Giáo án Toán học 2 (Kết nối tri thức) - Tuần 15

doc 14 trang thuytrong 22780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 2 (Kết nối tri thức) - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_hoc_2_ket_noi_tri_thuc_tuan_15.doc

Nội dung text: Giáo án Toán học 2 (Kết nối tri thức) - Tuần 15

  1. Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: Giúp HS: *Kiến thức, kĩ năng: - Ôn tập về điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc, ba điểm thẳng hàng thông qua hình ảnh trực quan. - Củng cố cách nhận dạng được hình tứ giác thông qua hình ảnh. - Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến ba điểm thẳng hàng, tính độ dài đường gấp khúc. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Qua hoạt động quan sát, nhận biết hình ảnh ba điểm thẳng hàng, đường gấp khúc trong thực tế, HS bước đầu hình thành năng lực mô hình hóa toán học. - Qua hoạt động diễn đạt, trả lời câu hỏi (bằng cách nói hoặc viết) mà GV đặt ra sẽ giúp HS phát triển năng lực giao tiếp toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. - HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: - GV vẽ một số điểm, đoạn thẳng lên -HS thực hiện theo yêu cầu. bảng, YC HS gọi tên các điểm, đoạn thẳng đó. - Dẫn dắt, giới thiệu vào bài. 2. Dạy bài mới: 2.1. Luyện tập Bài 1: - 2 -3 HS đọc. - Gọi HS đọc YC bài. - HS thảo luận - YC HS thảo luận nhóm đôi 2’ - Các nhóm trình bày. Lớp NX, góp ý. - Mời các nhóm trình bày. - Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS. Bài 2: - 2 -3 HS đọc. - Gọi HS đọc YC bài. - HS quan sát hình ảnh - Chiếu hình ảnh BT 2. - 5 HS trả lời - Cho cô biết hình vẽ sau gồm mấy - HS nhận xét, góp ý. đoạn thẳng, đó là các đoạn thẳng nào? - Lớp quan sát. -GV chiếu câu trả lời trên màn hình - Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS. Bài 3: - 2 HS đọc. - Gọi HS đọc YC bài. - Chiếu hình ảnh BT 3. - Làm bài vào bảng nhóm, 1HS đại - YC HS thảo luận nhóm 4 trong 4’, diện lên trình bày. sau đó thống nhất chung. - 3-4 nhóm trình bày - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Lớp NX, góp ý. - Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.
  2. Bài 4: - 2 HS đọc. - Gọi HS đọc YC bài tập. - HS trả lời. - Làm thế nào em có thể kể tên các nhóm ba bạn đứng thẳng hàng trong hình vẽ dưới đây? - HS thảo luận, tìm câu trả lời: - Mời đại diện 2 nhóm chia sẻ kết quả + Nhóm 1 gồm các bạn đứng thẳng và cách làm trước lớp. hàng là: Nam, Việt, Mi + Nhóm 2 gồm các bạn đứng thẳng hàng là: Rô-bốt, Mi, Mai - Lớp NX, góp ý. - Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS. Bài 5: - 2 -3 HS đọc. - Gọi HS đọc YC bài tập, chiếu đề bài và hình ảnh lên màn hình. - HS trả lời - Bài toán cho biết gì? - HS trả lời - Bài toán hỏi gì? - HS trả lời -Muốn tính độ dài quãng đường mà ốc sên đã bò ta làm như thế nào? -HS làm bài. - YC 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào VBT, -GV quan sát, giúp đỡ hs còn gặp khó khăn, chấm bài tại chỗ hs làm bài xong trước. - HS chia sẻ. -YC HS làm bài trên bảng chia sẻ bài làm của mình - NX bài làm của bạn. - Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: -HS lắng nghe - Nhận xét giờ học.
