Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 25

docx 27 trang thuytrong 19/10/2022 9401
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_giang_tieng_viet_2_canh_dieu_tuan_25.docx

Nội dung text: Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 25

  1. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / BÀI 25: THẾ GIỚI RỪNG XANH CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM (15 phút) - GV chỉ hình minh họa và giới thiệu chủ điểm mới: Thế giới rừng xanh – đây cũng là một chủ điểm nằm trong chủ đề Em yêu thiên nhiên. Với chủ điểm này, các em sẽ biết thêm nhiều bài đọc, có thêm nhiều hiểu biết về những loài thú hoang dã sống trong rừng xanh. Các em hãy quan sát tranh minh họa, thảo luận theo nhómvà nói tên các động vật hoang dã trong tranh; xếp các con vật vào nhóm thích hợp. - GV yêu cầu từng cặp HS quan sát tranh, trao đổi và trả lời câu hỏi. - GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả thảo luận: + Bài tập 1: Tên các con vật: (1) Sóc (7) Gấu (2) Ngựa vằn (8) Hổ (3) Tê giác (9) Nai (4) Voi (10) Rắn (5) Cáo (11) Cá sấu (6) Khỉ (12) Thỏ + Bài tập 2: Xếp các con vật trên vào nhóm thích hợp: a. Con vật dữ, nguy hiểm: hổ, tê giác, voi, gấu, rắn, cá sấu, cáo. b. Con vật hiền, không nguy hiểm: thỏ, sóc, ngựa vằn, khỉ, nai.
  2. BÀI ĐỌC 1: SƯ TỬ XUẤT QUÂN (1,5 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Đọc trôi chảy bài đọc, phát âm đúng các từ ngữ. Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí, tự nhiên giữa các dòng thơ lục bát. Biết đọc bài thơ với giọng sôi nổi, hào hứng, thể hiện sự sáng tạo, thông minh của vua sư tử và khí thế chuẩn bị xuất quân. - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: xuất quân, thần dân, giao liên. Chọn được tên phù hợp với nội dung bài thơ. Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi vua sư tử biết nhìn người, giao việc để ai cũng có ích, ai cũng được lập công. - Biết được một số thành ngữ nói về đặc điểm của mỗi con vật qua bài tập, điền tên con vật vào chỗ trống để hoàn thành các thành ngữ. - Củng cố kĩ năng sử dụng dấu phẩy. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: • Củng cố hiểu biết về thơ lục bát. • Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp. 3. Phẩm chất - Hiểu biết về loài động vật hoang dã. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu. - Giáo án. 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  3. a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu bài học: Chủ điểm Thế giới rừng xanh sẽ giúp các - HS lắng nghe, tiếp thu. em có thêm hiểu biết về những loài thú hoang dã sống trong rừng xanh. Bài đọc Sư tử xuất quân nói về tài chỉ huy quân đội của vua sư tử - chúa tể rừng xanh. Bài học cũng giúp các em biết thêm một số thành ngữ nói về đặc điểm riêng biệt của một số con vật. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc thành tiếng a. Mục tiêu: HS đọc bài thơ Sư tử xuất quân SGK trang 56 . Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí, tự nhiên giữa các dòng thơ lục bát. Biết đọc bài thơ với giọng sôi nổi, hào hứng, thể hiện sự sáng tạo, thông minh của vua sư tử và khí thế chuẩn bị xuất quân. b. Cách tiến hành : - GV đọc mẫu bài thơ: đọc bài thơ với giọng sôi nổi, hào hứng, thể hiện sự sáng tạo, thông minh của vua sư tử và khí thế chuẩn bị xuất quân. - GV mời 1 HS đứng dậy đọc to lời giải nghĩa những từ ngữ khó - HS lắng nghe, đọc thầm theo. trong bài: xuất quân, thần dân, giao liên. - HS đọc phần giải nghĩa từ ngữ khó: + Xuất quân: đưa quân đi đánh giặc. + Thần dân: người dân ở nước có vua. + Giao liên: liên lạc. - GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 3 đoạn - HS đọc bài. thơ. + HS1 (Đoạn 1): từ đầu đến “lập công”. + HS2 (Đoạn 2): tiếp theo đến “tài tình”. +HS3 (Đoạn 3): đoạn còn lại. - HS luyện phát âm.
