Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 3

docx 36 trang thuytrong 19/10/2022 5300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtbai_giang_tieng_viet_2_canh_dieu_tuan_3.docx

Nội dung text: Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 3

  1. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON BÀI 3: BẠN BÈ CỦA EM CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: CHƠI BÁN HÀNG (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Nhận biết nội dung chủ điểm. - Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: ▪ Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ; nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. ▪ Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải cuối bài (cười như nắc nẻ, bùi, bãi). Hiểu trò chơi bán hàng và tình bạn đẹp giữa hai bạn nhỏ. ▪ Tìm được các từ ngữ chỉ sự vật (người, vật, thời gian). Giới thiệu được các hình ảnh trong bài thơ theo mẫu: Ai là gì? Cái gì là gì?. + Năng lực văn học: Nhận biết một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp. 2. Phẩm chất - Biết liên hệ với thực tế (tình bạn, các hoạt động và trò chơi của thiếu nhi). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên
  2. - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. - Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn). IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - 1 HS đọc YC của BT 1, 2. Cả lớp đọc - GV mời 1 HS đọc YC của BT 1, 2. thầm theo. - GV yêu cầu cả lớp suy nghĩ, tiếp nối - Cả lớp suy nghĩ, tiếp nối nhau trả lời nhau trả lời CH. câu hỏi. - GV yêu cầu HS quan sát tranh phần - HS quan sát tranh, nêu hiểu biết. Chia sẻ, nêu hiểu biết về các trò chơi trong tranh.
  3. BÀI ĐỌC 1: CHƠI BÁN HÀNG 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu: Mở đầu chủ điểm Bạn bè của em, các em sẽ làm quen với bài
  4. thơ Chơi bán hàng nói về một trò chơi quen thuộc của trẻ em. Các em cùng - HS lắng nghe. đọc xem bài thơ có gì thú vị nhé. 2. HĐ 1: Đọc thành tiếng Mục tiêu: Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ; nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu bài thơ (giọng vui, nhẹ nhàng). GV đọc xong, mời 3 HS nối tiếp nhau đọc lời giải nghĩa 3 từ ngữ: cười như nắc nẻ, bùi, bãi. - HS đọc thầm theo. GV đọc xong, 3 - GV tổ chức cho HS đọc tiếp nối các HS nối tiếp nhau đọc lời giải nghĩa 3 khổ thơ. Sau đó, GV yêu cầu cả lớp từ ngữ, cả lớp đọc thầm theo. đọc đồng thanh bài thơ. 3. HĐ 2: Đọc hiểu - Một số HS đọc nối tiếp các khổ thơ. Mục tiêu: Hiểu nghĩa của các từ ngữ Sau đó, cả lớp đọc đồng thanh bài thơ. được chú giải cuối bài (cười như nắc nẻ, bùi, bãi). Hiểu trò chơi bán hàng và tình bạn đẹp giữa hai bạn nhỏ. Cách tiến hành:
  5. - GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 CH trong SGK. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, - 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 CH trong trả lời từng CH. SGK. - GV mời một số cặp HS làm mẫu: - HS thảo luận nhóm đôi, trả lời từng thực hành hỏi – đáp trước lớp CH 1. CH. - Một số cặp HS làm mẫu: thực hành hỏi – đáp trước lớp: + Câu 1: Đọc khổ thơ 1 và cho biết: a) HS 1: Hương và Thảo chơi trò chơi gì? HS 2: Hương và Thảo chơi trò chơi bán hàng. b) HS 1: Hàng để hai bạn mua bán là gì? HS 2: Hàng để hai bạn mua bán là một củ khoai lang đã luộc. c) HS 1: Ai là người bán? Ai là người mua? - GV mời các cặp HS khác thực hiện HS 2: Hương là người bán. Thảo là tương tự với các CH 2, 3, 4. người mua. - GV nhận xét, chốt đáp án: - Các cặp HS khác thực hiện tương tự + Câu 2: Bạn Thảo mua khoai bằng với các CH 2, 3, 4.