  3. TOÁN: NGÀY - GIỜ, GIỜ - PHÚT I. MỤC TIÊU: Giúp HS * Kiến thức, kĩ năng: - Biết được một ngày có 24 giờ, 1 giờ có 60 phút. - 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. - Biết tên buổi và và tên gọi các giờ tương ứng trong ngày. - Biết xem giờ đúng trên đồng hồ. Nhận biết thời điểm, khoảng thời gian các buổi sáng, trưa, chiều, tối. - Hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hằng ngày. * Phát triển năng lực và phẩm chất: - Phát triển năng lực xem giờ trên đồng hồ. Nhận biết thời điểm, khoảng thời gian các buổi sáng, trưa, chiều, tối. - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Mặt đồng hồ trong bộ đồ dùng dạy học; Đồng hồ treo tường; Đồng hồ điện tử. - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Cho HS nghe bài hát: Hát vui cùng chiếc đồng hồ. ? Có bao nhiêu khoảng 5 phút trên mặt đồng hồ ? - Có 12 khoảng 5 phút ? 12 khoảng 5 phút là bao nhiêu phút cho một - 60 phút vòng quay ? - Hôm nay cô sẽ giới thiệu các em cách nhận biết thời gian trong một ngày, gọi tên giờ trong 1 ngày và sử dụng thời gian trong đời sống thực tế. qua bài: Ngày - giờ, giờ - phút - GV ghi đầu bài lên bảng. - HS nhắc lại đầu bài. 2. Dạy bài mới: 2.1. Khám phá: Bước 1: Ngày - giờ, giờ - phút - Yêu cầu HS quan sát đồng hồ - GV hỏi: Mỗi một khoảng cách từ số này đến số kia kế tiếp được tính là bao nhiêu phút ? - 5 phút. - GV quay đồng hồ và yêu cầu HS đếm kim phút 1 vòng là 1 giờ - Hỏi: Một giờ có bao nhiêu phút ? - HS đếm và trả lời: 60 phút. - GV quay đồng hồ và yêu cầu HS đếm kim giờ 2 vòng là 1 ngày - Hỏi: Một ngày có bao nhiêu giờ ? - HS đếm và trả lời: 24 giờ. - GV nêu: 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước tới 12 giờ đêm hôm sau. Kim giờ đồng hồ phải quay 2 vòng mới hết 1 ngày. Bước 2: Các buổi trong ngày
  4. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Nêu thời gian biểu ngày thứ bảy của em. - Các nhóm lên trình bày - 1 HS nêu thời gian biểu, 1 HS hỏi các bạn: + Buổi sáng, bạn thức dậy mấy giờ ? + Buổi trưa, bạn làm gì ? + 2 giờ chiều, bạn làm gì ? + 8 giờ tối, bạn làm gì ? + 12 giờ đêm, bạn đang làm gì ? ? Vậy mỗi ngày được chia thành các buổi khác nhau đó là những buổi nào ? - Sáng, trưa, chiều, tối đêm. Bước 3: Các giờ trong ngày và trong buổi. - GV quay đồng hồ cho HS đọc giờ các buổi và hỏi HS: ? Vậy buổi .bắt đầu từ mấy giờ đến mấy giờ ? - Buổi sáng: 1 giờ sáng 10giờ sáng. - Buổi trưa: 11 giờ trưa, 12 giờ trưa. - Buổi chiều: 1 giờ chiều 6 giờ chiều. - Buổi tối: 7 giờ tối 9 giờ tối. - Buổi đêm: 10 giờ đêm đến 12 giờ đêm. - Yêu cầu HS đọc phần bài học trong sgk. - HS đọc. - GV hỏi 1 giờ chiều còn gọi là mấy giờ ? Tại sao - 13 giờ. Vì 12 giờ trưa rồi đến 1 giờ ? (tương tự hỏi thên với 2 trường hợp khác) chiều. 12 cộng 1 bằng 13. 2.2. Hoạt động: Bài 1: Số ? - Gọi HS đọc YC bài. - HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì ? - Điền số ? - Yêu cầu HS nêu cách làm. - Xem giờ được vẽ trên mặt đồng hồ - GV hướng dẫn: đưa tranh và hỏi rồi ghi số giờ vào dấu chấm hỏi tương + Đồng hồ chỉ mấy giờ ? ứng. + Điền số mấy thay thế cho dấu chấm hỏi ? - 4 giờ. + Nam và bố đi câu cá lúc mấy giờ ? - Số 4. - Yêu cầu HS làm tương tự với các phần còn lại - Lúc 4 giờ chiều. (miệng) - HS làm bài (miệng). - GV nhận xét, bổ sung (có thể sử dụng giờ theo - HS nhận xét. thứ tự) Bài 2: Tìm