Bài giảng Tiếng Việt Lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 20: Nhím nâu kết bạn

pptx 21 trang Việt Hương 21/07/2023 22080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt Lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 20: Nhím nâu kết bạn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_tieng_viet_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_so.pptx

Nội dung text: Bài giảng Tiếng Việt Lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 20: Nhím nâu kết bạn

  1. CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC NGÀY HÔM NAY BÀI 20: NHÍM NÂU KẾT BẠN Trình bày: Nguyễn Thị Lành
  2. KHỞI ĐỘNG Câu 1 Hãy kể những đức tính tốt của bạn em. Ví dụ: Những đức tính tốt của bạn em: Hiền lành, tốt bụng, vui vẻ, hòa đồng, Câu 2 Em muốn học tập những đức tính nào của bạn? Ví dụ: Em muốn học tập những đức tính của bạn: mạnh dạn, tự tin, .
  3. NỘI DUNG BÀI HỌC NHÍM NÂU KẾT BẠN Trong khu rừng nọ, có chú nhím nâu hiền lành, nhút nhát. Một buổi sáng, chủ đang kiếm quả cây thì thấy nhím trắng chạy tới. Nhím trắng vồn vã: “Chào bạn! Rất vui được gặp bạn!”. Nhím nâu lúng túng, nói lí nhí: “Chào bạn!”, rồi nấp vào bụi cây. Chú cuộn tròn người lại mà vẫn sợ hãi. Mùa đông đến, nhím nâu đi tìm nơi để trú ngụ. Bất chợt, mưa kéo đến. Nhím nâu vội bước vào cái hang nhỏ. Thì ra là nhà nhím trắng. Nhím nâu run run: “Xin lỗi, tôi không biết đây là nhà của bạn.”. Nhím trắng tươi cười: “Đừng ngại! Gặp lại bạn, tôi rất vui. Tôi ở đây một mình, buồn lắm. Bạn ở lại cùng tôi nhé!”. “Nhím trắng tốt bụng quá. Bạn ấy nói đúng, không có bạn bè thì thật buồn.”. Nghĩ thế, nhím nâu mạnh dạn hẳn lên. Chủ nhận lời kết bạn với nhím trắng. Cả hai cùng thu dọn, trang trí chỗ ở cho đẹp. Chúng trải qua những ngày vui vẻ, ấm áp vì không phải sống một mình giữa mùa đông lạnh giá. (Theo Minh Anh)
  4. TRẢ LỜI CÂU HỎI Câu 1: Chi tiết nào cho thấy nhím nâu rất nhút nhát? Phương pháp giải: Em đọc kĩ đoạn văn thứ nhất và thứ 2. Lời giải chi tiết: Những chi tiết cho thấy nhím nâu rất nhút nhát đó là: nhím nâu lúng túng, nói lí nhí, nấp vào bụi cây, cuộn tròn người, sợ hãi; run run khi bước vào nhà bạn nhím trắng.
  5. Câu 2: Kể về những lần nhím trắng và nhím nâu gặp nhau. Phương pháp giải: Em đọc kĩ 2 lần nhím trắng và nhím nâu gặp nhau. Lời giải chi tiết: Nhím trắng và nhím nâu đã gặp nhau hai lần: - Lần 1: Nhím trắng và nhím nâu gặp nhau vào một buổi sáng, khi nhím nâu đang kiếm quả cây. - Lần 2: Hai bạn gặp nhau khi nhím nâu tránh mưa đúng vào nhà của nhím trắng.
  6. Câu 3: Theo em, vì sao nhím nâu nhận lời kết bạn cùng nhím trắng? Phương pháp giải: Em đọc kĩ đoạn văn thứ 3, chú ý những điều mà nhím nâu đã nghĩ. Lời giải chi tiết: Nhím nâu nhận lời kết bạn với nhím trắng là bởi vì nhím nâu nhận ra nhím trắng rất tốt bụng lại thân thiện, vui vẻ. Nhím nâu cũng nhận ra lời nhím trắng nói rất đúng: Không có bạn rất buồn.
  7. Câu 4: Nhờ đâu nhím trắng và nhím nâu có những ngày mùa đông vui vẻ, ấm áp? Phương pháp giải: Em đọc kĩ đoạn văn thứ 3, phần cuối. Lời giải chi tiết: Nhím nâu và nhím trắng có những ngày mùa đông vui vẻ, ấm áp là bởi vì hai bạn đã kết bạn với nhau, cùng nhau trang trí, sắp xếp chỗ ở cùng nhau.
  8. LUYỆN TẬP THEO VĂN BẢN ĐỌC Câu 1: Đóng vai nhím trắng, nhím nâu trong lần gặp lại để nói tiếp các câu: Lời giải : Nhím nâu: Xin lỗi, mình không biết đây là nhà của bạn. Vì thế, mình mới vào đây trú mưa. Nhím trắng: Đừng ngại, bạn cứ vào đây trú mưa đi! Mình rất vui vì giúp được bạn.