  6. gì? - HS lắng nghe. Trả lời: Thảo mua khoia bằng một chiếc lá rơi. + Câu 3: Trò chơi của hai bạn kết thúc thế nào? Trả lời: Mua bán xong, Thảo bẻ đôi củ khoai mời người bán Hương ăn chung. + Câu 4: Theo bạn, khổ thơ cuối nói lên điều gì? Trả lời: Khổ thơ cuối khen khoai ngọt bùi, khen tình bạn giữa Hương và Thảo. 4. HĐ 3: Luyện tập Mục tiêu: Tìm được các từ ngữ chỉ sự vật (người, vật, thời gian). Giới thiệu được các hình ảnh trong bài thơ theo mẫu: Ai là gì? Cái gì là gì?. Cách tiến hành: 4.1. Giúp HS hiểu YC của BT - GV mời 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung 2 BT. - GV hướng dẫn HS: - 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung 2 + Đối với BT 1, các em hãy xếp các từ BT.
  7. ngữ ở các quả lê vào các giỏ chỉ người, - HS lắng nghe. chỉ vật hoặc chỉ thời gian sao cho phù hợp. + Đối với BT 2, các em nói về hình ảnh minh họa bài thơ theo mẫu đã cho. - GV yêu cầu HS đọc thầm 2 BT, làm bài vào VBT. 4.2. HS báo cáo kết quả - HS đọc thầm 2 BT, làm bài vào VBT. - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, sau đó chốt đáp án: + Đối với BT 1, GV mời một số HS - Một số HS trình bày kết quả trước lên bảng hoàn thành BT. lớp và nghe GV chốt đáp án: + Đối với BT 2, GV tổ chức cho HS + BT 1: báo cáo kết quả theo hình thức phỏng a) Từ ngữ chỉ người: Thảo, Hương, vấn, một HS hỏi, một HS trả lời. người bán. b) Từ ngữ chỉ vật: khoai lang, tiền, lá, đất, nhà. c) Từ ngữ chỉ thời gian: chiều, mùa đông. + BT 2: Từng cặp HS: 1 HS đọc câu văn dở dang, 1 HS nói tiếp để hoàn thành câu: HS 1: Đây là bạn Hương. Bạn Hương là
  8. HS 2: Bạn Hương là người bán hàng. HS 2: Đây là bạn Thảo. Bạn Thảo là HS 1: Bạn Thảo là người mua hàng. HS 1: Đây là chiếc lá. Chiếc lá là HS 2: Chiếc lá là tiền mua khoai lang.
  9. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON BÀI 3: BẠN BÈ CỦA EM BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: ▪ Chép lại chính xác bài thơ Ếch con và bạn (40 chữ). Qua bài chép, củng cố cách trình bày một bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô li. ▪ Nhớ quy tắc chính tả g / gh; làm đúng BT điền chữ g hoặc gh. ▪ Viết đúng 10 chữ cái (từ p đến y) theo tên chữ cái. Học thuộc bảng chữ cái 29 chữ. ▪ Biết viết chữ cái B viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Bạn bè giúp đỡ nhau cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định. + Năng lực văn học: Cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong những câu thơ vui. 2. Phẩm chất - Rèn tính kiên nhẫn, cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên
  10. - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. - Bảng lớp, slide viết bài thơ HS cần chép và bảng chữ cái (BT 3). - Bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ ở BT 3. - Phần mềm hướng dẫn viết chữ B. - Mẫu chữ cái B viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li. 2. Đối với học sinh - SGK. - Vở Luyện viết 2. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ lớp. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV nêu MĐYC của bài học. - HS lắng nghe. 2. HĐ 1: Tập chép Mục tiêu: Chép lại chính xác bài thơ Ếch con và bạn (40 chữ). Qua bài chép, củng cố cách trình bày một bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô li.
  11. Cách tiến hành: 2.1. Chuẩn bị - GV nêu YC, đọc trên bảng bài thơ HS cần chép. Sau đó, GV mời 1 HS - HS đọc bài thơ cần chép. đọc lại, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo. - GV hướng dẫn HS nhận xét: + Tên bài Ếch con và bạn được viết ở - HS nghe GV hướng dẫn, nhận xét về vị trí nào? (Giữa trang vở). bài thơ sắp chép. + Bài có mấy dòng thơ? (8 dòng). Mỗi dòng có mấy chữ? (5 chữ). Chữ đầu câu viết như thế nào? (Viết hoa). - GV nhắc HS chú ý viết đúng các từ - HS chú ý các từ ngữ khó. ngữ khó, VD: xuống nước, xoe tròn, reo lên, lẳng lặng, giống nhau, 2.2. GV yêu cầu HS chép bài vào vở - HS chép bài vào vở Luyện viết. Luyện viết. GV theo dõi, uốn nắn. 2.3. Chữa bài: - GV yêu cầu HS tự chữa lỗi bằng bút - HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở chì ra lề vở hoặc vào cuối bài chép. hoặc vào cuối bài chép. - GV đánh giá 5 – 7 bài, nhận xét từng - HS lắng nghe. bài về nội dung, chữ viết, cách trình bày. 3. HĐ 2: Điền chữ: g hoặc gh (BT 2) Mục tiêu: Nhớ quy tắc chính tả g / gh; làm đúng BT điền chữ g hoặc gh.