đồng hồ chỉ thời gian thích hợp với mỗi tranh. - Gọi HS đọc YC bài - HS đọc - Bài yêu cầu làm gì ? - HS trả lời - Đồng hồ ở bài này là loại đồng hồ gì ? - Đồng hồ điện tử - GV giới thiệu đồng hồ điện tử, sau đó cho Hs - HS làm bài vào sgk, sau đó cho HS đối chiếu để nối đồng hồ thích hợp với mỗi tranh. trình bày. - Em hãy giải thích: Vì sao nối đồng hồ 19:00 với - HS nhận xét. tranh Việt xem bóng đá lúc 7 giờ tối ? - HS trả lời. - GV nhận xét. Bài 3: Chọn đồng hồ chỉ thời gian thích hợp với
  5. mỗi tranh. - Gọi HS đọc YC bài - HS đọc - Bài yêu cầu làm gì ? - HS trả lời - Yêu cầu HS dùng thẻ chọn - HS chọn - GV đưa ra kết quả - Nhận xét ? Vì sao em chọn đáp án B ? - HS giải thích - GV nhận xét – Tuyên dương 3. Củng cố - Dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - HS nêu. - GV hỏi HS: 1 ngày có mấy giờ ? Một ngày bắt - HS chia sẻ. đầu từ mấy giờ đến mấy giờ ? 1 ngày chia làm mấy buổi ? Mỗi buổi tính từ mấy giờ đến mấy giờ ? - Dặn HS về nhà rèn kĩ năng xem đồng hồ và xem bằng hai cách. - GV nhận xét tiết học.
  6. GIỜ - PHÚT ( Tiết 2) I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - HS đọc được giờ trên đồng hồ khi kim dài (kim phút) chỉ số 3 và số 6. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận, năng lực giải quyết vấn đề. - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, mô hình đồng hồ kim, đồng hồ điện tử. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khám phá: * GV cho HS quan sát tranh đầu tiên: - HS quan sát + Nam vẽ cảnh mặt trời mọc vào lúc + Nam vẽ cảnh mặt trời vào lúc 5 giờ mấy giờ? (GV cùng lúc sử dụng mô 15 phút sáng. hình đồng hồ) + Vì sao em biết đó là buổi sáng? + Em thấy mặt trời mọc + Nêu vị trí của kim giờ, kim phút khi + Kim giờ chỉ số 5, kim phút chỉ số 3. đồng hồ chỉ 5 giờ 15 phút ? - GV nêu: Khi kim phút chỉ số 3 thì đây chính là khoảng thời gian 15 phút nên khi kim giờ chỉ vào số 5 và kim phút chỉ vào số 3 ta sẽ đọc là 5 giờ 15 phút. - GV quay đồng hồ đến 7 giờ 15 phút -2-3 HS đọc giờ trên đồng hồ sáng, 8 giờ 15 phút sáng và yêu cầu HS đọc giờ trên đồng hồ. - GV yêu cầu HS quay đồng hồ vào lúc -HS quay đồng hồ theo yêu cầu của 9 giờ 15 phút sáng. GV. +Vào lúc 9 giờ 15 phút sáng em làm + HS trả lời gì? - Nhận xét, tuyên dương. * GV cho HS quan sát tranh thứ hai: - HS quan sát tranh + Mai vẽ cảnh mặt trời lặn vào lúc mấy + Mai vẽ cảnh mặt trời lặn vào lúc 5 giờ? (GV cùng lúc sử dụng mô hình giờ 30 phút chiều. đồng hồ) +Vì sao em biết đó là buổi chiều? - 2 -3 HS trả lời + Nêu vị trí của kim giờ, kim phút khi + Kim giờ nằm giữa hai số 5 và 6, kim đồng hồ chỉ 5 giờ 30 phút ? phút chỉ số 6. - GV nêu: Khi kim phút chỉ số 6 thì - đây chính là khoảng thời gian 30 phút nên khi kim giờ chỉ vào giữa số 5 và số 6, kim phút chỉ vào số 6 ta sẽ đọc là 5
  7. giờ 30 phút. - GV quay đồng hồ đến 2 giờ 30 phút - 1-2 HS đọc giờ chiều, 3 giờ 30 phút chiều và yêu cầu HS đọc giờ trên đồng hồ. - GV yêu cầu HS quay đồng hồ vào lúc - HS thực hành 4 giờ 30 phút chiều.(GV nhắc HS lưu ý khi quay kim giờ) +Vào lúc 4 giờ 30 phút chiều em làm - 2 -3 HS trả lời gì? - Nhận xét, tuyên dương. 