Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 13

docx 31 trang thuytrong 23360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_giang_tieng_viet_2_canh_dieu_tuan_13.docx

Nội dung text: Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 13

  1. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ BÀI 13: YÊU KÍNH ÔNG BÀ CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: BÀ NỘI, BÀ NGOẠI (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Nhận biết nội dung chủ điểm. - Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: ▪ Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1. ▪ Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi, hiểu ý nghĩa của bài: Bài đọc nói về tình cảm của bà nội, bà ngoại dành cho bạn nhỏ và tình cảm của bạn nhỏ dành cho bà nội, bà ngoại. ▪ Nhận biết các từ ngữ chỉ tình cảm. Biết thêm dấu phẩy vào đúng chỗ. + Năng lực văn học: ▪ Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp. ▪ Biết liên hệ nội dung bài với thực tế. 2. Phẩm chất - Bồi dưỡng tình yêu thương, quý mến, kính trọng với bà nội, bà ngoại. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1
  2. 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. - Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn). IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV mời 1 HS đọc bài Chăm sóc ông - HS đọc bài Chăm sóc ông bà phần bà phần Chia sẻ, YC cả lớp đọc thầm Chia sẻ, cả lớp đọc thầm theo. theo. - GV mời 1 HS khác đọc CH và gợi ý. - 1 HS khác đọc CH và gợi ý. Cả lớp - GV chốt: Chúng ta cần phải biết yêu đọc thầm theo. kính ông bà, giúp đỡ ông bà. Các em - HS lắng nghe. có thể dựa vào các gợi ý như trong SGK đẻ giúp đỡ ông bà mạnh khỏe. 2
  3. BÀI ĐỌC 1: BÀ NỘI, BÀ NGOẠI 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - HS lắng nghe. - GV giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng học bài Bà nội, bà ngoại để xem tình cảm của bà nội, bà ngoại và bạn nhỏ dành cho nhau như thế nào nhé. 2. HĐ 1: Đọc thành tiếng Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu bài Bà nội, bà ngoại. - HS đọc thầm theo. - GV mời 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ - 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ làm mẫu làm mẫu để cả lớp luyện đọc theo. để cả lớp luyện đọc theo. Cả lớp đọc - GV mời 2 HS đọc phần giải thích từ thầm theo. ngữ để cả lớp hiểu 2 từ: phù sa, na - 2 HS đọc phần giải thích từ ngữ. (mãng cầu). - GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm - HS luyện đọc theo nhóm 4. 4 (GV hỗ trợ HS nếu cần thiết). - GV gọi các nhóm đọc bài trước lớp. - Các nhóm đọc bài trước lớp. - GV gọi HS nhóm khác nhận xét, góp - HS nhóm khác nhận xét, góp ý cách ý cách đọc của bạn. đọc của bạn. - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS - HS lắng nghe. đọc tiến bộ. 3
  4. 3. HĐ 2: Đọc hiểu Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung văn bản. Cách tiến hành: - GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các - HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm CH tìm hiểu bài. Sau đó trả lời CH đôi theo các CH tìm hiểu bài, trả lời bằng trò chơi phỏng vấn. CH bằng trò chơi phỏng vấn. VD: - GV tổ chức trò chơi phỏng vấn: Từng + Câu 1: cặp HS em hỏi – em đáp hoặc mỗi ▪ HS 1: Bài thơ là lời của ai nói về nhóm cử 1 đại diện tham gia: Đại diện ai? nhóm đóng vai phóng viên, phỏng vấn ▪ HS 2: Bài thơ là lời của bạn nhỏ đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả lời. Sau nói với bà nội, bà ngoại. đó đổi vai. + Câu 2: ▪ HS 2: Tìm những hình ảnh nói lên tình yêu thương của hai bà dành cho cháu: a) Ở khổ thơ 2 b) Ở khổ thơ 3 ▪ HS 1: Những hình ảnh nói lên tình yêu thương của hai bà dành cho cháu: a) Ở khổ thơ 2: Bà ngoại chăm làm vườn để cho cháu có cây ăn quả. b) Ở khổ thơ 3: Bà ngoại mong cháu ngày Tết. Bà nội cũng trông mong cháu ngày Tết. + Câu 3: 4