  12. Cách tiến hành: - GV nêu YC của BT, mời 1 HS nhắc lại quy tắc chính tả g và gh. - HS lắng nghe GV nêu YC của BT. 1 - GV yêu cầu cả lớp làm bài vào vở HS nhắc lại quy tắc chính tả g và gh: Luyện viết. GV mời 1 HS lên bảng làm gh + e, ê, i; g + a, o, ô, ơ, u, ư. BT. - Cả lớp làm bài vào vở Luyện viết. 1 - GV và cả lớp nhận xét bài làm của HS lên bảng làm BT. bạn, chốt đáp án: gà trống – tiếng gáy - Cả lớp nhận xét và chốt đáp án cùng – ghi nhớ – cái gối. GV. 4. HĐ 3: Viết vào vở những chữ cái còn thiếu trong bảng chữ cái (BT 3) Mục tiêu: Viết đúng 10 chữ cái (ừ p đến y) theo tên chữ cái. Học thuộc bảng chữ cái 29 chữ. Cách tiến hành: - GV nêu YC: HS đọc trong vở Luyện viết 2 các tên chữ cái ở cột 3, viết vào - HS đọc trong vở Luyện viết 2 các tên cột 2 những chữ cái tương ứng. chữ cái ở cột 3, viết vào cột 2 những chữ cái tương ứng. - GV chiếu BT lên bảng, mời 2 HS lên
  13. bảng hoàn thành BT, yêu cầu các HS - 2 HS lên bảng hoàn thành BT. Các còn lại làm bài vào vở Luyện viết 2. HS còn lại làm bài vào vở Luyện viết - GV sửa bài, chốt đáp án: 10 chữ cái 2. cuối cùng trong bảng chữ cái: p, q, r, s, - HS lắng nghe, sửa bài. t, u, ư, v, x, y. - GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh lại các chữ cái vừa viết. - Cả lớp đọc đồng thành lại các chữ cái 5. HĐ 4: Viết chữ B hoa vừa viết. Mục tiêu: Biết viết chữ cái B viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Bạn bè giúp đỡ nhau cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định. Cách tiến hành: 5.1. Quan sát và nhận xét - GV chỉ chữ mẫu trong khung chữ, hỏi HS: Chữ B hoa cao mấy li, viết - HS nghe GV hỏi, trả lời. trên mấy đường kẻ ngang (ĐKN)? Được viết bởi mấy nét? - GV chốt đáp án: Chữ B hoa cao 5 li, viết trên 6 ĐKN. Được viết bởi 2 nét. - HS lắng nghe. - GV chỉ mẫu chữ, miêu tả:
  14. + Nét 1: Gần giống nét móc ngược trái nhưng phía trên hơi lượn sang phải, - HS quan sát, lắng nghe. đầu móc cong vào phía trong. + Nét 2: Kết hợp của 2 nét cơ bản (cong trên và cong phải) nối liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ. - GV chỉ dẫn HS viết: + Nét 1: Đặt bút trên ĐK 6, hơi lượn bút sang trái viết nét móc ngược trái - HS lắng nghe. (đầu móc cong vào phía trong); dừng bút trên ĐK 2. + Nét 2: Từ điểm dừng của nét 1, lia bút lên ĐK 5 (bên trái nét móc) viết tiếp nét cong trên và cong phải liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ gần giữa thân chữ (dưới ĐK 4); dừng bút ở khoảng giữa ĐK 2 và ĐK 3. Chú ý: Nét cong cần lượn đều và cân đối, nửa cong dưới vòng sang bên phải rộng hơn nửa cong trên. - GV viết mẫu chữ B hoa cỡ vừa (5 dòng kẻ li) trên bảng lớp; kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi. - HS quan sát, lắng nghe. 5.2. GV yêu cầu HS viết chữ B hoa vào vở Luyện viết 2. 5.3. Viết câu ứng dụng
  15. - GV cho HS đọc câu ứng dụng: Bạn - HS viết chữ B hoa vào vở Luyện viết bè giúp đỡ nhau. 2. - GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: + Độ cao của các chữ cái: Chữ B hoa (cỡ nhỏ) và b, g, h cao mấy li? Chữ p, - HS quan sát và nhận xét: đ cao mấy li? Những chữ còn lại (a, n, + Độ cao của các chữ cái: Chữ B hoa e, i, u, ơ, u) cao mấy li? (cỡ nhỏ) và b, g, h cao 2,5 li. Chữ p, đ + Cách đặt dấu thanh. cao 2 li. Những chữ còn lại cao 1 li. - GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng + Cách đặt dấu thanh: Dấu nặng đặt trong vở Luyện viết. dưới chữ a. Dấu huyền đặt trên chữ e. - GV chấm nhanh 5 – 7 bài, nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. - HS lắng nghe.
