Quy trình dạy học các môn học Lớp 2 - Năm học 2021-2022

docx 26 trang lop2 176946
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quy trình dạy học các môn học Lớp 2 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxquy_trinh_day_hoc_cac_mon_hoc_lop_2_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Quy trình dạy học các môn học Lớp 2 - Năm học 2021-2022

  1. QUY TRÌNH DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC LỚP 2 Năm học 2021-2022 I. MÔN TOÁN: Gồm các dạng bài: Bài mới, Luyện tập/Luyện tập chung, Thực hành/Trải nghiệm * QUY TRÌNH DẠY HỌC DẠNG BÀI MỚI I. Ổn định II. Kiểm tra bài cũ - Gv cho Hs lên bảng làm giải các bài tập hoặc nêu ngắn gọn các kiến thức đã học ở tiết học trước. III. Baì mới 1. Khởi động - Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài học, tạo hứng thú học tập từ đầu tiết học cho HS. - Cách tiến hành: Gv có thể tổ chức dưới các hình thức: Hát, trò chơi khởi động 2. Khám phá - Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu, hình thành kiến thức mới. - Cách tiến hành: Bài toán thực tế (tình huống thực tế, bài toán dẫn, hình ảnh vật thật, đồ dùng) => Hướng dẫn HS chiếm lĩnh kiến thức mới (trải nghiệm, khám phá, phân tích) => Vận dụng thực hành. *Lưu ý: Quy trình dạy phần Khám phá từng dạng điển hình. a) Các số trong phạm vi 1000 Hình thành số -> Đọc, viết số -> Cấu tạo, phân tích số -> Thứ tự, so sánh số b) Phép cộng, trừ Bài toán dẫn -> Phép tính (cần khám phá) -> Xây dựng kĩ thuật tính -> Vận dụng Phép nhân, chia Bài toán dẫn -> Hình thành phép tính -> Vận dụng c) Giải toán có lời văn Bài toán thực tế -> Hướng dẫn cách giải -> Trình bày cách giải d) Nhận dạng hình Vật thật -> Mô hình hình học -> Hình vẽ (trong SGK) -> Hình thành biểu tượng -> Nhận biết hình đ) Nhận biết các đơn vị đo - Nặng hơn, nhẹ hơn -> Biểu tượng về khối lượng -> Biểu tượng về đơn vị đo khối lượng (kg) - Lượng nước nhiều hơn, ít hơn -> Biểu tượng về dung tích -> Biểu tượng về đơn vị đo dung tích e) Làm quen với một số yếu tố thống kê, xác suất - Thực tế, vật thật (tình huống) -> Thu thập, phân loại, sắp xếp số liệu -> Vận dụng
  2. - Thu thập, phân loại số liệu -> Biểu thị bằng biểu đồ tranh (cho trước mà chưa yêu cầu lập biểu đồ tranh) -> Đọc, mô tả, nhận xét biểu đồ tranh - Quan sát sự kiện, vận dụng tìm khả năng xảy ra -> Lựa chọn khả năng thích hợp (chắc chắn, có thể, không thể) -> Vận dụng 3. Hoạt động - Mục tiêu: Vận dụng, thực hành trực tiếp các kiến thức vừa học ở phần khám phá. - Cách tiến hành: GV tổ chức cho HS giải quyết các bài tập dưới dạng hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm (phù hợp với đối tượng HS và điều kiện thực tế của trường, lớp). 4. Củng cố dặn dò - Củng cố bài học theo yêu cầu cần đạt của tiết học. * QUY TRÌNH DẠY HỌC DẠNG BÀI LUYỆN TẬP -LUYỆN TẬP CHUNG I. Ổn định II. Kiểm tra bài cũ - Gv cho Hs lên bảng làm giải các bài tập hoặc nêu ngắn gọn các kiến thức đã học ở tiết học trước. III. Baì mới 1. Khởi động - Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài học, tạo hứng thú học tập từ đầu tiết học cho HS. - Cách tiến hành: Gv có thể tổ chức dưới các hình thức: Hát, trò chơi khởi động 2.Luyện tập - Mục tiêu: + Giúp học sinh vận dụng bổ sung, hoàn thiện kiến thức đã học sau phần bài mới. + Giúp HS củng cố hoàn thiện kiến thức, kĩ năng đã học theo yêu cầu của từng chủ đề và liên kết với kiến thức đã có để áp dụng vào giải quyết vấn đề. - Cách tiến hành: GV tổ chức cho HS giải quyết các bài tập dưới dạng hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm (phù hợp với đối tượng HS và điều kiện thực tế của trường, lớp). * Nếu có bài trò chơi toán học thì thực hiện theo các bước: Bước 1: Nêu rõ mục tiêu cần đạt của trò chơi Bước 2: Nêu rõ luật chơi (cách chơi) Bước 3: Tổ chức hoạt động chơi tại lớp theo nhóm hoặc cặp đôi Bước 4: Tổng kết, rút kinh nghiệm chơi (hiệu quả chơi so với mục tiêu). 3. Củng cố dặn dò - Củng cố bài học theo yêu cầu cần đạt của tiết học. * QUY TRÌNH DẠY HỌC DẠNG BÀI THỰC HÀNH- TRẢI NGHIỆM I. Ổn định II. Kiểm tra bài cũ
  3. - Gv cho Hs lên bảng làm giải các bài tập hoặc nêu ngắn gọn các kiến thức đã học ở tiết học trước. III. Bài mới 1. Khởi động - Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài học, tạo hứng thú học tập từ đầu tiết học cho HS. - Cách tiến hành: Gv có thể tổ chức dưới các hình thức: Hát, trò chơi khởi động 2. Hoạt động - Mục tiêu: Củng cố, hoàn thiện kiến thức đã học thuộc chủ đề về hình học (hình phẳng, hình khối), về đo lường (độ dài, thời gian, khối lượng, dung tích). - Cách tiến hành: Gv tổ chức cho HS được tự thực hiện các thao tác, được trực tiếp sử dụng các công cụ để vẽ, xếp, gấp hình hoặc cân, đo, đong, đếm hoặc xem đồng hồ, xem lịch theo quy trình: GV giới thiệu -> GV hướng dẫn HS lần lượt thực hiện các yêu cầu ->Vận dụng, thực hành (cá nhân hoặc theo nhóm) 3. Củng cố dặn dò - Củng cố bài học theo yêu cầu cần đạt của tiết học.