  5. ▪ HS 1: Mỗi câu thơ dưới đây nói lên tình cảm gì của cháu đối với hai bà? a) Cháu yêu 1) tình yêu cha, yêu mẹ thương Và thương cả hai bà. b) Hai bà hai nguồn sông Cho phù sa đời cháu. c) Hai miền 2) lòng biết quê yêu dấu ơn Cháu nhớ về thiết tha. - GV nhận xét, chốt đáp án. ▪ HS 2: a – 1; b – 2; c – 1. - GV hướng dẫn cho HS HTL 2 khổ - HS lắng nghe. thơ cuối. - HS HTL 2 khổ thơ cuối. 4. HĐ 3: Luyện tập Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản. Cách tiến hành: - GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận - HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT. GV vào VBT. theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ. - GV chiếu lên bảng nội dung BT 1 và - HS lên bảng báo cáo kết quả. 2, mời HS lên bảng báo cáo kết quả. 5
  6. - GV chốt đáp án: - HS lắng nghe, sửa bài. + BT 1: Tìm các từ ngữ chỉ tình cảm bà cháu trong một khổ thơ. ▪ Khổ 1: thương, yêu. ▪ Khổ 2: yêu. ▪ Khổ 3: mong, thương, trông. ▪ Khổ 4: yêu dấu, nhớ, thiêt tha. + BT 2: Thêm dấu phẩy vào các câu: a) Tuần nào bố mẹ cũng cho em đến thăm ông bà nội ông bà ngoại. Tuần nào bố mẹ cũng cho em đến thăm ông bà nội, ông bà ngoại. b) Em giúp ông bà quét nhà, nhặt rau, cho gà ăn. Em giúp ông bà quét nhà, nhặt rau, cho gà ăn. 6
  7. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ BÀI 13: YÊU KÍNH ÔNG BÀ BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Có óc quan sát và ý thức thẩm mỹ khi trình bày văn bản. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: ▪ Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác 2 khổ thơ đầu bài thơ Bà nội, bà ngoại. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô. ▪ Làm đúng BT tìm các từ có tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi; chứa vần ec hoặc et. ▪ Biết viết chữ cái L viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Luôn luôn yêu kính ông bà cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 2. Phẩm chất - Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. - Phần mềm hướng dẫn viết chữ L. 7
  8. - Mẫu chữ cái L viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li. 2. Đối với học sinh - SGK. - Vở Luyện viết 2, tập một. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm). IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV nêu MĐYC của bài học. - HS lắng nghe. 2. HĐ 1: Nghe – viết Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác 2 khổ thơ đầu bài thơ Bà nội, bà ngoại. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô. Cách tiến hành: 2.1. GV nêu nhiệm vụ: HS nghe (thầy, cô) đọc, viết lại 2 khổ thơ đầu bài thơ Bà nội, bà ngoại. 8