  16. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON BÀI 3: BẠN BÈ CỦA EM BÀI ĐỌC 2: MÍT LÀM THƠ (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: ▪ Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu gạch ngang, ngắt nhịp các câu thơ hợp lí. Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật (Mít, Hoa Giấy). ▪ Hiểu nghĩa của từ ngữ được chú giải cuối bài. Hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện: Vì yêu bạn bè, Mít tập là thơ tặng các bạn. Nhưng Mít mới học làm thơ nên thơ của Mít còn vụng về, khiến các bạn hiểu lầm. + Năng lực văn học: ▪ Cảm nhận được tính hài hước của câu chuyện qua những vần thơ ngộ nghĩnh của Mít và sự hiểu lầm của bạn bè. Yê thích tính cách ngộ nghĩnh, đáng yêu của nhận vật. ▪ Bước đầu hiểu thế nào là vần thơ. Biết tìm các tiếng bắt vần với nhau. 3. Phẩm chất
  17. - Câu chuyện vui này khuyên chúng ta nên thông cảm với bạn, tha thứ cho sự vụng về của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn). IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu bài: Hôm nay các em - HS lắng nghe. sẽ đọc một đoạn trích trong một truyện nổi tiếng thế giới mà trẻ em rất yêu thích – Những cuộc phiêu lưu của Mít và các bạn của Nô-xốp, một nhà văn người Nga. Đoạn truyện vui này kể về
  18. ham thích làm thơ của bạn Mít. Các em cùng đọc truyện để biết: Mít là một cậu bé như thế nào? Cậu học làm thơ ra sao? Cậu đã viết những câu thơ tặng bạn như thế nào và cá bạn đã phản ứng ra sao? 2. HĐ 1: Đọc thành tiếng Mục tiêu: Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu gạch ngang, ngắt nhịp các câu thơ hợp lí. Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật (Mít, Hoa Giấy). Cách tiến hành: - Cả lớp đọc thầm theo bài đọc khi GV - GV đọc mẫu bài đọc (giọng nhí đọc. 4 HS nối tiếp nhau đọc lời giải nhảnh, nhẹ nhàng). GV đọc xong, mời nghĩa 4 từ ngữ. 4 HS nối tiếp nhau đọc lời giải nghĩa 4 từ ngữ: ngộ nghĩnh, thi sĩ, kỳ diệu, cá chuối. - 2 HS đọc tiếp nối 2 đoạn trong bài - GV mời 2 HS đọc tiếp nối 2 đoạn đọc. Cả lớp đọc thầm theo. trong bài đọc, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo. 3. HĐ 3: Đọc hiểu Mục tiêu: Hiểu nghĩa của từ ngữ được
  19. chú giải cuối bài. Hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện: Vì yêu bạn bè, Mít tập làm thơ tặng các bạn. Nhưng Mít mới học làm thơ nên thơ của Mít còn vụng về, khiến các bạn hiểu lầm. Câu chuyện vui này khuyên chúng ta nên thông cảm với bạn,tha thứ cho sự vụng về của bạn. - 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 CH trong Cách tiến hành: SGK: - GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 CH + Câu 1: Ai dạy Mít làm thơ? trong SGK. + Câu 2: Mít tặng Biết Tuốt câu thơ như thế nào? + Câu 3: Vì sao các bạn tỏ thái độ giận dỗi với Mít? + Câu 4: Hãy nói 1 – 2 câu để giúp Mít giải thích cho các bạn hiểu và không giận Mít. - HS trao đổi theo cặp, trả lời từng CH. - GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp, trả lời từng CH. - Một số cặp HS mẫu: thực hành hỏi đáp. - GV mời một số cặp HS làm mẫu: thực hành hỏi – đáp trước lớp. - HS lắng nghe GV nhận xét, chốt đáp án. - GV nhận xét, chốt đáp án:
  20. + Câu 1: Thi sĩ Hoa Giấy dạy Mít làm thơ. + Câu 2: Mít tặng Biết Tuốt câu thơ: Một hôm đi dạo qua dòng suối Biết Tuốt nhảy qua con cá chuối. + Câu 3: Các bạn tỏ thái độ giận dỗi Mít vì cho là Mít chế giễu họ. + Câu 4: Nói 1 – 2 câu để giúp Mít giải thích cho các bạn hiểu và không giận Mít. VD: ▪ Tớ mới tập làm thơ mà. Các cậu thông cảm nhé! ▪ Bỏ qua cho mình nhé. Mình rất quý các bạn mà. ▪ Mình mới tập làm thơ nên mới viết thế. Các cậu đừng giận nhé! 4. HĐ 3: Luyện tập Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản Cách tiến hành: - 2 HS đọc 2 BT phần Luyện tập: - GV mời 2 HS đọc 2 BT phần Luyện + BT 1: Theo lời Hoa Giấy, hai tiếng tập. bắt vần với nhau là hai tiếng như thế nào? + BT 2: Tìm những tiếng bắt vần với
  21. nhau trong câu thơ Mít tặng Biết Tuốt. - HS thảo luận nhóm đôi. - Một số HS trả lời CH trước lớp. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. - HS lắng nghe GV nhận xét, chốt đáp - GV mời một số HS trả lời CH. án. - GV nhận xét, chốt đáp án: + BT 1: Theo lời Hoa Giấy, hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có phần cuối giống nhau. + BT 2: Những tiếng vần với nhau trong câu thơ Mít tặng Biết Tuốt là: - HS tìm 1 tiếng cùng vần với tên suối – chuối. Đây là hai tiếng có vần mình. giống nhau hoàn toàn – vần uôi. - Một số HS trình bày trước lớp. VD: - GV YC thêm: Mỗi HS tìm 1 tiếng Loan – ngoan, Phương – thương, Hiền cùng vần với tên mình. – biển, Chiến – tiến - GV mời một số HS trình bày trước - HS lắng nghe. lớp. - GV nhận xét, khen ngợi HS.
  22. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON BÀI 3: BẠN BÈ CỦA EM LUYỆN NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN “MÍT LÀM THƠ” (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: NL giao tiếp (chủ động, tự nhiên, tự tin khi nhập vai kể chuyện). - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: a) Rèn kĩ năng nói: ▪ Dựa vào trí nhớ và gợi ý, biết hợp tác cùng bạn đọc phân vai, kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện Mít làm thơ. (Với những HS khá, giỏi, GV có thể thêm YC kể lại đoạn 2 của câu chuyện theo các vai: người dẫn chuyện, Mít, Biết Tuốt). ▪ Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. b) Rèn kĩ năng nghe: Biết lắng nghe bạn kế. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Có thể kế tiếp lời bạn. + Năng lực văn học: Bước đầu biết tưởng tượng và nói lại 1 câu nói, ý nghĩ của các nhân vật trong câu chuyện. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ (ham học hỏi), biết yêu thương, chia sẻ với bạn bè.