  4. - GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: tùy tài, xung phong, - HS luyện đọc. xuất quân, mưu kế. - GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 3 đoạn như đã phân công. - HS thi đọc trước lớp. - GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ). - HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc - GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài. thầm theo. Hoạt động 2: Đọc hiểu a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 57. b. Cách tiến hành: - HS đọc yêu cầu câu hỏi. - GV mời 3HS đứng dậy đọc tiếp nối nhau 3 câu hỏi: + HS1 (Câu 1): Sư tử giao việc cho thần dân với mong muốn như thế nào? + HS2 (Câu 2): Tìm ví dụ cho thấy sư tử giao việc rất phù hợp với đặc điểm của thần dân: M: Sư tử giao cho voi việc vận tải vì voi chở đồ đạc rất giỏi. + HS3 (Câu 3): Nếu được đặt tên khác cho câu chuyện, em sẽ đặt tên nào? a. Ông vua khôn ngoan. b. Nhìn người giao việc. c. Ai cũng có ích. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi. - HS thảo luận theo nhóm. - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận câu 1, 2. - HS trình bày câu 1,2: + Câu 1: Sư tử giao việc cho thần dân với mong muốn giao cho mỗi người một việc, phù hợp với khả năng của mình. Dù nhỏ, to, khỏe, yếu, ai cũng được tùy tài lập công.
  5. + Câu 2: Tìm ví dụ cho thấy sư tử giao việc rất phù hợp với đặc điểm của thần dân: • Sư tử giao cho việc gấu xung phong tấn công vì gấy to, khỏe dũng mãnh. • Sư tử giao chi khỉ việc lừa quân địch vì khỉ nhanh nhẹn, thông minh, thoắt ẩn, thoắt hiện. • Sư tử giao cho lừa phải thét to giữa trận để dọa quân địch vì lừa có tiếng thét như kèn. • Sư tử giao cho thỏ việc liên lạc vì thỏ phi nhanh như bay. - GV tổ chức cho HS tranh luận nhau câu hỏi 3. + GV hướng dẫn HS: Mỗi người có thể chọn các ý khác nhau. Các em cần tranh luận để bảo vệ ý kiến của mình, đồng thời thuyết phục bạn, làm sáng tỏ vấn đề. + GV chia HS thành 3 nhóm theo 3 gợi ý của SGK. Các nhóm sẽ dơ 3 tấm biến ghi a, b hoặc c. + GV yêu cầu các nhóm trao đổi trước lớp, lập luận để bảo vệ ý kiến của mình, phản bác ý kiến của nhóm bạn. - HS trình bày: + GV mời đại diện các nhóm trình bày ý kiến. + Ý kiến nhóm 1 (dơ biến a): Nhóm tôi thấy tên Ông vua khôn ngoan là đúng nhất vì tên ấy giới thiệu được nhân vật chính là sư tử và tài điều binh khiển tướng rất khôn ngoan, đáng khen ngợi của vua sư tử. + Ý kiến nhóm 2 (dơ biển b): Nhóm tôi chọn Nhìn người giao việc vì tên này mới nói được lời khuyên của bài thơ. Tên Ông vua khôn ngoan chưa làm rõ được lời khuyên này. + Ý kiến nhóm 3 (dơ biển c): Chọn Ai cũng có ích là đúng nhất vì nói được ý nghĩa của bài thơ, giúp mọi người có ý thức đi tìm ưu điểm của những người xung quanh.
  6. - HS lắng nghe, tiếp thu. - GV giải thích cho HS: Trong 3 tên các nhóm đã chọn, chọn tên nào cũng đúng, vì cả 3 tên đêu nêu được nội dung chính của bài thơ. Điều cần nhất là các em hiểu được ý nghĩa của mỗi cái tên và giải thích được vì sao chọn tên ấy. Chọn Ông vua khôn ngoan vì cái tên ấy giới thiệu được nhân vật chính là sư tử và sự khôn ngoan đáng khen ngợi của vua sư tử. Chọn Nhìn người giao việc hoặc Ai cũng có ích đều đúng vì các tên ấy nên lên được những bài học rút ra từ câu chuyện. - HS trả lời: Bài thơ giúp em hiểu được ai - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài thơ giúp em hiểu được điều gì? cũng có ích, phải biết nhìn người giao việc. - HS lắng nghe, tiếp thu. - GV chốt lại nội dung bài đọc: Mọi người và bạn bè xung quanh em ai cũng có khả năng riêng. Cần nhìn thấy ưu điểm trong mọi người để học hỏi, không được xem thường ai. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 57, 58. b. Cách tiến hành: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu câu hỏi 1: Ghép đúng: - HS đọc yêu cầu câu hỏi.