  9. - GV đọc mẫu 1 lần 2 khổ thơ đầu bài - HS đọc thầm theo. thơ. - GV yêu cầu 1 HS đọc lại 2 khổ thơ - 1 HS đọc lại 2 khổ thơ đầu bài thơ đầu bài thơ, cả lớp đọc thầm theo. trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo. - GV nói về nội dung và hình thức của - HS lắng nghe. bài văn: + Về nội dung: Hai khổ thơ đầu bài thơ giới thiệu về bà nội, bà ngoại, tình cảm của bạn nhỏ dành cho các thành viên trong gia đình cũng như tình cảm của bà ngoại dành cho bạn nhỏ. + Về hình thức: Đoạn thơ gồm 2 khổ. Mỗi khổ 4 dòng. Mỗi dòng 5 tiếng. Chữ đầu mỗi dòng viết hoa và lùi vào 3 ô li tính từ lề vở. 2.2. Đọc cho HS viết: - GV đọc thong thả từng dòng thơ cho - HS nghe – viết. HS viết vào vở Luyện viết 2. Mỗi dòng đọc 2 hoặc 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS. - GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát - HS soát lại. lại. 2.3. Chấm, chữa bài: - GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch - HS tự chữa lỗi. chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả). - GV chấm 5 – 7 bài, chiếu bài của HS 9
  10. lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận - HS quan sát, lắng nghe. xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày. 3. HĐ 2: Hoàn thành BT r/ d/ gi, ec/ et (BT 2) Mục tiêu: Làm được các BT r / d/ gi, ec/ et. Cách tiến hành: - GV mời 2 HS lần lượt đọc YC của - 2 HS lần lượt đọc YC của BT 2a và BT 2a và 2b. 2b trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo. - GV mời 2 HS lên bảng hoàn thành - 2 HS lên bảng hoàn thành BT, các BT 2a và 2b, yêu cầu các HS còn lại HS còn lại làm bài vào VBT. làm bài vào VBT. - GV mời một số HS nhận xét bài làm - Một số HS nhận xét bài làm trên trên bảng của bạn. bảng của bạn. - GV nhận xét, chốt đáp án: Các từ có - HS lắng nghe, sửa bài vào vở. tiếng: a) Bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa: ▪ Giữ kín, không cho ai biết. giấu giếm. ▪ Hát nhẹ nhàng cho trẻ ngủ. hát ru. ▪ Vết tích còn lại của sự vật, sự việc. dấu tích. b) Chứa vần ec hoặc et, có nghĩa: ▪ Bánh làm bằng gạo nếp có nhân đậu xanh, thịt mỡ, hình ống, 10
  11. thường làm vào dịp Tết. Bánh tét. ▪ Xe có bồn chở dầu, nước, Xe két nước. ▪ Xe cộ đông đúc, không đi lại được. Kẹt xe. 4. HĐ 3: Thi tìm nhanh các tiếng bắt đầu bằng r/ d/ gi, ec/ et Mục tiêu: Luyện tập các BT r/ d / gi, ec/ et. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thi tìm nhanh: - HS thi tìm nhanh. GV đọc từng YC, cho HS trả lời nhanh. - GV nhận xét, khen HS, gợi ý một số từ ngữ: - HS lắng nghe. a) ▪ Tiếng bắt đầu bằng r: rá, rau, răng, rìa, rổ, rồng, ruộng, rực, rừng, ▪ Tiếng bắt đầu bằng d: danh, dân, duyên, dáng, dịu, dê, dễ, dội, dù, dùng, dữ, dương, ▪ Tiếng bắt đầu bằng gi: gián, giành, giáo, giận, giật, b) ▪ Tiếng có vần ec: béc, éc, séc, véc, 11
  12. ▪ Tiếng có vần et: bét, hét, két, kẹt, mét, mẹt, nét, phét, rét, 5. HĐ 4: Tập viết chữ L hoa 4.1. Quan sát mẫu chữ hoa L - GV hướng dẫn HS quan sát và nhận - HS lắng nghe, quan sát. xét chữ mẫu L: + Cấu tạo: Cao 5 li (cỡ vừa), 2,5 li gồm 3 nét cơ bản: cong dưới, lượn dọc và lượn ngang. + Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ ngang 6, viết một nét cong lượn dưới như viết phần đấu các chữ C và G; sau đó, đổi chiều bút, viết nét lượn ngang, tạo một vòng xoắn nhỏ ở chần chữ. Điểm dừng bút là giao điểm của đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 5. - GV viết chữ L lên trên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết. - HS quan sát, lắng nghe. 4.2. Quan sát cụm từ ứng dụng - GV giới thiệu cụm từ ứng dụng: - HS đọc câu ứng dụng. Luôn luôn yêu kính ông bà. - GV giúp HS hiểu: Cụm từ ứng dụng - HS lắng nghe. đề cập và nhắc nhở chúng ta phải luôn yêu kính ông bà. - GV hướng dẫn HS quan sát và nhận - HS quan sát và nhận xét độ cao của xét độ cao của các chữ cái: các chữ cái. ▪ Những chữ có độ cao 2,5 li: L, l, 12