  23. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiêu: Trong tiết học hôm - HS lắng nghe. nay, các em sẽ thực hành kể từng đoạn câu chuyện Mít làm thơ dựa theo gợi ý. Chúng ta sẽ thi đua xem bạn nào, nhóm nào nhớ nội dung câu chuyện, kể hay, biểu cảm. 2. Thực hành kể chuyện 2.1. HĐ 1: Phân vai, đọc lại truyện
  24. Mít làm thơ (BT 1) Mục tiêu: Dựa vào trí nhớ và gợi ý, biết hợp tác cùng bạn đọc phân vai, kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện Mít làm thơ. Cách tiến hành: - GV mời 1 HS đọc YC của BT 1. - 1 HS đọc YC của BT 1: Phân vai, đọc lại truyện Mít làm thơ (các vai: người dẫn chuyện, Mít, Hoa Giấy, Biết - GV mời 1 nhóm 4 HS phân vai Tuốt). (người dẫn chuyện, Hoa Giấy, Mít, - 1 nhóm 4 HS phân vai đọc lại truyện Biết Tuốt) đọc lại truyện Mít làm thơ Mít làm thơ để cả lớp nhớ lại câu để cả lớp nhớ lại câu chuyện. chuyện. - GV mời 1 nhóm 4 HS khác đọc phân - 1 nhóm 4 HS khác đọc phân vai. vai. 2.2. HĐ 2: Kể lại một đoạn truyện em thích (BT 2) Mục tiêu: Biết kể lại một đoạn truyện yêu thích một cách tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. Cách tiến hành: a) Kể lại từng đoạn câu chuyện trong
  25. nhóm - GV mời 1 HS đọc trước lớp YC của - 1 HS đọc trước lớp YC của BT 2: BT 2, các gợi ý kể đoạn 1, kể đoạn 2. Kể lại các đoạn truyện em thích a) Đoạn 1: Mít là ai? Mít đến gặp thi sĩ Hoa Giấy là gì? Mít học được điều gì về thơ? b) Đoạn 2: Mít mời ai đến để tặng thơ? Mít tặng Biết Tuốt câu thơ thế nào? Vì sao các bạn giận Mít? - GV gắn chiếu lên bảng các gợi ý - HS quan sát. (như những điểm tựa) để HS kể từng đoạn câu chuyện. b) Thi kể lại từng đoạn câu chuyện trước lớp - GV mời lần lượt vài nhóm (mỗi - Lần lượt vài nhóm HS thi kể từng nhóm 2 HS) thi kể từng đoạn câu đoạn câu chuyện trước lớp. chuyện trước lớp. GV yêu cầu 1 HS kể đoạn 1, 1 HS kể đoạn 2. - Sau mỗi nhóm kể, GV và cả lớp vỗ - Cả lớp vỗ tay, động viên, nhận xét tay, động viên. GV và cả lớp nhận xét, các bạn kể các đoạn câu chuyện. khen ngợi những HS nhớ nội dung câu chuyện, phối hợp ăn ý, kể kịp lượt lời: lời kể linh hoạt, tự nhiên, biểu cảm. - GV mời thêm 1 hoặc 2 nhóm (mỗi - 1 – 2 nhóm hợp tác kể lại đoạn 2 của nhóm 4 HS khá, giỏi) hợp tác kể lại câu chuyện theo vai trước khi kết thúc
  26. đoạn 2 của câu chuyện theo vai trước tiết học. khi kết thúc tiết học. c) Cuối tiết, GV hướng dẫn cả lớp bình - Cả lớp bình chọn HS, nhóm HS kể chọn HS, nhóm HS kể chuyện hay, chuyện hay, hấp dẫn theo các tiêu chí hấp dẫn theo các tiêu chí: kể đúng nội GV hướng dẫn. dung / tiếp nối kịp lượt lời / tự nhiên, sinh động, biểu cảm. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON BÀI 3: BẠN BÈ CỦA EM BÀI VIẾT 2: VIẾT TÊN RIÊNG THEO THỨ TỰ TRONG BẢNG CHỮ CÁI (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ: + Biết đọc bản danh sách học sinh (DSHS) với giọng rõ ràng, rành mạch; ngắt nghỉ hợp lí sau từng cột, từng dòng. Nắm được thông tin cần thiết trong danh sách. Biêt tra tìm thông tin cần thiết. + Nhận biết tên chung, tên riêng. + Củng cố kĩ năng sắp xếp tên người (đầy đủ họ, tên) theo TT trong bảng chữ cái, chuẩn bị cho bài lập DSHS. 3. Phẩm chất
  27. - Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. - VBT. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm). IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài đọc Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu: Trong cuộc sống, các - HS lắng nghe. em không chỉ đọc và viết các bài văn, bài thơ mà còn học đọc, học viết tự thuật, mục lục, danh sách, thời khóa biểu, nội quy, Bài học hôm nay dạy các em biết đọc một bản DSHS, biết
  28. xếp tên các bạn ở tổ theo TT bảng chữ cái để chuẩn bị lập 1 DSHS đơn giản của tổ. 2. HĐ 1: Đọc DSHS Mục tiêu: Biết đọc bản DSHS với giọng rõ ràng, rành mạch; ngắt nghỉ hơi hợp lí sau từng cột, từng dòng. Nắm được thông tin cần thiết cần thiết trong danh sách. Biết tra tìm thông tin cần thiết. Cách tiến hành: - HS quan sát, lắng nghe. - GV chỉ bản DSHS, đặt CH và hướng dẫn: + Bản danh sách gồm những cột nào? (Bản danh sách gồm 5 cột: Số TT (1) – Họ và tên (2) – Nam, nữ (3) – Ngày sinh (4) – Nơi ở (5)). + Tên HS trong danh sách được xếp theo TT nào? (theo TT trong bảng chữ cái). + GV đọc mẫu bản DSHS theo hàng ngang (không đọc tên cột ở dòng 1): đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới; giọng rõ ràng, rành mạch; ngắt nghỉ hơi dài sau từng cột, từng dòng.