  4. MÔN ĐẠO ĐỨC Gồm các dạng bài đạo đức tiết 1, tiết 2 * QUY TRÌNH DẠY HỌC DẠNG BÀI ĐẠO ĐỨC TIẾT 1 I. Ổn định II. Kiểm tra bài cũ - Giáo viên nêu câu hỏi để kiểm tra kiến thức của bài học trước. III. Bài mới 1/ Khởi động - Mục đích: + Tạo tâm thế và hứng thú học tập cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập. + Huy động kiến thức, kinh nghiệm nền của HS có liên quan đến vấn đề trong bài học, làm bộc lộ được những gì HS đã biết, bổ khuyết những gì HS còn thiếu, + Giúp HS nhận ra những gì chưa biết và muốn biết. - Hình thức: Khởi động có thể là một trò chơi, một bài hát, một chia sẻ trải nghiệm, 2/Khám phá - Mục đích: + Chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng mới. + Xây dựng được những kiến thức, kĩ năng mới thông qua các hoạt động khác nhau -Cách tiến hành: Trong phần khám phá thường có1, 2 hoặc 3 hoạt động (tùy bài) Các hoạt động thường là: tranh ảnh, câu chuyện, tình huống, HS khám phá các chuẩn mực hành vi đạo đức/ kĩ năng sống qua tranh ảnh, câu chuyện, tình huống, ( như đóng vai, kể chuyện, quan sát, thảo luận, đàm thoại ) GV cùng hs tìm hiểu từng hoạt động. Kết luận từng hoạt động bằng cách cho hs trả lời cho các câu hỏi như: Em cần làm gì? Vì sao phải làm thế? Làm như thế nào? (Điều này giúp học sinh thực hiện các chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật và kĩ năng sống một cách tự giác , ) 3/ Củng cố, dặn dò GV nêu 1-2 câu hỏi để kiểm tra kiến thức đã nắm được qua giờ học -GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài cho tiết sau. * QUY TRÌNH DẠY HỌC DẠNG BÀI ĐẠO ĐỨC TIẾT 2 I. Ổn định II. Kiểm tra bài cũ - Giáo viên nêu câu hỏi để kiểm tra kiến thức của bài học trước. III. Bài mới
  5. 1/ Khởi động (mục tiêu- hình thức như tiết 1) 2/Luyện tập - Mục đích: Củng cố và hoàn thiện những kiến thức, kĩ năng vừa khám phá và thu nhận được. -Cách tiến hành: : HS được đưa vào các tình huống giả định để nhận xét, phân biệt hành vi nào đúng, hành vi nào sai; đồng tình với hành vi đúng, không đồng tình với hành vi sai; xử lí tình huống khác nhau. Giáo viên sử dụng các phương pháp: +Ứng xử tình huống +Tập luyện theo mẫu hành vi +Tổ chức trò chơi +Đóng vai +Thảo luận +Hỏi đáp HS nhận xét GV chốt, đưa ra kết luận và giáo dục 3/Vận dụng -Mục đích: HS được yêu cầu vận dụng tri thức vào giải quyết một vấn đề nào đó trong cuộc sống -Cách tiến hành: HS chia sẻ, vận dụng những điều đã học các hành vi chuẩn mực đạo đức đã học với bản thân mình và các bạn trong lớp xem bản thân HS đã thực hiện được các hành vi đạo đức đúng đắn chưa,nếu chưa thực hiện được các em biết tự mình sửa chữa để ứng xử trong cuộc sống. Giáo viên sử dụng các phương pháp. +Đàm thoại +Điều tra +Đánh giá,tự đánh giá +Nêu gương +Khuyến khích khen thưởng HS nhận xét GV chốt ,đưa ra kết luận và giáo dục *Thông điệp: - Gọi HS đọc thông điệp trong sgk cho cả lớp nghe - Nhắc HS ghi nhớ và vận dụng thông điệp vào cuộc sống. 4/ Củng cố, dặn dò GV nêu 1-2 câu hỏi để kiểm tra kiến thức đã nắm được qua giờ học Nêu câu chuyện, gương tốt người tốt việc tốt có liên quan đến bài học
  6. - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài cho tiết sau.