  13. y, k, h, g, b. ▪ Những chữ còn lại có độ cao 1 li: u, ô, n, ê, a. - GV viết mẫu chữ Luôn trên phông kẻ - HS quan sát, lắng nghe. ô li (tiếp theo chữ mẫu). 4.3. Viết vào vở Luyện viết 2, tập một - GV yêu cầu HS viết chữ L cỡ vừa và - HS viết chữ L cỡ vừa và cỡ nhỏ vào cỡ nhỏ vào vở. vở. - GV yêu cầu HS viết cụm từ ứng dụng - HS viết cụm từ ứng dụng Luôn luôn Luôn luôn yêu kính ông bà. yêu kính ông bà. 13
  14. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ BÀI 13: YÊU KÍNH ÔNG BÀ BÀI ĐỌC 2: VẦNG TRĂNG CỦA NGOẠI (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: ▪ Đọc trôi chảy truyện (phát âm đúng: ngắt nghỉ đúng theo dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc 60 tiếng / phút). ▪ Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Câu chuyện nói về tình cảm của ông ngoại dành cho My và cu Bin cũng như tình cảm trong trẻo của hai chị em đối với ông ngoại. ▪ Biết đặt câu nói về tình cảm; dùng từ chỉ đặc điểm, nêu nhận xét. + Năng lực văn học: Nhận biết nội dung, mạch truyện. Biết bày tỏ sự yêu thích đối với nhân vật trong truyện. 2. Phẩm chất - Bồi dưỡng tình yêu thương, quý mến, kính trọng các thành viên trong gia đình. - Từ bài đọc, biết liên hệ bản thân, cố găng học tập để ông bà, bố mẹ vui lòng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. 14
  15. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn). IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu bài: Bài đọc Vầng trăng của ngoại sẽ cho các em hiểu về - HS lắng nghe. tình yêu thương mà ông ngoại dành cho hai chị em My và Bin cũng như tinh cảm của hai chị em dành cho ông ngoại. 2. HĐ 1: Đọc thành tiếng Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu bài Vầng trăng của ngoại. - HS đọc thầm theo. - GV tổ chức cho HS luyện đọc: - HS luyện đọc: 15
  16. + Đọc nối tiếp: GV chỉ định 2 HS đọc + 2 HS đọc nối tiếp nhau 2 đoạn của nối tiếp nhau 2 đoạn của bài. GV phát bài trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo. hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS. + Đọc nhóm 2: GV yêu cầu HS đọc - HS đọc theo nhóm 3. theo nhóm 2. + GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp - HS thi đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn bình chọn bạn đọc hay nhất. đọc hay nhất. + GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài. + 1 HS giỏi đọc lại toàn bài. 3. HĐ 2: Đọc hiểu Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện. Cách tiến hành: - GV mời 3 HS tiếp nối đọc 3 CH. - 3 HS tiếp nối đọc 3 CH. - GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại - Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả các CH, suy nghĩ, trả lời các CH. lời các CH. - HS trả lời CH trước lớp. - GV đặt CH và mời một số HS trả lời. - GV nhận xét, chốt đáp án: - HS lắng nghe. + Câu 1: Nghỉ hè, ba má cho chị em My về quê ở với ai? Trả lời: Nghỉ hè, ba má cho chị My về quê chơi với ông ngoại. + Câu 2: Hằng ngày, ba ông cháu làm gì? 16
  17. Trả lời: Hằng ngày, buổi sáng, ăn sáng xong, ba ông cháu ra vườn, quét lá rụng, vun gốc cây, tìm những trái cây chín vàng. Buổi tối, va ông cháu kê chõng tre ra sân, tìm các vì sao trên trời. + Câu 3: Quầng sáng My nhìn thấy khi tỉnh giấc là gì? Chọn ý đúng: a) Vầng trăng lọt vào nhà. b) Ánh trăng chiếu vào nhà. c) Ánh sáng từ chiếc đèn bàn của ông. Trả lời: Đáp án: c). 4. HĐ 3: Luyện tập Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Biết đặt câu nói về tình cảm; dùng từ chỉ đặc điểm, nêu nhận xét. Cách tiến hành: - GV mời 1 HS đọc to trước lớp YC - 1 HS đọc to trước lớp YC của 2 BT. của 2 BT. Cả lớp đọc thầm theo. - GV yêu cầu HS làm bài vào VBT. - HS làm bài vào VBT. - GV mời một số HS trình bày kết quả - Một số HS trình bày kết quả trước trước lớp. lớp. - GV nhận xét, gợi ý cách trả lời: - HS lắng nghe. + BT 1: Đặt một câu nói về tình cảm của ông với hai cháu thể hiện qua câu 17