  29. VD: một // Nguyễn Việt Anh // nữ // mười lăm, / tháng hai,/ hai nghìn không trăm mười bốn // số 5 / phố Quang Trung. GV chú ý nghỉ hơi ngắn hơn giữa các cụm từ trong cùng cột. VD: 15/2/2014 hoặc số 5/ phố Quang Trung. - GV chỉ bảng danh sách cho HS đọc: - HS đọc bản DSHS. + GV mời một số HS tiếp nối nhau đọc từng dòng. GV lưu ý HS đọc đúng và rành mạch các chữ số ghi ngày, tháng, năm sinh; nơi ở + GV mời 2 HS đọc lại cả bài. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tra - HS nghe GV hướng dẫn, chơi trò tìm nội dung. GV hướng dẫn: chơi tra tìm nội dung. + HS 1 đọc số TT – HS 2 đọc đúng dòng nội dung của số TT đó. + Hoặc HS 1 nêu họ, tên 1 bạn trong DS, HS 2 nói nhanh ngày sinh, nơi ở của bạn đó 3. HĐ 2: Phân biệt tên chung, tên riêng Mục tiêu: Biết phân biệt tên chung, tên riêng.
  30. Cách tiến hành: - GV nêu YC của BT, mời từng cặp - Từng cặp HS đọc tiếp nối. HS đọc tiếp nối các từ ở dòng thứ hai của cột 1 và cột 2: một HS đọc dòng thứ hai của cột 1; một HS đọc dòng thứ hai cột 2. - GV yêu cầu cả lớp đọc lại theo TT trên, trả lời CH: Cách viết các từ ở - Cả lớp đọc lại theo TT GV đã hướng nhóm 1 và nhóm 2 khác nhau như thế dẫn, trả lời câu hỏi. nào? Vì sao? - GV nhận xét, chốt đáp án: - HS lắng nghe. + Nhóm 1 là nhóm ghi các tên chung, không viết hoa. + Nhóm 2 là nhóm ghi các tên riêng, phải viết hoa. - HS lắng nghe, ghi nhớ nội dung. - GV nhắc HS ghi nhớ nội dung trên. 4. HĐ 3: Viết tên riêng HS trong tổ, xếp tên theo TT trong bảng chữ cái (BT 3) Mục tiêu: Biết viết tên riêng HS trong tổ, xếp tên theo TT trong bảng chữ cái. Cách tiến hành: - GV nêu YC của BT, nhắc HS viết - HS lắng nghe. đầy đủ họ tên, tên 5 bạn trong tổ, xếp
  31. tên theo đúng TT trong bảng chữ cái. - GV yêu cầu HS làm bài vào VBT. - HS hoàn thành BT vào VBT. - GV chấm và chữa một số bài của HS. - HS lắng nghe GV chữa bài, nhận xét.