  7. - GV yêu cầu HS đọc thầm, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. - HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi. - GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi. - HS trả lời: a-2, b-1, c-4, d-3, e-6, g-5. - GV giải thích thêm cho HS: Nếu các em ghép “chậm như sên” cũng - HS lắng nghe, tiếp thu. có thể đươc. Nhưng vấn đề đặt ra là ghép như vậy sẽ thừa ra từ “yếu”, không biết ghép với tên con vật nào. - GV mời một HS đứng dậy đọc yêu cầu câu 2: Em cần đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu sau? - HS đọc yêu cầu câu hỏi. Hổ báo mai tê giác gấu ngựa gấu chó là những động vật quý hiểm, cần được bảo vệ. - GV chỉ hình các con vật, HS đọc tên các con vật dưới tranh. - HS quan sát tranh, đọc tên con vật. - GV hướng dẫn HS cần đọc tên tách bạch các con vật mới làm được - HS lắng nghe, thực hiện. đúng bài tập. - HS làm bài. - GV yêu cầu HS làm vào Vở bài tập. - HS trình bày: Hổ, báo mai tê, giác gấu, - GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả ngựa, gấu chó là những động vật quý hiểm, cần được bảo vệ. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Nghe – viết chính xác trích đoạn bài thơ Sư tử xuất quân (6 dòng thơ đầu, 46 chữ). Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày một bài thơ lục bát.
  8. - Làm đúng bài tập lựa chọn: Tìm, viết tên các con vật (sống trong rừng) bắt đầu bằng ch, tr; có thanh hỏi, thanh ngã. - Biết viết chữ V viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Viết đúng câu ứng dụng Vững như kiềng ba chân cỡ nhỏ, viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản. 3. Phẩm chất - Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu. - Giáo án. 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - HS lắng nghe, tiếp thu. - GV giới thiệu bài học: Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng Nghe – viết chính xác trích đoạn bài thơ Sư tử xuất quân (6 dòng thơ đầu, 46 chữ); Làm đúng bài tập lựa chọn; Biết viết chữ V viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Viết đúng câu ứng dụng Vững như kiềng ba chân cỡ nhỏ. Chúng ta cùng vào bài. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nghe – viết Sư tử xuất quân (6 dòng thơ đầu ) (Bài tập 1)
  9. a. Mục tiêu: HS đọc 6 dòng thơ đầu bài thơ Sư tử xuất quân, biết được nội dung của đoạn thơ; viết đoạn chính tả. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu: HS nghe GV đọc, viết lại 6 dòng thơ đầu bài thơ - HS lắng nghe. Sư tử xuất quân. - HS lắng nghe, đọc thầm theo. - GV đọc 6 dòng thơ đầu – thể thơ lục bát. - HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc - GV mời 1 HS đọc lại 6 dòng thơ đầu. thầm theo. - GV yêu cầu HS trả lời: 6 dòng thơ đầu bài thơ Sư tử xuất quân nói - HS trả lời: 6 dòng thơ đầu bài thơ Sư tử về nội dung gì? xuất quân nói về việc sư tử biết nhìn người - GV hướng dẫn thêm HS: Về hình thức, bài viết chính tả có 6 dòng giao việc. thơ lục bát (dòng trên 6 chữ, dòng dưới 8 chữ). Chữ đầu mỗi dòng - HS lắng nghe, thực hiện. thơ viết hoa. Dòng 6 lùi vào 2 ô tính từ lề vở. Dòng 8 lùi vào 1 ô. - GV nhắc HS đọc thầm lại các dòng thơ, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai: xuất quân, trổ tài, khỏe yếu, muôn loài, tùy tài, mưu kế, - HS lắng nghe, thực hiện. luận bàn. Viết đúng các dấu câu (dấu hai chấm, dấu phẩy). - GV yêu cầu HS gấp SGK, nghe GV đọc từng dòng thơ, viết vào vở Luyện viết 2. - HS viết bài. - GV đọc lại bài một lần nữa cho HS soát lại. - GV yêu cầu HS tự chữa lỗi, gạch chân từ ngữ viết sai, viết lại bằng - HS soát bài. bút chì từ ngữ đúng. - HS chữa lỗi. - GV đánh giá, chữa 5 -7 bài. Nhận xét bài về: nội dung, chữ viết, cách trình bày. Hoạt động 2: Tìm và viết tên các con vật bắt đầu bằng ch, tr; có thanh hỏi, thanh ngã (Bài tập 2) a. Mục tiêu: HS tìm tên và viết tên các con vật bắt đầu bằng chữ ch hoặc tr; có dâu hỏi hoặc dấu ngã. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu Bài tập 1, chọn cho HS làm Bài tập 1a: Tìm và viết tên các con vật bắt đầu bằng chữ ch hoặc tr. - GV yêu cầu HS quan sát tranh, nhận biết các con vật trong khu rừng - HS lắng nghe, đọc thầm theo. và viết lại đúng chính tả tên các con vật đó.