  18. chuyện trên. VD: ▪ Ông ngoại rất quan tâm My và Bin. ▪ Tình cảm của My và Bin dành cho ông ngoại rất trong sáng. + BT 2: Dùng từ chỉ đặc điểm, nêu nhận xét về câu nói của bạn My: “Ngoại ơi, hóa ra đầy là vầng trăng của ngoại!”. VD: ▪ Câu nói của bạn My rất hay! ▪ Câu nói của bạn My rất trong sáng! ▪ Câu nói của bạn My rất dễ thương! - GV chiếu BT 3 lên bảng, mời 1 HS - 1 HS đọc nội dung BT 3 trước lớp: đọc nội dung BT 3 trước lớp. Dấu câu nào phù hợp với ô trống: dấu chấm hay dấu chấm hỏi? Trung mới vào lớp 1 nên chưa biết viết[] Em nhờ chị viết giúp lá thư thăm ông bà[] Chị viết xong, hỏi: - Em còn muốn thêm gì nữa không[] - Chị viết thêm cho em: Cháu xin lỗi ông bà vì chữ cháu còn xấu ạ. - GV mời 1 HS lên bảng làm BT, yêu - 1 HS lên bảng làm BT, các HS còn cầu các HS còn lại làm bài vào vở. lại làm bài vào vở. - GV mời một số HS nhận xét, trình - Một số HS nhận xét, trình bày bài 18
  19. bày bài làm của mình. làm của mình. - GV nhận xét, hướng dẫn HS xác định - HS nghe GV hướng dẫn, sửa bài. nội dung và chức năng của các câu cần điền dấu, chốt đáp án: Trung mới vào lớp 1 nên chưa biết viết. Em nhờ chị viết giúp lá thư thăm ông bà. Chị viết xong, hỏi: - Em còn muốn thêm gì nữa không? - Chị viết thêm cho em: Cháu xin lỗi ông bà vì chữ cháu còn xấu ạ. 19
  20. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ BÀI 13: YÊU KÍNH ÔNG BÀ LUYỆN NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN “VẦNG TRĂNG CỦA NGOẠI” (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: NL giao tiếp (chủ động, tự nhiên, tự tin khi nhập vai kể chuyện). - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: a) Rèn kĩ năng nói: ▪ Dựa vào trí nhớ và gợi ý, biết hợp tác cùng bạn (mỗi bạn một đoạn) kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện Vầng trăng của ngoại, sau đó kể được toàn bộ câu chuyện. ▪ Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ, động tác. b) Rèn kĩ năng nghe: Biết lắng nghe bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Có thể kế tiếp lời bạn. + Năng lực văn học: Bước đầu biết kể chuyện một cách mạch lạc, có cảm xúc. 2. Phẩm chất - Từ bài đọc, biết liên hệ bản thân, làm những điều có ích. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. 20
  21. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu: Trong tiết học hôm - HS lắng nghe. nay các em sẽ thực hành kể từng đoạn và kể toàn bộ câu chuyện Vầng trăng của ngoại. Chúng ta sẽ thi đua xem bạn nào nhớ nội dung câu chuyện, kế hay, biểu cảm. 2. Thực hành kể chuyện 2.1. HĐ 1: Kể từng đoạn của câu chuyện Vầng trăng của ngoại theo tranh Mục tiêu: Dựa vào trí nhớ và gợi ý, biết hợp tác cùng bạn (mỗi bạn một đoạn) kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện Vầng trăng của ngoại. Biết 21