  7. MÔN TIẾNG VIỆT Tiết 1: Đọc I. Ổn định II. Kiểm tra bài cũ - GV tổ chức hình thức đa dạng để ôn tập lại bài cũ. + Nêu tên bài học cũ/ nêu những điều thú vị về bài đã học/ đọc đoạn, bài + trả lời câu hỏi bài cũ III. Bài mới 1. Khởi động - GV cho HS quan sát tranh. - HS thảo luận chia sẻ trong nhóm, trước lớp (CN, N2) nội dung tranh. - GV giới thiệu, gợi mở bài mới -> ghi đầu bài -> HS nhắc lại đầu bài. (GV cần tổ chức nhiều hình thức đa dạng để hoạt động khởi động sát với nội dung VB đọc và giúp HS huy động hiểu biết, trải nghiệm, cảm xúc để chuẩn bị tiếp nhận nội dung VB đọc. Bên cạnh nội dung Khởi động trong SHS, GV có thể sáng tạo kịch bản khác. Tiếp nối tinh thần Tiếng Việt 1). 2. Đọc văn bản a. Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài đọc + HS nhẩm thầm VB theo GV đọc. - GV lưu ý khi đọc bài: giọng đọc toàn bài, lời thoại từng nhân vật (nếu có), ngắt nghỉ, nhấn giọng. b. Chia đoạn - GV đặt câu hỏi hướng dẫn HS chia VB thành các đoạn (những bài đầu hướng dẫn trên bảng chiếu). c. Đọc đoạn - GV nêu yêu cầu chia nhóm HS tương ứng với số đoạn của bài (N2, 3, 4 ). - Các nhóm thảo luận, cử đại diện 1HS đọc đoạn (theo yc của GV) trước lớp. - HS luyện đọc nối tiếp đoạn lần 1 trước lớp: GV kết hợp đặt câu hỏi, hướng dẫn luyện đọc một số từ ngữ khó đọc (HS/GV nêu, ghi bảng) + Kết hợp hướng dẫn đọc câu văn dài (GV ghi câu văn dài lên bảng) + Kết hợp giải nghĩa từ (nếu có). - HS luyện đọc nối tiếp đoạn theo nhóm dưới lớp lần 2. GV quan sát, sửa sai, giúp đỡ các nhóm.
  8. - Đại diện nhóm thi đọc nối tiếp đoạn bài trước lớp. Thi đọc phân vai với VB có lời thoại. GV cùng HS nhận xét, đánh giá phần đọc của các nhóm, khen ngợi HS đọc tiến bộ. (có thể đưa ra tiêu chí thi đọc). d. Đọc toàn bộ bài. -1-2 HS đọc nội dung toàn văn bản. GV nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố - Dặn dò. - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. - GV tóm tắt lại những nội dung chính. - HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS vể bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà. Tiết 2: Đọc hiểu I. Ổn định II. Kiểm tra bài cũ - Nêu tên VB vừa đọc. - GV cho HS vận động theo trò chơi/bài hát. III. Bài mới 1. Trả lời câu hỏi - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhiều hình thức: làm việc cá nhân, làm việc nhóm, làm việc chung cả lớp. (Có thể cho HS thảo luận nhóm để trả lời một lúc 2 câu hỏi) hoàn thành các câu hỏi trong bài. * Làm việc cá nhân và nhóm: + Từng em tự trả lời câu hỏi, sau đó trao đổi nhóm thống nhất đáp án. + 2 – 3 HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi. GV và cả lớp nhận xét. Với những câu hỏi mở, GV nên khuyến khích HS trình bày theo quan điểm riêng. *Hình thức làm việc chung cả lớp: + Một HS đọc to câu hỏi, cả lớp đọc thầm. (GV có thể nhắc HS đọc lại đoạn văn có liên quan và tìm câu trả lời.) + GV mời 2 - 3 HS trả lời câu hỏi. GV và cả lớp nhân xét, chốt đáp án. Lưu ý:
  9. -Sau khi chốt câu trả lời, tuỳ theo đối tượng HS, GV có thể mở rộng câu hỏi liên hệ thực tế. Chẳng hạn: "Trong câu chuyện Tớ nhớ cậu, kiến và sóc viết thư cho nhau để thể hiện tình bạn thân thiết. Còn các em, em thường làm gì để thể hiện tình bạn thân thiết của mình?". -Trong khi HS làm việc nhóm, GV cần theo dõi các nhóm, hỗ trợ những HS gặp khó khăn trong nhóm. 2. Luyện đọc lại - GV đọc mẫu diễn cảm toàn bài. - 1-2 HS đọc toàn bài. GV, HS nhận xét, đánh giá. 3. Luyện tập theo văn bản đọc. - GV sử dụng các hình thức (HS thảo luận nhóm và thực hành đóng vai (thực hành nghi thức lời nói) hoặc trình bày kết quả làm bài tập trong nhóm hoặc trước lớp (luyện từ và câu) và phương pháp dạy học linh hoạt để hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập. 4. Củng cố - Dặn dò. - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. - GV tóm tắt lại những nội dung chính. - HS nêu ý kiến vể bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hổi của HS vể bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà. Tiết 3: Viết * Viết chính tả (Nghe – Viết) I. Ổn định II. Kiểm tra bài cũ -Gv cho Hs viết lại các từ khó hay các từ Hs còn viết sai ở tiết học trước. III. Baì mới 1. Khởi động - GV tổ chức cho HS khởi động/ vận động bằng bài hát, động tác. - GV giới thiệu tên bài viết – viết đầu bài. - GV kiểm tra vở viết, đồ dùng của HS.