  10. - GV chỉ từng hình con vật, cả lớp đồng thanh đọc kết quả. - GV yêu cầu HS sửa bài theo đáp án đúng. Hoạt động 3: Viết chữ V hoa (Bài tập 3) - HS quan sát tranh. a. Mục tiêu: HS nhận biết quy trình viết chữ V hoa; viết chữ V hoa vào vở Luyện viết 2; viết câu ứng dụng Vững như kiềng ba chân. b. Cách tiến hành: * GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ viết hoa V: - GV chỉ chữ mẫu, hỏi HS: Chữ V hoa cao mấy li, có mấy ĐKN? Được viết bởi mấy nét? - GV chỉ chữ mẫu và miêu tả: - HS đọc kết quả: trâu rừng, trăn, chuột túi, chồn. + Nét 1: Là kết hợp của hai nét cơ bản: cong trái và thẳng ngang (giống ở đầu các chữ hoa H, I, K). + Nét 2: thẳng đứng (hơi lượn ở hai đầu). + Nét 3: Móc xuôi phải, lượn ở phía dưới. - GV chỉ dẫn cho HS và viết chữ V hoa trên bảng lớp: + Nét 1: Đặt bút trên ĐK 5, viết nét cong trái rồi lượn ngang; dừng bút trên ĐK 6. - HS trả lời: Chữ V hoa cao 5 li, có 6 ĐKN. + Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng đầu bút đi xuống Được viết bởi 3 nét. để viết nét trên thẳng đứng lượn ở hai đầu; đến ĐK 1 thì dừng lại. - HS quan sát, lắng nghe. + Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, chuyển hướng đầu bút lượn lên để viết tiếp nét móc xuôi phải; dừng bút ở ĐK 5. - GV yêu cầu HS viết chữ V hoa vào vở Luyện viết 2. * GV hướng dẫn HS viết câu ứng dụng: - GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng Vững như kiềng ba chân. - GV giải thích cho HS nghĩa của câu ứng dụng: Con người đã có quyết tâm thì dù bị người khác ngăn trở cũng sẽ vẫn vững vàng, không thay đổi quyết định của mình.
  11. - GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét câu ứng dụng: - HS quan sát trên bảng lớp. + Độ cao của các chữ cái: Chữ V hoa (cỡ nhỏ) và các chữ h, g, k, b cao 2.5 li. Những chữ còn lại (u, n, i, e, c, a, â) cao 1 li. + Cách đặt dấu thanh: dấu ngã trên chữ ư; dấu huyền đặt trên ê. - GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở Luyện viết 2. - GV đánh giá 5-7 bài. - HS viết bài. - HS đọc câu ứng dụng. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện. - HS viết câu ứng dụng
  12. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / BÀI ĐỌC 2: ĐỘNG VẬT “BẾ” CON THẾ NÀO? (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Đọc trôi chảy bài đọc; phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi đúng.
  13. - Hiểu nghĩa của các từ trong bài, nhận diện được các con vật. Cung cấp những thông tin mới mẻ, thú vị về cách một số loài động vật “bế con”. Hiểu động vật cũng rất yêu thương con. - Hoàn thành bảng tốt kết về cách các loài động vật “bế” con. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Yêu thích các hình ảnh đẹp, thú vị trong bài đọc. 3. Phẩm chất - Yêu quý, có ý thức bảo vệ các loài động vật II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu. - Giáo án. 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV chỉ tranh minh họa và giới thiệu bài học: Thế giới động vật hết - HS lắng nghe, tiếp thu. sức thú vị và có nhiều điều chúng ta chưa biết. Các em có bao giờ tự hỏi: Các loài động vật “bế” con như thế nào không?Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về điều đó. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc thành tiếng a. Mục tiêu: HS đọc bài Động vật “bế” con như thế nào? với giọng đọc thong thả, chậm, rãi. Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.
