh đánh giá, nhận xét. các nhóm. + Nhóm bạn đã sử dụng những hình cơ bản nào để trang trí? + Em thích sản phẩm nào nhất? - Giáo viên giáo dục học sinh bảo vệ môi trường. - Học sinh lắng nghe. (Những vỏ hộp đã qua sử dụng chúng ta có thể tái sử dụng để trang trí cho ngôi nhà, góc học tập thêm đẹp hơn.) * Dặn dò học sinh chuẩn bị cho Chủ đề 5: Màu cơ bản trong mĩ thuật.
  4. HÌNH THAM KHẢO CHỦ ĐỀ 4