Giáo án Mĩ thuật 2 (Kết nối tri thức) - Chủ đề 7: Hoa, quả

docx 5 trang thuytrong 22/10/2022 4980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 2 (Kết nối tri thức) - Chủ đề 7: Hoa, quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_2_ket_noi_tri_thuc_chu_de_7_hoa_qua.docx

Nội dung text: Giáo án Mĩ thuật 2 (Kết nối tri thức) - Chủ đề 7: Hoa, quả

  1. Ngày soạn: ./ ./2020 CHỦ ĐỀ 7: HOA, QUẢ (Thời lượng: 4 tiết) I. Mục tiêu Sau bài học, học sinh sẽ: - Sử dụng được các yếu tố tạo hình đã học để thể hiện một số loại hoa, quả quen thuộc. - Biết cách gọi tên các yếu tố tạo hình được thể hiện trong sản phẩm mĩ thuật. - Biết sử dụng hình ảnh, sắp xếp được vị trí trước, sau để thực hành, sáng tạo trong phần thực hành vẽ theo chủ đề. - Sử dụng được vật liệu sẵn có, công cụ an toàn, phù hợp với vật liệu để thực hành, sáng tạo. - Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của cá nhân, nhóm. II. Chuẩn bị - Một số mô hình hoa, quả. - Một số hoa, quả thật (nếu có). - Một số tranh vẽ, tranh xé dán, tranh đất nặn đắp nổi, tạo dáng đất nặn - Dụng cụ cho học sinh thực hành: Bút chỉ, màu, giấy a4, giấy màu, keo dán, đất nặn III. Tiến trình dạy học GIÁO VIÊN HỌC SINH • Khởi động: - Giáo viên cho học sinh hát bài “Quả gì?” - Học sinh nghe nhạc và kể tên (Có thể cho học sinh nghe bài hát và hỏi học quả. sinh trong bài hát có những loại quả gì?) - Giáo viên giới thiệu vào bài. 1. Hoạt động 1: Quan sát * Một số loại hoa, quả - Giáo viên yêu cầu học sinh mở sgk trang - Học sinh quan sát. 48 - 49 - 50 - 51 (hoặc tranh hoa, quả tại địa phương), quan sát và đặt câu hỏi: - Học sinh trả lời. + Những bông hoa có màu sắc gì? + Nêu những đặc điểm, hình dáng khác nhau ở một số loại quả? - Giáo viên cho học sinh tham gia trò chơi - Học sinh tham gia trò chơi. “Nối tiếp”. Giáo viên cho 3 nhóm học sinh
  2. lần lượt kể tên nối tiếp các loại hoa quả mà mình biết. (Nhận xét, tuyên dương.) - Giáo viên ghi tên các loại hoa, quả các - Học sinh nêu hình dáng và màu nhóm đã nêu, yêu cầu học sinh miêu tả hình sắc của hoa quả đã nêu. dáng và màu sắc của những loại hoa, quả các em đã nêu. - Giáo viên kết luận: Hoa, quả có nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau. * Hoa, quả trong một số sản phẩm mĩ thuật - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát sgk trang 52 - 53, quan sát các hình minh họa và - Học sinh quan sát. trao đổi theo gợi ý (hoặc giáo viên cho mỗi nhóm 1 sản phẩm đã chuẩn bị và mỗi nhóm trao đổi sản phẩm được giao theo gợi ý). + Bạn đã dùng những hình vẽ nào để thể hiện về chủ đề “Hoa, quả”? - Học sinh thảo luận. + Bạn đã dùng những màu sắc gì để diễn tả về chủ đề này? + Ngoài hoa, quả, một số bạn còn vẽ nặn thêm cái gì để cho sản phẩm của mình được sinh động? - Giáo viên cho đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Đại diện nhóm trả lời. - Giáo viên kết luận: Có nhiều cách để thể hiện về chủ đề