2.2. Hoạt động: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. -HS đọc yêu cầu - Bài yêu cầu làm gì? -HS trả lời - GV yêu cầu HS quan sát tranh, suy nghĩ rồi tìm số thích hợp với ô có dấu “?” - GV gọi HS nêu mỗi bạn trong tranh + Việt học bài lúc 8 giờ 15 phút sáng. làm gì lúc mấy giờ? + Nam làm bài tập lúc 2 giờ 30 phút chiều. + Mi ăn tối lúc 6 giờ 15 phút. + Lúc 10 giờ 30 phút đêm, rô-bốt đang ngủ. - Em căn cứ vào đâu để biết đồng hồ -HS trả lời chỉ mấy giờ ? - GV liên hệ: +Em làm bài lúc mấy giờ? -HS trả lời +Em học bài lúc mấy giờ? - Nhận xét, tuyên dương. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. -HS đọc yêu cầu - Bài yêu cầu làm gì? +Tìm hai đồng hồ chỉ cùng thời gian vào buổi chiều, tối hoặc đêm. - GV hướng dẫn mẫu: + Gọi HS đọc giờ ở đồng hồ đầu tiên + 10 giờ 30 phút đêm + 10 giờ 30 phút đêm còn gọi là mấy + 22 giờ 30 phút giờ ? - GV cho HS chơi Trò chơi tiếp sức - GV nêu luật chơi, cách chơi - GV tổng kết TC, yêu cầu HS giải thích cách nối 2 đồng hồ cùng chỉ thời gian. - Đánh giá, nhận xét qua Trò chơi. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - 2 -3 HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? - 1-2 HS trả lời. - Bài tập này nói về bạn nào ? - Bạn Nam - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm - HS hoạt động theo cặp, sau đó chia sẻ
  8. đôi để nói về việc làm của bạn Nam trước lớp. tương ứng với các mốc thời gian đã - HS chia sẻ. cho. - GV liên hệ giáo dục HS qua những việc làm của bạn Nam. - GV nhận xét, khen ngợi HS. 3. Củng cố, dặn dò: -Cả lớp chơi trò chơi theo hướng dẫn - Hôm nay chúng ta học bài gì ? của GV . - Tổ chức cho HS thi quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh . - Nhận xét giờ học.
  9. NGÀY, THÁNG I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - HS nhận biết được số ngày trong tháng. - Nhận biết được ngày trong tháng thông qua tờ lịch tháng *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Phát triển năng lực tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy và lập luận toán học. - Phát triển kĩ năng giao tiếp toán học, rèn tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khám phá: - GV cho HS quan sát tờ lịch và hỏi: - HS quan sát và trả lời. + Đây là tờ lịch tháng mấy? + Tháng 11 + Tháng 11 có mấy ngày? + Có 30 ngày + Ngày 1 tháng 11 là thứ mấy? + Thứ Hai + Ngày 20 tháng 11 là thứ mấy? + Thứ Bảy - GV nêu thêm một số câu hỏi khác: - HS trả lời. + Ngày 10 tháng 11 là thứ mấy? + Thứ Tư + Ngày 26 tháng 11 là thứ mấy? + Thứ Sáu - GV hỏi: - Hs trả lời. + Những tháng nào trong năm có 31 + Tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, ngày? tháng 8, tháng 10, tháng 12 có 31 ngày. + Những tháng nào trong năm có 30 + Tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11 ngày? có 30 ngày. + Tháng nào trong năm có 28 hoặc 29 + Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày. ngày? - GV kết luận và giới thiệu lại cho học - HS lắng nghe, nhắc lại. sinh các tháng trong năm có 31 ngày, các tháng có 30 ngày, tháng có 28 hoặc 29 ngày. 2.2. Hoạt động: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - 2 -3 HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? - 1-2 HS trả lời. - GV hướng dẫn mẫu: Con chó có ngày - HS lắng nghe. sinh là ngày mười tháng Một, con bò cũng có ngày sinh là ngày 10 tháng 1. Vậy 2 con vật này có cùng ngày sinh, chúng ta nối với nhau. - GV yêu cầu học sinh quan sát và đọc - HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu ngày sinh của các con vật còn lại rồi vào sgk.