  22. phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ, động tác. Cách tiến hành: - GV YC HS quan sát tranh, đọc CH - HS quan sát tranh, đọc CH gợi ý, gợi ý, thảo luận nhóm 4 để tập kể từng thảo luận nhóm 4 để tập kể từng đoạn đoạn của câu chuyện. của câu chuyện. - GV đến từng nhóm hỗ trợ HS. - HS thảo luận dưới sự hỗ trợ của GV. - GV mời một số HS ở một số nhóm - Một số HS kể nối tiếp trước lớp. Cả kể nối tiếp trước lớp, YC cả lớp lắng lớp lắng nghe, nhận xét. nghe, nhận xét cách kể chuyện của các bạn. - GV nhận xét, khen ngợi HS. - HS lắng nghe. 2.2. Kể lại toàn bộ câu chuyện Mục tiêu: Kể lại được toàn bộ câu chuyện Vầng trăng của ngoại. Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ, động tác. Cách tiến hành: - GV nêu YC của BT 2. - HS lắng nghe. - GV YC HS đọc lại câu chuyện, - HS đọc lại câu chuyện, chuẩn bị kể chuẩn bị kể toàn bộ câu chuyện trước chuyện trước lớp. lớp. - HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. - GV khuyến khích HS xung phong kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. GV mời một số HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. GV hỗ trợ HS khi cần thiết. 22
  23. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ BÀI 13: YÊU KÍNH ÔNG BÀ BÀI VIẾT 2: KỂ MỘT VIỆC ĐÃ LÀM THỂ HIỆN SỰ QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ: + Biết kể lại một việc đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà. + Viết đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một việc đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà. 2. Phẩm chất - Bồi dưỡng tình yêu thương, quý mến, kính trọng các thành viên trong gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. - VBT. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. 23
  24. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm). IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu: Bài học hôm nay giúp các em biết kể lại một việc đã làm thể - HS lắng nghe. hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà và viết được đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một việc đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà. 2. HĐ 1: Kể một việc đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà Mục tiêu: Biết kể lại một việc đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà. Cách tiến hành: - GV nêu YC của BT 1. - HS lắng nghe. - GV hướng dẫn HS đọc CH gợi ý. - HS lắng nghe, đọc gợi ý, suy nghĩ để kể về một việc đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà. - GV mời một số HS kể tại chỗ. - Một số HS kể tại chỗ. - GV nhận xét, khen ngợi HS. - HS lắng nghe. 24
  25. 3. HĐ 2: Dựa vào những điều vừa kể, viết đoạn văn (4 – 5 câu) về một việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà Mục tiêu: Viết được đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một việc đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà. Cách tiến hành: - GV mời 1 HS đọc và xác định YC - 1 HS đọc và xác định YC của BT 2 của BT 2 trước lớp. trước lớp. - GV YC HS làm việc cá nhân, viết - HS làm việc cá nhân, viết đoạn văn. đoạn văn. GV hỗ trợ HS khi cần thiết. - GV mời một số HS viết bài làm của - Một số HS viết bài làm của mình lên mình lên bảng. bảng. - GV mời một số HS khác nhận xét bài - Một số HS khác nhận xét bài của của bạn. bạn. - GV nhận xét, sửa bài, chốt đáp án. - HS lắng nghe, sửa bài. 25