  14. b. Cách tiến hành : - GV đọc mẫu bài đọc: đọc thong thả, chậm, rãi. Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ. - HS lắng nghe, đọc thầm theo. - GV mời 1 HS đứng dậy đọc to lời giải nghĩa những từ ngữ khó trong bài: chuột túi, gấu túi. - HS đọc phần chú giải từ ngữ: + Chuột túi: tức kang-gu-ru, loài thú lớn có túi da trước bụng để nuôi con nhỏ. + Gấu túi: tức kô-ô-la, loài thú nhỏ có túi da trước bụng để nuôi con nhỏ. - GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 6 đoạn - HS luyện đọc. ttrong bài đọc (Đánh số từ 1 đến 6). - GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc - HS luyện phát âm. đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: ngoạm, sắc nhọn, địu, thoăn thoắt. - GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 6 đoạn như đã đánh số - HS luyện đọc. trong bài đọc. - HS thi đọc bài. - GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ). - HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc - GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài. thầm theo. Hoạt động 2: Đọc hiểu a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 60. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 câu hỏi phần Đọc hiểu: - HS đọc yêu cầu câu hỏi. + HS1 (Câu 1): Kể tên những con vật có cách tha con giống tha mồi? + HS2 (Câu 2): Những con vật nào cõng hoặc địu con bằng lưng, bằng chiếc túi da ở bụng. + HS3 (Câu 3): Những con vật nhỏ nào không được tha, “địu” hay cõng mà phải tự đi theo mẹ?
  15. - GV bổ sung câu hỏi 4: Con người giúp em bé di chuyển bằng những cách nào? - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả. - HS thảo luận theo nhóm. - HS trình bày: + Câu 1: Những con vật có cách tha con giống tha mồi: mèo, sư tử, hổ, báo, cá sấu. + Câu 2: Những con vật cõng hoặc địu con bằng lưng, bằng chiếc túi da ở bụng: thiên nga “cõng” con trên lưng; chuột túi, gấu túi địu con bằng những chiếc túi da ở bụng. + Câu 3: Những con vật nhỏ không được tha, “địu” hay cõng mà phải tự đi theo mẹ: ngựa con, hươu con, voi con, tê giác con. + Câu 4: Con người giúp em bé di chuyển bằng những cách: bế, cõng, địu, đẩy xe nôi, Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SKG trang 60, 61. b. Cách tiến hành: - HS đọc thầm yêu cầu câu hỏi. - GV yêu cầu HS đọc thầm yêu cầu câu hỏi phần Luyện tập: Dựa vào thông tin bài đọc, em hãy hoàn thành bảng sau: - HS thảo luận theo nhóm. - GV yêu cầu HS trao đổi nhóm, làm bài trên phiếu khổ to.
  16. - GV yêu cầu 1 HS thay mặt nhóm, gắn bài trên bảng lớp, báo cáo - HS trình bày kết quả thảo luận: kết quả. + Mèo, sư tử, hổ, báo bế con bằng cách ngoạm. Sử dụng bộ phận của cơ thể răng, miệng. + Cá sấu bế con bằng cách tha từng đúa con. Sử dụng bộ phận của cơ thể miệng. + Chuột túi, gấu túi bế con bằng cách địu. Sử dụng bộ phận của cơ thể túi da ở trước bụng. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài đọc cung cấp cho các em thông + Thiên nga, gấu túi bế con bằng cách cõng. tin gì? Giúp các em hiểu điều gì? Sử dụng bộ phận của cơ thể lưng. - GV giới thiệu kiến thức: Con người giúp em bé di chuyển bằng các - HS trả lời: Bài đọc cung cấp cho em hiểu bộ phận thuận lợi của cơ thể, giống như động vật: tay (bế), lưng rằng động vật cũng có những cách “bế” con (cõng). Nhưng khác với động vật, con người còn biết chế tạo ra các rất đặc biệt. đồ dùng để di chuyển em bé: làm cái địu để địu con, làm cái xe nôi để chở con đi. Con người rất thông minh và sáng tạo. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / LUYỆN NÓI VÀ NGHE: QUAN SÁT ĐỒ CHƠI HÌNH MỘT LOÀI VẬT (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Biết thực hành nói lời đề nghị, lời từ chối và đáp lại lời từ chối đúng tình huống. - Quan sát một đồ vật, đồ chơi hình một loài vậy (tranh, ảnh một loài vật). Ghi lại những điều đã quan sát. Nói lại được rõ ràng, mạnh dạn, tự tin những gì đã quan sát và ghi lại. Bài nói thể hiện tình cảm yêu quý các loài động vật. - Lắng nghe ý kiến của các bạn. Biết nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  17. - Năng lực riêng: Biết tự quan sát, cảm nhận về một đồ vật, đồ chơi hình loài vật (tranh ảnh, loài vật). 