  10. nối hai con có cùng ngày sinh với nhau. - GV hỏi: Hai con vật nào có cùng - HS trả lời ngày sinh? - GV kiểm tra bài làm của cả lớp - Nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - 2 -3 HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? - 1-2 HS trả lời. a. Nêu các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 12 - GV vừa chỉ vào tờ lịch vừa giới thiệu: - HS quan sát lắng nghe. Đây là tờ lịch của tháng 12, những ô để dấu chấm hỏi là những ngày còn thiếu. - GV hỏi: Tờ lịch tháng 12 còn thiếu những này nào? - GV gọi HS trả lời - HS trả lời miệng: còn thiếu ngày 10, 14,16,20,23,26 và 28 b. Xem tờ lịch tháng 12 rồi trả lời các câu hỏi - GV lần lượt nêu các câu hỏi: - HS quan sát và trả lời: + Tháng 12 có bao nhiêu ngày? + Có 31 ngày + Ngày đầu tiên của tháng 12 là thứ + Thứ Tư mấy? + Ngày cuối cùng của tháng 12 là thứ + Thứ sáu mấy? - GV nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - 2 -3 HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? - 1-2 HS trả lời. - GV vừa chỉ vào tờ lịch vừa giới thiệu - HS quan sát và lắng nghe. về tờ lịch tháng 1. - GV lần lượt nêu các câu hỏi và yêu - HS làm việc theo nhóm đôi. cầu học sinh làm việc theo nhóm đôi - GV gọi Hs trình bày - HS hỏi – đáp theo cặp. + Tháng 1 có bao nhiêu ngày? + 31 ngày + Ngày tết Dương lịch 1 tháng1 là thứ + Thứ Bảy mấy? + Ngày 1 tháng 2 cùng năm là thứ + Thứ Ba mấy? - GV nhận xét, khen ngợi HS. - HS lắng nghe. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - HS trả lời. - Hôm nay là ngày mấy? tháng mấy? - Nhận xét giờ học. - HS lắng nghe.
  11. TIẾT 77 : LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng : - Củng cố kĩ năng đọc, tìm hiểu tờ lịch tháng * Phát triển năng lực và phẩm chất : - Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận, năng lực giải quyết vấn đề. - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV : Chuẩn bị các tờ lịch như SGK - HS : SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra : - Tiết trước chúng ta học toán bài gì ? - Ngày - Tháng - GV treo tờ lịch tháng 11 lên bảng, GV đặt -3 HS lần lượt trả lời các câu hỏi các câu hỏi và gọi HS lần lượt trả lời : - Đây là tờ lịch tháng mấy ? Tháng 11 có bao nhiêu ngày ? - Hôm nay là ngày 15 tháng 11, vậy hôm qua là ngày bao nhiêu ? - Hôm nay là ngày là ngày 15 tháng 11, vậy ngày mai là ngày bao nhiêu ? - GV nhận xét . - HS lắng nghe 2. Dạy bài mới: 2.1 Giới thiệu bài : GV giới thiệu và ghi đề - HS nhắc lại đề bài bài lên bảng 2.2 Luyện tập: Bài 1 : - Gọi HS đọc yêu cầu bài - 2-3 HS đọc - Bài tập1 hỏi gì ? - 1- 2 HS trả lời ( Mỗi hình dưới đây ứng với ô chữ nào ? ) - GV hướng dẫn HS làm bài: Hãy quan sát lần - HS lắng nghe lượt các hình và đọc tên các ngày lễ trong các hình, tìm và nối với ô chữ thích hợp. - Yêu cầu HS làm bài vào SGK - HS cả lớp làm bài - Tổ chức cho HS sửa bài bằng trò chơi « Ai nhanh hơn ». GV chia lớp làm 2 đội. Chọn mỗi đội 4 em. Nối tiếp chuyền phấn cho bạn sau nối. Tổ nào nối đúng, nhanh hơn đội đó thắng. - Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc. - Yêu cầu HS làm sai thì sửa bài -HS sửa bài - Mở rộng : GV yêu cầu kể thêm tên các ngày - HS lần lượt kể tên các này lễ : Ngày lễ trong năm mà em biết 27/2, ngày 8/3, ngày 30/4, ngày - HS kể đúng GV thưởng một bông hoa. 22/12 v v