  26. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ BÀI 13: YÊU KÍNH ÔNG BÀ GÓC SÁNG TẠO: QUÀ TẶNG ÔNG BÀ (hơn 55 phút) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Làm được một sản phẩm có tính sáng tạo để tự giới thiệu và tặng ông bà. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: Tạo lập văn bản đa phương thức: làm một tấm thiếp, trang trí bằng ảnh hoặc tranh vẽ ông bà, sản phẩm thủ công, rồi viết lời tặng, lời chúc gắn vào sản phẩm. + Năng lực văn học: Biết cách sử dụng ngôn từ để viết lời tặng, lời chúc. Cảm nhận được cái hay, cái đẹp để bình chọn những sản phẩm đẹp, lời viết hay. 2. Phẩm chất - Bồi dưỡng tình yêu thương, quý mến, kính trọng với ông bà. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. - Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC 26
  27. - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - HS lắng nghe. - GV giới thiệu MĐYC của bài học. 2. HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học Mục tiêu: Hiểu được yêu cầu của bài học. Cách tiến hành: - GV mời 3 HS đọc YC của 3 BT. - 3 HS đọc YC của 3 BT. - GV hướng dẫn HS: - HS lắng nghe. + Với BT 1, các em hãy làm một món quà tặng ông bà. + Với BT 2, sau khi đã làm xong quà tặng ông bà, các tổ bình chọn ra sản phẩm đẹp nhất để chuẩn bị giới thiệu trước lớp. + Với BT 3, các tổ giới thiệu sản phẩm của tổ mình, sau đó cho cả lớp bình 27
  28. chọn. 3. HĐ 2: Làm bài Mục tiêu: Hoàn thành BT. Cách tiến hành: - GV YC HS làm quà tặng ông bà, sau đó các tổ chọn sản phẩm. - HS làm quà tặng ông bà. Sau đó các - GV đến từng bàn, hướng dẫn và giúp tổ chọn sản phẩm. đỡ HS. 4. HĐ 3: Bình chọn và giới thiệu sản phẩm trước lớp Mục tiêu: Tự tin giới thiệu sản phẩm trước lớp, bình chọn sản phẩm. Cách tiến hành: - GV yêu cầu các tổ lên bảng giới thiệu về sản phẩm của tổ mình. - Các tổ lên bảng, giới thiệu về sản phẩm của tổ mình. - GV tổ chức cho cả lớp bình chọn sản phẩm đẹp nhất, có nội dung hay nhất. - Cả lớp bình chọn. - GV nhận xét, khen ngợi HS, khuyến - HS lắng nghe. khích các em mang món quà về tặng ông bà. 28
  29. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ BÀI 13: YÊU KÍNH ÔNG BÀ TỰ ĐÁNH GIÁ (15 phút) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Biết tự đánh giá theo các đề mục đã cho sẵn. - Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ: Biết đánh dấu vào bảng để tự đánh giá những điều HS đã biết, đã làm được sau Bài 12, Bài 13. 2. Phẩm chất - Rút ra được những bài học cho bản thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. - Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 29
  30. 1. Giao nhiệm vụ cho HS Mục tiêu: HS tiếp nhận nhiệm vụ, tự đánh giá những gì đã biết và làm được Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS đọc bảng tự đánh giá: Bảng tự - HS lắng nghe. đánh giá gồm 2 cột: nội dung 2 cột có quan hệ với nhau theo từng cặp. - HS hoàn thành bảng tự - GV yêu cầu HS hoàn thành bảng tự đánh giá. đánh giá. 2. Tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ Mục tiêu: HS thực hiện nhiệm vụ, tự đánh giá những gì đã biết và làm được. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đánh dấu dấu + / – (hoặc các dấu v) vào các dòng thích hợp trong bảng tự đánh giá ở - HS HS đánh dấu vào các VBT (hoặc phiếu học tập). dòng thích hợp trong bảng tự đánh giá ở VBT. - GV theo dõi, hướng dẫn đánh dấu. - HS làm BT. 3. Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Mục tiêu: Báo cáo kết quả và rút kinh nghiệm cho những bài học sau. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS để trang VBT đã đánh dấu tên lên mặt bàn. - HS để trang VBT đã đánh dấu tên lên mặt bàn. - GV dùng máy chiếu qua đầu (overhead) chiếu kết quả làm bài của 1, 2 HS; nhận xét, biểu dương HS. - HS quan sát, lắng nghe. 30