  10. 2. Nghe - Viết. – GV nêu yêu cầu nghe – viết. - GV đọc 1 lần toàn bài viết + HS nghe, nhẩm thầm theo. - 1-2 HS đọc lại toàn bài viết trước lớp. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài viết (1-2 câu hỏi). - GV hướng dẫn HS nhận diện các hiện tượng chính tả: Những từ cần viết hoa trong bài? Những chữ nào hay viết sai, lẫn do phát âm địa phương? Khi viết bài cần chú ý viết như thế nào? chữ đầu dòng .? - HS nêu một số từ hay viết sai. GV đọc cho HS viết bảng con.1 HS lên bảng viết. -HS nhận xét, GV nhận xét trên bảng và kiểm tra bảng con. - GV nhắc HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút. - GV đọc bài cho HS viết (đọc 2-3 chữ/lần, mỗi cụm từ đọc 2-3 lần). - GV đọc bài cho HS soát lỗi chính tả. (có thể linh hoạt hình thức soát lỗi bài viết). + Lần 1: dùng bút sửa lỗi viết sai. + Lần 2: HS đổi chéo soát lỗi cho nhau. + Gv thu một số vở HS để chấm. - GV nhận xét, đánh giá một số bài của HS. - GV nhận xét ý thức viết bài của HS. 3. Luyện tập. - Trong 1 tiết chính tả thường có 2 bài tập chính tả: 1 bài tập chính tả chung; 1 bài tập chính tả lựa chọn. GV cần lựa chọn hình thức và phương pháp dạy học đa dạng, phù hợp: HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, sau đó trình bày trước lớp, trò chơi để hướng dẫn HS hoàn thành lần lượt các bài tập chính tả. 4. Củng cố - Dặn dò. - GV đặt câu hỏi để củng cố bài, liên hệ bài. - GV nhận xét. - Dặn HS: luyện đọc lại bài, chuẩn bị bài sau. * Viết chữ hoa I. Ổn định II. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra vở tập viết của Hs
  11. III. Baì mới 1. Khởi động - GV tổ chức cho HS khởi động/ vận động bằng bài hát, động tác. - GV giới thiệu tên bài viết – viết đầu bài. - GV kiểm tra vở viết, đồ dùng của HS. 2. Viết. a. Viết chữ hoa - GV cho HS quan sát mẫu chữ hoa – giới thiệu chữ hoa. - HS quan sát phần mềm qui trình viết viết chữ hoa (nếu có) - HS nhận xét về mẫu chữ: độ cao, độ rộng, số nét, điểm bắt đầu, kết thúc . - GV viết mẫu + kết hợp nêu quy trình viết chữ hoa. – HS quan sát. - HS luyện viết chữ hoa vào bảng con (nháp), một HS lên bảng viết chữ hoa. - GV nhận xét chữ viết của học sinh. b. Viết câu ứng dụng. - 1-2 HS đọc câu ứng dụng trên bảng lớp/ Vở tập viết. - GV giải nghĩa câu ứng dụng. - HS quan sát GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp (hoặc cho HS quan sát cách viết mẫu trên màn hình, nếu có). - GV hướng dẫn HS viết câu ứng dụng: + Trong câu ứng dụng chữ nào viết hoa? Vì sao phải viết hoa chữ đó? + Nêu cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường. (nếu HS không trả lời được, GV sẽ nêu). + Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng bao nhiêu? + Những chữ cái nào cao 2,5 li? Những chữ cái nào cao 2 li? Con chữ t cao bao nhiêu? + Nêu cách đặt dấu thanh ở các chữ cái. + Cuối câu đặt dấu gì? - GV lưu ý HS viết bài: tư thế ngồi, cách cầm bút - HS viết chữ hoa cỡ vừa, cỡ nhỏ, câu ứng dụng vào vở tập viết. - Học sinh viết vào vở Tập viết