3. Phẩm chất - Yêu thích đồ chơi về loài vật. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu. - Giáo án. 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ thực hành lời đề nghị, lời từ chối và đáp lại lời từ chối đúng tình huống. Sau đó, các em sẽ tập quan sát một đồ vật, đồ chơi hình loài vật (tranh, - HS lắng nghe, tiếp thu. ảnh loài vật) em yêu thích. Ghi lại những điều đã quan sát. Nói lại được rõ ràng, mạnh dạn, tự tin những gì đã quan sát, ghi lại. Chúng ta sẽ xem hôm nay bạn nào là người nói được hay về đề bài đó. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Thực hành nói và đáp lại lời đề nghị, lờ từ chối (Bài tập 1) a. Mục tiêu: HS cùng bạn thực hành nói lời từ chối và đáp lại lời từ chối trong 3 tình huống. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 1: Cùng bạn thực hành nói lời từ chối và đáp lại lời từ chối trong các tình huống sau:
  18. a. Bạn rủ em hái hoa trong công viên. b. Bạn rủ em trêu chọc một con vật trong vườn thú. - HS đọc yêu cầu câu hỏi. c. Em rủ anh (chị) chơi trò ném thú bông trong nhà. - GV yêu cầu từng cặp HS thực hành nói lời từ chối và đáp lại lời từ chối. - GV mời một số cặp HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả trước lớp. - HS thảo luận theo nhóm. - HS trình bày: + a. Bạn rủ em hái hoa trong công viên. HS1: Chúng mình vào công viên hái hoa đi. HS2: Không được đâu, hoa của công viên là của chung, không được hái hoa đâu bạn. HS1: Bạn nói đúng đó. Mình quên mất. b. Bạn rủ em trêu chọc một con vật trong vườn thú. HS1: Chúng mình cùng hét thật to để dọa con khỉ này đi. HS2: Không được đâu, công viên có quy định không được trêu chọc, kích động loài thú. HS1: Mình nhớ rồi. c. Em rủ anh (chị) chơi trò ném thú bông trong nhà. HS1: Anh ơi, mình cùng chơi trò ném thú nhồi bông trong phòng đi? HS2: Không được đâu em, làm thế các con thú nhồi bông sẽ rách ngay. HS1: Ồ, thế thì không được anh nhỉ.
  19. Hoạt động 2: Quan sát đồ vật, đồ chơi hình một loài vật (tranh, ảnh) và ghi chép (Bài tập 2) a. Mục tiêu: HS mang đến lớp đồ vật, đồ chơi hình một loài vật (tranh, ảnh) loài vật em yêu thích; quan sát và ghi lại kết quả quan sát; nói lại với các bạn kết quả quan sát. - HS đọc yêu cầu câu hỏi. b. Cách tiến hành: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu của Bài tập 2 và các gợi ý nói về đồ chơi gấu bông: Quan sát: a. Mang đến lớp đồ vật, đồ chơi hình một loài vật (tranh, ảnh) loài vật em yêu thích. b. Quan sát và ghi lại kết quả quan sát. c. Nói lại với các bạn kết quả quan sát. - HS quan sát hình nói tên đồ vật: : đồ vật (gối ôm khỉ), đồ chơi (voi bông, chuột túi bằng bông, gấu bông, ngựa gỗ), ảnh (linh - GV chỉ hình, HS nói tên đồ vật, đồ chơi, tranh ảnh trong SGK dương, cáo đỏ). - HS lắng nghe, tiếp thu. - GV nhắc nhở HS: Bài tập yêu cầu các em quan sát và ghi lại kết quả quan sát đồ vật, đồ chơi (hoặc tranh, anh một loài động vật hoang dã, không phải vật nuôi trong nhà). - GV yêu cầu HS bày lên bàn những gì các em mang đến: đồ chơi (hoặc tranh, ảnh). GV nhắc HS nào không mang gì đến lớp sẽ chọn nói về một đồ vật, đồ chơi trong ảnh, trong SGK hoặc tranh, ảnh con vật thầy cô mang đến. - HS chuẩn bị đồ chơi: Tôi sẽ quan sát và ghi chép con gấu bông của tôi. / Tôi sẽ quan sát
  20. - GV yêu cầu một vài HS (cầm đồ vật, đồ chơi hoặc tranh, ảnh con ảnh ngựa vằn - một con thú hiền có bộ quần vật) tiếp nối nhau nói mình sẽ quan sát, ghi chép và nói về con vật áo sọc đen trắng. nào. - HS quan sát đồ vật. - GV yêu cầu HS quan sát đồ vật, đồ chơi một con vật, có thể hỏi - HS ghi vào vở. thêm GV về loài vật đó. - GV hướng dẫn HS ghi lại vào vở (theo cách gạch đầu dòng, không cần viết hoàn chỉnh câu) những điều mình quan sát được. - GV yêu cầu HS (dựa vào kết quả ghi chép, dàn ý) tiếp nối nhau giới - HS giới thiệu trước lớp. thiệu trước lớp kết |quả quan sát một đồ vật, đồ chơi (hoặc tranh, ảnh) một loài vật. - GV mời cả lớp vỗ tay cảm ơn sau phần trình bày của mỗi bạn. GV khen ngợi những HS quan sát tốt, có những ý mới, ý hay, diễn đạt trôi chảy.