  12. Bài 2( a): GV treo tờ lịch tháng 2 -Mời HS đọc yêu cầu bài 2a - 1- 2 HS đọc yêu cầu ( Nêu tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 2 ) -Yêu cầu HS quan sát tờ lịch tháng 2 và thảo - HS quan sát tờ lịch và thảo luận theo luận nhóm đôi để nêu các ngày còn thiếu nhóm đôi. - Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày - Đại diện các nhóm trình bày - GV nhận xét - Nhận xét Bài 2 ( b) : -Mời HS đọc yêu cầu bài 2b và các câu hỏi - 1 HS đọc yêu cầu. -Yêu cầu HS quan sát tờ lịch tháng 2 và thảo - HS quan sát tờ lịch tháng 2 và thảo luận theo nhóm đôi để trả lời các câu hỏi. luận theo nhóm đôi để trả lời các câu - Câu hỏi : Tháng 2 có bao nhiêu ngày ? hỏi - Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 là ngày thứ mấy ? - Yêu cầu các nhóm trình bày - Các nhóm lần lượt trình bày (hỏi-đáp ) - GV nhận xét - Nhận xét * Liên hệ GD : GV giới thiệu ngắn gọn cho - HS lắng nghe HS ý nghĩa của ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 Bài 3 : GV treo tờ lịch tháng 3 - Mời HS đọc yêu cầu bài 3 và các câu hỏi - 1 HS đọc yêu cầu. -Yêu cầu HS quan sát tờ lịch tháng 3 và thảo - HS quan sát tờ lịch tháng 3 và thảo luận theo nhóm đôi để trả lời các câu hỏi. luận theo nhóm đôi để trả lời các câu - Câu hỏi : Tháng 3 có bao nhiêu ngày ? hỏi - Ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 3 là ngày nào ? - Ngày Quốc tế phụ nữ 8 tháng 3 là thứ mấy ? - Yêu cầu các nhóm trình bày -Các nhóm lần lượt trình bày (hỏi - đáp) - GV nhận xét - Nhận xét *Liên hệ GD : GV giới thiệu ngắn gọn cho - HS lắng nghe HS ý nghĩa của ngày Quốc tế phụ nữ 8 tháng 3 Bài 4 : GV treo tờ lịch tháng 4 có các ngày bị che lấp trên tờ lịch. - Mời HS đọc yêu cầu bài 4 và các câu hỏi - GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ lịch tháng 4,yêu -HS ghi lại các ngày còn thiếu trong tờ cầu HS thảo luận theo nhóm 4, tìm và ghi lại lịch các ngày còn thiếu trong tờ lịch - Mời đại diện 4 nhóm gắn tờ lịch tháng 4 lên - Đại diện 4 nhóm gắn tờ lịch tháng 4 bảng lên bảng - GV nhận xét - HS dưới lớp nhận xét - Yêu cầu HS dưới lớp đặt câu hỏi để đại diện - Đại diện các nhóm lần lượt trả lời câu các nhóm trả lời hỏi của các bạn - Câu hỏi : Tháng 4 có bao nhiêu ngày ? - Nếu thứ Bảy tuần này là ngày Giải phóng miền Nam 30 tháng 4 thì thứ Bảy tuần trước là ngày nào ? *Liên hệ GD : GV giới thiệu ngắn gọn cho HS ý nghĩa của ngày Giải phóng miền Nam 30 -HS lắng nghe
  13. tháng 4 3. Củng cố - dặn dò : - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. - Dặn HS xem lại các bài tập - Bài sau : Thực hành và trải nghiệm xem đồng hồ và xem lịch.