  12. - GV quan sát, sửa sai tư thế, cách cầm bút, tốc độ viết của học sinh. - GV nhận xét HS viết bài. - GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em. 3. Củng cố, dặn dò - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. - GV tóm tắt lại những nội dung chính. - HS nêu ý kiến vể bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hổi của HS vể bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà. Tiết 4: Nói và nghe I. Ổn định II. Kiểm tra bài cũ -Gv gọi Hs lên kể lại 1-2 đoạn của tiết học trước III. Baì mới 1. Khởi động - GV tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát có liên quan đến tiết học. - GV giới thiệu. kết nối vào bài. - GV ghi tên bài. 2. Nghe kể chuyện *Đối với dạng kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe - HS quan sát tranh. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu tổng thể các tranh: Có mấy bức tranh? Có những nhân vật nào? (GV lưu ý HS khi nói phải thành câu, đủ ý ) - GV hướng dẫn HS tìm hiểu từng tranh: Tranh vẽ ở đâu? Có nhân vật nào? Các nhân vật đang làm gì? Tại sao ? Sắm vai nói lại lời nhân vật HS trả lời dưới lớp hoặc chỉ tranh trên lớp trả lời. (GV lưu ý khi nói khác khi viết) - GV kể câu chuyện (lần 1) + kết hợp chỉ các hình ảnh trong 4 bức tranh. - GV kể câu chuyện (lần 2) + kết hợp hỏi nội dung câu chuyện tương ứng với từng đoạn của câu chuyện. - GV hướng dẫn HS kể chuyện. - HS tập kể chuyện theo cặp/ nhóm (kể nối tiếp các đoạn hoặc từng em kể lại cả hai đoạn rồi góp ý cho nhau) dưới lớp.
  13. - GV đưa tiêu chí khi kể chuyện, yêu cầu HS đọc. - GV gọi đại diện HS kể lại trước lớp nối tiếp từng đoạn của câu chuyện theo tranh (HK1 hs chỉ kể 1-2 đoạn của câu chuyện, HK2 kể cả câu chuyện). - HS nhận xét bạn theo tiêu chí, GV nhận xét 3.1 Vận dụng: - Đây là hoạt động tiếp nối thực hiện ngoài lớp học. GV hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động, thường là kể cho người thân vê câu chuyện hay nhân vât trong câu chuyện mà HS được nghe và đã kể lại ở lớp hoặc chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của HS vê chủ điểm mà các em đã nói. Tuỳ theo từng tính chất và nội dung của mỗi hoạt động mà GV có những gợi ý phù hợp. * Đối với dạng: Nói nghe theo chủ điểm - HS quan sát tranh chủ điểm. - HS chia sẻ mẫu trước lớp 1-2 câu hỏi gợi ý. - GV gợi ý, khuyến khích HS một số câu hỏi. - HS thảo luận theo nhóm (có thể theo gợi ý của tranh), mỗi HS nói suy nghĩ, cảm xúc của mình. Đại diện các nhóm chia sẻ/trình bày trước lớp. - Các nhóm khác có thể tham gia hỏi – đáp về nội dung chủ đề, HS khác nhận xét. GV tổng hợp các kết quả. 3.2 Vận dụng: - Đây là hoạt động tiếp nối thực hiện ngoài lớp học. GV hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động, thường là kể cho người thân vê câu chuyện hay nhân vât trong câu chuyện mà HS được nghe và đã kể lại ở lớp hoặc chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của HS về chủ điểm mà các em đã nói. Tuỳ theo từng tính chất và nội dung của mỗi hoạt động mà GV có những gợi ý phù hợp. 4. Củng cố, dặn dò - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. - GV tóm tắt lại những nội dung chính. - HS nêu ý kiến vể bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hổi của HS vể bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà. Tiết 4: Luyện tập: Luyện từ và câu (Bài 6 tiết) I. Ổn định II. Kiểm tra bài cũ -Gv gọi Hs lên làm cái các tập có nội dung liên quan đến các tiết học trước. III. Baì mới 1. Khởi động