  32. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON BÀI 3: BẠN BÈ CỦA EM TỰ ĐỌC SÁCH BÁO: ĐỌC SÁCH BÁO VIẾT VỀ TÌNH BẠN (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: ▪ Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn sách báo mình mang đến lớp. ▪ Đọc trôi chảy, to, rõ cho các bạn nghe sách báo vừa đọc, tốc độ đọc phù hợp với lớp 2. Hiểu nội dung câu chuyện. + Năng lực văn học: ▪ Nhận biết được văn bản truyện, thơ. ▪ Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp. 3. Phẩm chất - Biết liên hệ nội dung bài với hoạt động học tập, lao động, rèn luyện của bản thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh
  33. - SGK. - Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV nêu MĐYC của bài học. - HS lắng nghe. 2. HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học Mục tiêu: Nắm được YC của bài học. Cách tiến hành: - GV mời 1 HS đọc YC 1. - 1 HS đọc YC 1. - Sau khi HS 1 đọc xong YC 1, GV - HS bày trước mặt sách báo viết về kiểm tra sự chuẩn bị của HS: YC mỗi bạn bè, có thể là sách báo viết về nội HS bày trước mặt sách báo các em dung khác nếu HS chưa chọn được mang đến lớp, có thể là sách báo viết sách báo đúng chủ điểm. về bạn bè, có thể là sách báo viết về nội dung khác nếu HS chưa chọn được
  34. sách báo đúng chủ điểm. - GV mời một số HS giới thiệu (làm - HS nghe GV hướng dẫn, giới thiệu mẫu) với các bạn quyển truyện của với các bạn quyển truyện của mình. mình: tên truyện, tên tác giả, tên NXB. GV VD: Tôi giới thiệu với các bạn cuốn Truyện đọc lớp 2, NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. / Tôi giới thiệu với các bạn cuốn Những ngôi sao trên bầu trời thành phố của tác giả Nguyễn Phan Quế Mai, NXB Kim Đồng. Cuốn sách này có nhiều câu chuyện rất hấp dẫn - GV mời HS 2 đọc YC 2, sau đó tra - HS đọc YC 2, sau đó tra mục lục mục lục quyển sách mình mang đến quyển sách mình mang đến lớp, tìm 1 lớp, tìm 1 truyện (hoặc một bài thơ) để truyện (hoặc một bài thơ) để đọc; nói đọc; nói với thầy, cô em đã chọn được với thầy, cô em đã chọn được truyện truyện nào, ở trang nào. nào, ở trang nào. - GV nhắc HS: Nếu không mang sách - HS lắng nghe, những HS không đến lớp, các em có thể đọc truyện Sinh mang sách đến lớp đọc truyện Sinh nhật của Ma-ri-ca hoặc tìm đọc truyện nhật Ma-ri-ca. trong thư viện mini của lớp. Khi đọc sách, các em nên viết vào vở hoặc Phiếu đọc sách vài câu về nhân vật hoặc câu thơ mình yêu thích. - GV mời HS 3 đọc YC 3. GV: Khi - HS 3 đọc YC 3. Cả lớp thực hiện YC
  35. đọc sách, các em chú ý đọc kĩ một 3. đoạn truyện hoặc mẩu truyện em thích để tự tin đọc (hoặc kể) lại cho các bạn nghe. Các em có thể đổi sách cho các bạn để biết thêm một cuốn sách mới. 3. HĐ 2: Tự đọc sách Mục tiêu: HS tự đọc sách. Cách tiến hành: - GV bảo đảm yên tĩnh cho HS đọc. - HS đọc sách (đến hết tiết 1). GV đi tới từng bàn giúp HS chọn đoạn đọc. 4. HĐ 3: Đọc cho các bạn nghe Mục tiêu: Tự tin đọc truyện trước cả lớp. Đọc trôi chảy, to, rõ cho các bạn nghe sách báo vừa đọc, tốc độ đọc phù hợp. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc cho bạn cùng - HS đọc truyện cho bạn cùng nhóm nhóm nghe. nghe. - GV mời một số HS đứng trước lớp - Một số HS đọc trước lớp. (hướng về các bạn), đọc lại to, rõ những gì vừa đọc. - HS đọc xong, GV tổ chức cho cả lớp - Cả lớp thảo luận. đặt CH để hỏi thêm. GV hướng dẫn cả
  36. lớp hỏi: “Trong MLS của bạn còn có những câu chuyện nào hay?”, hoặc hỏi về nội dung câu chuyện Sinh nhật của Ma-ri-ca: “Bạn thấy cách thầy giáo và các bạn HS tổ chức sinh nhật cho Ma- ri-ca có gì hay?” hoặc: “Cách thầy giáo và lớp của Ma-ri-ca tổ chức sinh nhật cho một bạn HS có gì khác cách lớp chúng ta thường làm?”. - GV tổ chức cho HS bình chọn bạn đọc to, rõ, đọc hay, cung cấp những - Cả lớp và GV bình chọn. thông tin, mẩu truyện thú vị. - GV hướng dẫn HS thành lập các - HS thành lập các nhóm tự đọc sách nhóm tự đọc sách để trao đổi sách báo, để trao đổi sách báo, cùng đi thư viện, cùng đi thư viện, hỗ trợ nhau đọc sách. hỗ trợ nhau đọc sách. HS đăng kí đọc GV mời HS đăng kí đọc trước lớp trước lớp trong tiết học sau. trong tiết học sau.