  21. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / VIẾT VỀ ĐỒ CHƠI HÌNH MỘT LOÀI VẬT (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Dựa vào những gì đã quan sát được, nghe được, những gì đã học hỏi từ tiết học trước, HS viết được một đoạn văn rõ ràng, trôi chảy về đồ vật, đồ chơi hình loài vật (hoặc tranh ảnh loài vật). Trang trí đoạn viết bằng hoa lá, tranh tự vẽ, tranh cắt dán loài vật đó. - Đoạn viết thể hiện tình cảm yêu quý và ý thức bảo vệ các loài động vật. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Có ý thức thẩm mĩ viết và trình bày văn bản. 3. Phẩm chất - Yêu quý và có ý thức bảo vệ các loài động vật. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu. - Giáo án. 2. Đối với học sinh - SHS.
  22. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu bài học: Bài học ngày hôm nay các em sẽ dựa vào - HS lắng nghe, tiếp thu. những gì đã quan sát được, nghe được, những gì đã học hỏi từ tiết học trước; viết được một đoạn văn rõ ràng, trôi chảy về đồ vật, đồ chơi hình loài vật (hoặc tranh ảnh loài vật). Trang trí đoạn viết bằng hoa lá, tranh tự vẽ, tranh cắt dán loài vật đó. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Viết 4 -5 câu về đồ vật, đồ chơi hình một loài vật (hoặc tranh ảnh loài vật). Đặt tên cho đoạn văn a. Mục đích: Viết 4 -5 câu về đồ vật, đồ chơi hình một loài vật (hoặc tranh ảnh loài vật). Đặt tên cho đoạn văn. b. Cách tiến hành: * Chuẩn bị - GV mời 1 HS đọc yêu của bài tập; đọc mẫu viết về con ngựa gỗ chưa đầy đủ trong SGK: Dựa vào những điều đã quan sát và trao đổi với bạn ở tiết học trước, hãy viết 4 -5 câu về đồ vật, đồ chơi hình một loài vật (hoặc tranh ảnh loài vật). Đặt tên cho đoạn văn của em. - HS đọc yêu cầu câu hỏi. - GV khuyến khích HS khá, giỏi viết nhiều hơn 5 câu; cố gắng trang trí đoạn viết bằng hoa lá, tranh con vật em cắt dán hoặc tự vẽ; đặt tên cho đoạn viết.
  23. - GV mời 1 HS khá, giỏi làm mẫu: Nói em chọn viết về đồ vật, đồ chơi hình con vật (hoặc tranh ảnh con vật) nào. Nói lại những gì em đã quan sát và ghi chép về loài vật đó ở tiết học trước. - HS làm mẫu: +HS1: Tôi viết về chiếc gối ôm hình con khỉ. Chiếc gối dài, rất mềm và ấm áp. Mặt con khỉ rất buồn cười. Măt nó được làm bằng hai cúc áo màu đen, lưỡi nó thè ra tinh nghịch. Khi ngủ, tôi thích ôm chiếc gối hình con khỉ và tôi ngủ rất ngon. + HS 2: Tôi rất thích loài sóc. Đây là bức tranh tôi cắt dán một con sóc. Nó nhỏ bé và hiền lành. Lông nó màu xám, chiếc đuôi xù * GV yêu cầu HS viết đoạn văn vào Vở bài tập, trang trí đoạn viết. tuyệt đẹp. Đôi mat nó đen láy, tinh nhanh. - GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết. Tôi ước một ngày nào đó được đi vào rừng ngắm sóc chạy nhảy. - GV có chiếu đoạn viết của một vài HS lên bảng lớp cho cả lớp nhận xét. GV chữa bài (về chính tả, từ, câu), nhận xét về trình bày, trang trí; khen ngợi những đoạn viết hay trang trí và trình bày đẹp). - HS viết và đọc đoạn viết. - GV thu một số bài của HS về nhà chữa. - HS quan sát, lắng nghe, tự chữa bài của mình.