  14. - GV tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát có liên quan đến tiết học. - GV giới thiệu. kết nối vào bài. - GV ghi tên bài. 2. Các hoạt động: * HĐ1: * HĐ2: (GV sử dụng linh hoạt các hình thức và phương pháp dạy học phù hợp để hướng dẫn HS hoàn thành bài tập trong tiết học). 3. Củng cố, dặn dò GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. - GV tóm tắt lại những nội dung chính. - HS nêu ý kiến vể bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hổi của HS vể bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà. Tiết 6: Luyện tập: Tập làm văn (Bài 6 tiết) I. Ổn định II. Kiểm tra bài cũ -Gv gọi Hs lên kiểm tra các nội dung đã học ở tiết học trước. III. Baì mới 1. Khởi động - GV tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát có liên quan đến tiết học. - GV giới thiệu. kết nối vào bài. - GV ghi tên bài. 2. Các hoạt động -Phần luyện tập này dành để HS luyện kĩ năng viết đoạn. Trước khi viết thường có hoạt động nói để HS huy động hiểu biết, trải nghiệm và hình thành ý tưởng cho bài viết. - GV có thể tổ chức hoạt động nói bằng cách yêu cầu HS quan sát tranh, làm việc nhóm, thảo luận về những gì các em thấy trong tranh. GV chiếu từng tranh lên
  15. bảng, yêu cầu HS quan sát tranh thảo luân nhóm theo các câu hỏi gợi ý. Một số HS trình bày kết quả thảo luân trước lớp. GV và HS chốt lại kết quả. -Trên cơ sở kết quả nói, GV hướng dẫn HS viết đoạn theo yêu cầu của đê bài. Có thể tham khảo các bước sau: + HS làm việc chung cả lớp: 1 HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm; GV mời 2 - 3HS hỏi đáp cùng GV theo từng câu hỏi gợi ý. + HS hoạt động nhóm, cùng nói về nội dung chuẩn bị viết. + HS làm việc cá nhân: Từng HS viết đoạn văn vào vở. Viết xong, đổi bài cho bạn cùng soát và sửa lỗi diễn đạt. + HS làm việc chung cả lớp: Một số HS đọc bài trước lớp. HS nghe nhận xét của thầy cô và các bạn. -GV thu bài làm của HS để nhận xét, đánh giá kết quả. 3. Củng cố, dặn dò - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. - GV tóm tắt lại những nội dung chính. - HS nêu ý kiến vể bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hổi của HS vể bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà. Tiết 6: Đọc mở rộng I. Ổn định II. Kiểm tra bài cũ -Gv gọi Hs lên chia sẻ lại các bài thơ, câu chuyện có nội dung liên quan đến các tiết học trước. III. Baì mới 1. Hoạt động mở đầu: - GV kiểm tra nhiệm vụ đã giao HS tìm đọc các VB ở tủ sách của lớp, mượn của thư viện trường hoặc tìm kiếm ở hiệu sách và từ các nguồn khác theo gợi ý trong SHS ở các tiết học tuần trước. - GV dẫn dắt, giới thiệu vào bài học. 2. Hoạt động đọc mở rộng
  16. Bài 1. - Gọi HS đọc YC, 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm. - Tổ chức cho HS chia sẻ tên bài thơ, câu chuyện HS đã chuẩn bị. - Tổ chức cho HS đọc trong nhóm 4 với những nội dung HS đã chuẩn bị. - GV định hướng cho HS viết nội dung quan trọng, thú vị ra giấy hoặc vở. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu - Cho HS quan sát tranh minh họa. Tranh vẽ gì? /HS trả lời. - Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp về nội dung đã tìm đọc. - GV hỏi mở rộng: + Vì sao em chọn đọc bài này? + Em thích nhất điều gì ở bài này? Vì sao? + Qua câu chuyện hay bài thơ vừa rồi em có rút ra được bài học gì? - Nhận xét, chữa cách diễn đạt. Động viên, khen ngợi. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. - Giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc các VB ở tủ sách của lớp, mượn của thư viện trường hoặc tìm kiếm ở hiệu sách và từ các nguồn khác theo gợi ý của tiết đọc mở rộng lần sau. * Lưu ý: - GV cần khuyến khích HS xây dựng tủ sách của lớp ngay từ đầu năm học, hướng dẫn cho HS cách tìm sách ở thư viện của trường và hiệu sách. - GV cần chuẩn bị một số VB tương tự VB HS cần tìm đọc để có thể giới thiệu thêm cho HS hoặc hỗ trợ cho những em có khó khăn trong việc tìm VB.