  9. Câu 2: Đóng vai Bình và An để nói và đáp lời xin lỗi trong tình huống: Bình vô tình va vào An, làm An ngã. Lời giải Bình: Xin lỗi bạn nhé! Mình không cố ý đâu! An: Không sao đâu! Mình biết bạn chỉ sơ ý thôi mà.
  10. VIẾT Câu 1: Nghe – viết: Nhím nâu kết bạn Thấy nhím trắng tốt bụng, nhím nâu đã nhận lời kết bạn. Cả hai cùng trang trí chỗ ở cho đẹp. Chúng trải qua những ngày vui vẻ, ấm áp vì không phải sống một mình giữa mùa đông lạnh giá.
  11. Câu 2: Chọn g hoặc gh thay cho ô vuông: - Suối □ặp bạn rồi □óp thành sông lớn. Sông đi ra biển Biển thành mênh mông. (Theo Nguyễn Bao) - Quả □ấc nào mà chín Cũng □ặp được mặt trời. (Theo Nguyễn Đức Quang) - Nắng □é vào cửa lớp Xem chúng em học bài. (Theo Nguyễn Xuân Sanh)
  12. Lời giải chi tiết: - Suối gặp bạn rồi Góp thành sông lớn. Sông đi ra biển Biển thành mênh mông. (Theo Nguyễn Bao) - Quả gấc nào mà chín Cũng gặp được mặt trời. (Theo Nguyễn Đức Quang) - Nắng ghé vào cửa lớp Xem chúng em học bài. (Theo Nguyễn Xuân Sanh)
  13. Câu 3: Chọn a hoặc b. a. Tìm từ có tiếng chứa iu hoặc ưu. M: iu: líu lo ưu: lưu luyến b. Tìm từ có tiếng chứa iên hoặc iêng. M: iên: hiền lành, iêng: siêng năng Lời giải a. - iu: ríu rít, bận bịu, nâng niu, cái rìu, bận bịu, chịu đựng, dịu dàng, nặng trĩu, dễ chịu, - ưu: lưu luyến, bưu thiếp, bưu điện, sưu tầm, mưu trí, cứu giúp, tựu trường, b. - iên: liên kết, tiên phong, tiên tiến, chiến đấu, bờ biển, kiên trì, cô tiên, mái hiên, con kiến, - iêng: cái chiêng, miếng bánh, tiếng tăm, sầu riêng, chao liệng, siêng năng, lười biếng,
  14. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp: a. Từ ngữ chỉ hoạt động b. Từ ngữ chỉ đặc điểm Lời giải chi tiết: a. Từ ngữ chỉ hoạt động: nhường bạn, giúp đỡ, chia sẻ b. Từ ngữ chỉ đặc điểm: hiền lành, chăm chỉ, tươi vui
  15. • Lời giải chi tiết: a. Mẹ cho Hải cái bánh rất ngon. Hải mang đến cho Hà và Xuân cùng ăn. Mẹ khen: “Con biết chia sẻ cùng bạn bè rồi đấy”. b. Biết Hải ốm, phải nghỉ học, Xuân mang sách vở sang, giảng bài cho bạn. Hải xúc động vì bạn đã giúp đỡ khi mình bị ốm. c. Hải và Xuân đều muốn ngồi bàn đầu. Nhưng ở đó chỉ còn một chỗ. Xuân xin cô cho Hải được ngồi chỗ mới. Cô khen Xuân đã biết nhường bạn.
  16. Câu 3: Đặt một câu về hoạt động của các bạn trong tranh: Lời giải chi tiết: - Tranh 1: Bạn Lan cho bạn Hải mượn bút. - Tranh 2: Các bạn đếm thăm Hà ốm. - Tranh 3: Bạn Liên lau bàn ghế còn bạn Hùng lau cửa sổ. - Tranh 4: Các bạn đang ca hát và nhảy múa.
  17. LUYỆN VIẾT ĐOẠN Câu 1: Kể tên một số hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi. Lời giải chi tiết: Một số hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở trường là: đọc sách, đánh cầu, đuổi bắt, trốn tìm,
  18. Câu 2: Viết 3 – 4 câu kể về một giờ ra chơi ở trường em. G: - Trong giờ ra chơi, em và các bạn thường chơi ở đâu? - Em và các bạn thường chơi trò chơi gì? - Em thích hoạt động nào nhất? - Em cảm thấy thế nào sau mỗi giờ ra chơi? Đoạn văn kham khảo: Giờ ra chơi, em và các bạn thường vui chơi ở sân trường. Chúng em thường chơi đá cầu, nhảy dây, kéo co hoặc có khi cùng ngồi ghế đá đọc truyện. Em thích nhất chơi kéo co vì em cảm thấy chúng em đoàn kết hơn khi tham gia trò chơi này. Mỗi giờ ra chơi được tham gia hoạt động với các bạn, em cảm thấy rất thoải mái và thư giãn.
  19. DẶN DÒ Ø Xem lại bài học ngày hôm nay Ø Làm bài tập trong sách bài tập trang 45 ØChuẩn bị bài “ Thả Diều “ cho tiết học tới
  20. CHÀO TẠM BIỆT T TẤT CẢ CÁC EM Bài giảng trình bày bởi: Lê Đăng Khoa