Hoa, quả. 2. Hoạt động 2: Thể hiện - Giáo viên gợi mở nội dung để học sinh thể hiện: + Em thích hoa, quả nào? - Học sinh trả lời câu hỏi. + Hoa, quả em thích có hình dáng, màu sắc như thế nào? + Em sẽ vẽ, nặn, xé dán loại hoa, quả mà em thích như thế nào? - Giáo viên nêu yêu cầu: Vẽ, xé dán hoặc nặn - Học sinh thực hiện theo hướng hoa, quả mà em yêu thích. dẫn của giáo viên. 3 Hoạt động 3: Thảo luận - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh thảo - Học sinh thảo luận. luận bài vẽ của mình. - Giáo viên cho 1 số học sinh tự giới thiệu - Học sinh giới thiệu sản phẩm của bài vẽ của mình và học sinh nhận xét theo mình theo gợi ý. các câu hỏi sau: + Em đã làm loại hoa, quả nào?
  3. + Bạn đã dùng màu sắc như thế nào để thực - Học sinh nhận xét sản phẩm của hiện sản phẩm của mình? bạn. + Em thích sản phẩm mĩ thuật nào nhất? + Em dự định sẽ trưng bày sản phẩm mĩ thuật của mình ở nhà như thế nào? - Giáo viên kết luận: - Học sinh lắng nghe + Hoa làm đẹp cho cuộc sống. + Quả cung cấp nhiều vitamin, chất xơ giúp cơ thể khỏe mạnh. 4. Hoạt động 4: Vận dụng - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát - Học sinh quan sát. phần tham khảo trong sgk trang 55 quan sát hình minh họa hai kiểu bày mâm quả (có thể cho học sinh quan sát thêm cách cắm bình hoa) và nêu câu hỏi để học sinh tìm hiểu cách thực hiện: + Quả nào to? Quả nào nhỏ? - Học sinh trả lời. + Quả to đặt ở đâu? Quả nhỏ đặt ở đâu? + Nhìn vào hình minh họa em thấy mâm quả có cân đối không? + Em cắm hoa như thế nào? Cành cao đặt ở đâu? Cành thấp đặt ở đâu? - Giáo viên cho các nhóm sắp xếp mâm quả, - Học sinh thực hiện bày mâm quả cắm hoa vào bình theo nhóm (sắp xếp các hoặc cắm bình hoa. loại hoa, quả mà nhóm đã chuẩn bị). - Giáo viên đến từng nhóm góp ý và kết luận: + Bày quả to trước. + Sắp xếp các quả còn lại xung quanh để tạo sự cân đối. + Những quả nhỏ bày xen kẽ để tạo điểm nhấn. + Cắm hoa cắm cành cao trước và ở phía sau bình, cắm cành thấp sau và đặt phía trước sao cho bó hoa nhìn cân đối. - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và vẽ hoặc xé dán lại mâm quả, bình hoa nhóm đã - Học sinh vẽ hoặc xé dán mâm thực hiện (làm theo nhóm). quả hoặc bình hoa đã sắp xếp. * Lưu ý: Học sinh có thể vẽ, xé dán không nhất thiết phải giống với hình và màu của quả thật. - Nếu có điều kiện, giáo viên có thể cho học sinh chăm sóc bồn hoa tại trường.
  4. - Hướng dẫn học sinh giới thiệu sản phẩm của mình theo các gợi ý: - Học sinh đánh giá sản phẩm của + Nhóm em đã vẽ (xé dán) những hoa, quả bạn (của nhóm). nào? + Em đã sử dụng những màu gì để thực hiện sản phẩm? + Em thích mâm quả của nhóm nào nhất? - Giáo viên nhận xét chung, giáo dục các em ăn uống lành mạnh nên ăn rau, quả nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe của mình, chăm sóc, giữ gìn quang cảnh xung quanh mình. - Dặn dò học sinh chuẩn bị cho chủ đề 8: Người thân của em. HÌNH MINH HỌA CHỦ ĐỀ 7