  17. MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI Gồm các dạng bài: Bài học mới, Thực hành, Ôn tập chủ đề * QUY TRÌNH DẠY HỌC DẠNG BÀI HỌC MỚI (Tiết 1) I. Ổn định II. Kiểm tra bài cũ - Gv gọi Hs lên kiểm tra các nội dung đã học ở tiết học trước. III. Baì mới 1. Mở đầu (khởi động) - Dẫn dắt vào bài học, gắn kết, tạo hứng thú, gợi mở vấn đề. - Hoạt động chung cả lớp: trò chơi, bài hát, câu hỏi gợi mở, 2. Khám phá (Có từ 1 đến 3 hoạt động, phụ thuộc vào nội dung của bài học) - GV giao nhiệm vụ (thường là quan sát tranh và thực hiện theo yêu cầu) - HS thực hiện các yêu cầu. - Đánh giá kết quả, kết luận, chốt lại kiến thức. 3. Thực hành (luyện tập) (Có từ 1 đến 3 hoạt động, phụ thuộc vào nội dung của bài học) - GV giao nhiệm vụ, hướng dẫn thực hành. Các hoạt động thường là chơi trò chơi, thực hành, nói, kể, xử lí tình huống. - HS thực hành. - Đánh giá kết quả, kết luận, chốt lại kiến thức. 4. Củng cố, dặn dò: GV nêu 1-2 câu hỏi để kiểm tra kiến thức đã nắm được qua giờ học -GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài cho tiết sau. * QUY TRÌNH DẠY HỌC DẠNG BÀI HỌC MỚI (Tiết 2) I. Ổn định II. Kiểm tra bài cũ - Gv gọi Hs lên kiểm tra các nội dung đã học ở tiết học trước. III. Baì mới 1.Khám phá (Có từ 1 đến 3 hoạt động, phụ thuộc vào nội dung của bài học) - GV giao nhiệm vụ (thường là quan sát tranh và thực hiện theo yêu cầu)
  18. - HS thực hiện các yêu cầu. - Đánh giá kết quả, kết luận, chốt lại kiến thức. 2. Thực hành (luyện tập) (Có từ 1 đến 3 hoạt động, phụ thuộc vào nội dung của bài học) - GV giao nhiệm vụ, hướng dẫn thực hành. Các hoạt động thường là chơi trò chơi, thực hành, nói, kể, xử lí tình huống. - HS thực hành. - Đánh giá kết quả, kết luận, chốt lại kiến thức. 3. Vận dụng (Có từ 1 đến 3 hoạt động, phụ thuộc vào nội dung của bài học) - GV giao nhiệm vụ (xử lí tình huống, tham gia trò chơi, sắm vai) - HS thực hiện yêu cầu - Đánh giá kết quả, kết luận, chốt lại kiến thức. 4. Tổng kết. * Nhắc lại kiến thức - Đọc nội dung phần nhắc nhở cuối trang. - Quan sát hình và nói thêm những hiểu biết liên quan. *Hướng dẫn về nhà - Hoàn thành tiếp các sản phẩm trên lớp. - Chia sẻ bài học với người thân. - Chuẩn bị bài cho tiết sau. * QUY TRÌNH DẠY HỌC DẠNG BÀI THỰC HÀNH (Bài 12: Thực hành mua bán hàng hóa – 2 tiết) I. Ổn định II. Kiểm tra bài cũ - Gv gọi Hs lên kiểm tra các nội dung đã học ở tiết học trước. III. Baì mới 1.Mở đầu (khởi động). - Dẫn dắt vào bài học, gắn kết, tạo hứng thú, gợi mở vấn đề. - Hoạt động chung cả lớp: trò chơi, bài hát, câu hỏi gợi mở, 2. Thực hành Hoạt động 1: - GV nêu yêu cầu. - HS thực hiện.
  19. Hoạt động 2: - Nghiệm thu kết quả: đưa ra các câu hỏi nghiệm thu. 3. Tổng kết. * Nhắc lại kiến thức - Đọc nội dung phần nhắc nhở cuối trang. - Quan sát hình và nói thêm những hiểu biết liên quan. *Hướng dẫn về nhà - Hoàn thành tiếp các sản phẩm trên lớp. - Chia sẻ bài học với người thân. - Chuẩn bị bài cho tiết sau. * QUY TRÌNH DẠY HỌC DẠNG BÀI ÔN TẬP CHỦ ĐỀ I. Ổn định II. Kiểm tra bài cũ - Gv gọi Hs lên kiểm tra các nội dung đã học ở tiết học trước. III. Baì mới 1.Mở đầu (khởi động) - Dẫn dắt vào bài học, gắn kết, tạo hứng thú, gợi mở vấn đề. - Hoạt động chung cả lớp: trò chơi, bài hát, câu hỏi gợi mở, câu đố 2. Thực hành - GV giao nhiệm vụ: hoàn thành sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức trong chủ đề, quan sát tranh, chơi trò chơi, - HS thực hiện nhiệm vụ. - Đánh giá kết quả, kết luận, chốt lại kiến thức. 3. Vận dụng - GV giao nhiệm vụ: xử lí tình huống, tham gia trò chơi, sắm vai, chia sẻ với người thân về kiến thức đã học, - HS thực hiện nhiệm vụ. - Đánh giá kết quả, kết luận, chốt lại kiến thức. 4. Tổng kết. * Nhắc lại kiến thức - Quan sát phần hình và phần chữ của phần “Bây giờ, em có thể:” - HS tự đánh giá, GV đánh giá HS qua những gợi ý ở phần chữ, HS tạo ra sản phẩm về nội dung chủ đề như gợi ý ở phần hình. * Hướng dẫn về nhà
  20. - Hoàn thành tiếp các sản phẩm trên lớp. - Chia sẻ bài học với người thân. - Chuẩn bị bài cho tiết sau.