  24. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / TỰ ĐỌC SÁCH BÁO: ĐỌC SÁCH BÁO VIẾT VỀ LOÀI VẬT (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn sách bao mình mang đến lớp. - Đọc trôi chảy, to, rõ cho các bạn nghe những gì đã đọc. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: • Nhận diện được bài văn xuôi, thơ. • Biết ghi chép lại một số câu văn hay, hình ảnh đẹp; bày tỏ tình cảm với con vật, nhân vật trong sách báo. 3. Phẩm chất - Yêu quý và có ý thức bảo vệ các loài động vật. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu. - Giáo án. 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  25. a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - HS lắng nghe, tiếp thu. - GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ mang đển lớp sách báo viết về các loài vật. Các em sẽ tự đọc và đọc lại cho các bạn nghe những gì mình vừa đọc, trao đổi cùng các bạn. Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá, trao đổi những câu chuyện, những thông tin thú vị, bổ ích. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học a. Mục tiêu: HS đọc 4 yêu cầu của bài học. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu cả lớp nhìn SGK, nghe 4 bạn tiếp nối nhau đọc 4 bước của tiết học. - HS đọc yêu cầu câu hỏi. - GV mời 1HS đọc yêu cầu l, đọc tên một số đầu sách được giới thiệu trong SGK: Em hãy mang đến lớp một quyển sách (tờ báo) viết về các loài vật: Siêu năng lực cùa muông thú /Xứ sớ muông thú / Chuyện kể về con người và muông thú/ 365 chuyện kể: Khung long và muông thú thời tiền sử. + GV yêu cầu HS cả lớp bày sách báo lên bàn. + GV khen ngợi những HS tìm được sách báo đúng chủ điểm; chấp - HS chuẩn bị sách, báo. nhận những sách báo tuy lạc chủ điểm nhưng bổ ích, phù hợp với tuổi thiếu nhi. - GV mời 1 HS đọc yêu cầu 2: Giới thiệu sách, báo với các bạn trong nhóm. - HS đọc yêu cầu câu hỏi. + GV mời một vài HS giới thiệu sách báo của mình. – - HS giới thiệu: Tôi giới thiệu với các bạn cuốn sách Siêu năng lực của muông thú của tác giả Khương Nhi, Ngọc Duy, NXB Trẻ. / Còn đây là cuốn sách tôi mang đến lớp: Bí ẩn thế giới loài vật của NXB Kim Đồng - HS đọc yêu cầu câu hỏi.
  26. - GV mời 1HS đọc yêu cầu 3: Tự đọc một truyện (bài thơ, bài báo) trong quyển sách, tờ báo em mang đến. - HS lắng nghe, thực hiện. + GV giới thiệu bài đồng dao Các con vật M: Đây là một bài đồng dao, tả rất đúng, rất vui về các con vật. Nếu không có sách mang đến lớp, các em có thể đọc bài đồng dao này. + GV phân công 2 HS đọc để tiết 2 đọc lại cho cả lớp nghe. - HS đọc bài. - GV mời 1 HS đọc yêu cầu 4: Đọc lại (hoặc kể lại) cho các bạn nghe một truyện (hoặc một đoạn truyện, một bài thơ, bài báo) em vừa đọc. - HS đọc yêu cầu câu hỏi. Hoạt động 2: Tự đọc sách báo a. Mục tiêu: HS đọc sách báo và ghi lại những câu văn, câu thơ hay, đáng nhớ. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc sách báo. GV nhắc HS ghi lại vào sổ tay hay Phiếu đọc sách những câu văn, câu thơ hay, đáng nhớ. - HS đọc sách, ghi vào Phiếu đọc sách. Hoạt động 3: Đọc lại hoặc kể lại cho các bạn nghe (Bài tập 4) a. Mục tiêu: HS Đọc lại hoặc kể lại cho các bạn nghe một truyện (hoặc một đoạn truyện, một bài thơ, bài báo) em vừa đọc. b. Cách tiến hành: - GV lần lượt mời từng HS đọc lại to, rõ những gì vừa đọc. HS đọc xong, các bạn có thể đặt câu hỏi để hói thêm. Ví dụ: + Sau khi 1 HS đọc xong truyện Hành trình đến xứ sở chuột túi (Truyện đọc lớp 2), các bạn trong lớp có thể hỏi: Chuột túi có tài nhảy như thế nào? Chó có tài gì mà giúp chuột túi tìm được đường - HS nói trước lớp. về nhà? + 1 bạn HS đọc xong truyện Gấu trắng là chúa tò mò (Truyện đọc lớp 2), có thể đặt câu hỏi cho cả lớp: Biết được đặc điểm tò mò của gấu trắng, chú thủy thủ đã nghĩ ra cách gì đế thoát được gấu trắng? Mỗi bạn đọc xong hoặc bạn có câu trả lời thú vị sẽ được nhận tràng vỗ tay của lớp. - GV khen ngợi những HS đọc to, rõ, đọc hay, cung cấp những thông tin thú vị. Mời HS đăng kí đọc trước lớp trong tiết học sau.