  21. *MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Gồm các dạng bài: Sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt theo chủ điểm, sinh hoạt lớp QUY TRÌNH TIẾT SINH HOẠT DƯỚI CỜ I. Tiến hành chào cờ (Của TPT) II. Tiến hành dạy tiết sinh hoạt dưới cờ: (Theo 1 trong 3 phương thức tùy theo từng chủ đề) 1.Theo phương thức trình diễn, thể nghiệm a) Trước hoạt động: - Lựa chọn chủ đề và không gian sư phạm - Thiết kế kịch bản hoạt động - Chuẩn bị phương tiện hoạt động b) Trong hoạt động - Dẫn dắt + Dẫn dắt tương tác + Câu hỏi và nhiệm vụ - Biểu diễn tiểu phẩm + Diễn có tương tác + Đặt câu hỏi tương tác cho các lớp + Nhận đáp án, trao quà - Kết luận (5 phút) c) Sau hoạt động - Một cảm xúc, nhiều hành động: + Gợi ý và nhận lời cam kết của các lớp theo chủ đề được nhắc đến trong tiểu phẩm. 2.Theo phương thức giao lưu nhân vật a) Trước hoạt động: Chuẩn bị: GV: - Lựa chọn nhân vật - Tìm hiểu về nhân vật - Kịch bản - Chuẩn bị quà tặng HS: - Cung cấp thông tin - Chuẩn bị câu hỏi - Sổ và bút b) Trong hoạt động:
  22. Đón khách: Nhóm lễ tân Hoạt động giao lưu: - Khởi động - Câu chuyện của nhân vật - Phỏng vấn - Trò chơi cùng nhân vật - Trải nghiệm là nhân vật Tổng kết: - Phản hồi tại chỗ: cảm xúc và lời cảm ơn - Tặng quà c) Sau hoạt động: Nhớ lại và nghĩ: - Thông tin, thông điệp của chương trình - Trích dẫn Kể lại câu chuyện theo từ khóa trên thẻ từ Cam kết và thực hiện hành động Phản hồi gửi tới nhân vật 3.Theo phương thức Fesival, ngày hội a) Trước hoạt động: Nhóm GV: - Lựa chọn hình thức hoạt động trên sân khấu chính: giao lưu với khách mời hoặc trình diễn - Thiết kế các góc sinh hoạt theo chủ đề - Kịch bản - Chuẩn bị quà tặng Các tập thể lớp: - Chuẩn bị trang trí và nội dung cho góc lớp mình được phân công. - Chuẩn bị tiết mục chia sẻ. b) Trong hoạt động: Hoạt động góc: Tùy theo nội dung để có đủ góc hoạt động, sao cho lớp nào cũng có thể được tham gia. Hoạt động sân khấu chính: - Nếu lựa chọn giao lưu với khách mời thì quy trình thực hiện mục này theo QUY TRÌNH THEO PHƯƠNG THỨC GIAO LƯU NHÂN VẬT (a) - Nếu lựa chọn trình diễn tiểu phẩm tương tác hoặc biểu diễn văn nghệ, thơ, thì thực hiện theo QUY TRÌNH THEO PHƯƠNG THỨC DIỄN, THỂ NGHIỆM (b) Tổng kết chủ đề: - Phản hồi tại chỗ: cảm xúc và lời cảm ơn.
  23. - Tặng quà, trao phần thưởng. c) Sau hoạt động: Nhớ lại và nghĩ: - Thông tin, thông điệp của chương trình. Cam kết và thực hiện hành động: - Đưa ra cam kết các hoạt động cụ thể của tập thể lớp mình hưởng ứng dự án trường. QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ Hoạt động 1: Khởi động - Hát bài hát (hoặc GV kể chuyện, chơi trò chơi, GV đọc bài thơ ) có liên quan đến chủ đề. - GV nêu câu hỏi -> HS trả lời - GV kết luận -> Rút ra bài học hôm nay. Hoạt động 2: Khám phá chủ đề * Học sinh tham gia việc trải nghiệm trên lớp, ở trường dưới sự gợi ý hướng dẫn của giáo viên thực hiện nhiệm vụ theo thực tế, trực tiếp tiếp xúc với sự vật có thật, vận dụng các giác quan và các thao tác tư duy. Học sinh khám phát những nội dung trải nghiệm của chương trình. Bước 1: - GV đưa tranh và gọi HS nêu yêu cầu của nhiệm vụ. - GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét và chốt kiến thức theo tranh. Bước 2: - GV cho HS nêu yêu cầu cần thực hiện - Cho HS thảo luận nhóm để chia sẻ yêu cầu của bài tập - Cho HS chia sẻ ý kiến của bản thân về chủ đề - Lớp nhận xét, GV nhận xét và chốt kiến thức, giáo dục học sinh Hoạt động 3: Mở rộng và tổng kết chủ đề: Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV yêu cầu HS quan sát các tranh nêu nhận xét được thể hiện trong tranh rồi cho HS tiến hành đóng vai trong tình huống trong tranh - GV có thể mở rộng yêu cầu theo từ hoạt động của bài. Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện nhóm lên thể hiện phần đã thảo luận - HS nhận xét phần thảo luận của nhóm bạn. - GV phân tích – khen ngợi, động viên các nhóm. Hoạt động 4: Cam kết hành động - Cho HS nêu yêu cầu của hoạt động. - GV yêu cầu HS quan sát tranh và chia sẻ với bạn những việc mình đã làm được. - HS chia sẻ ý kiến bản thân. - GV nhận xét và giáo dục.