Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 6

docx 25 trang thuytrong 19/10/2022 23480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_giang_tieng_viet_2_canh_dieu_tuan_6.docx

Nội dung text: Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 6

  1. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON BÀI 6: EM YÊU TRƯỜNG EM CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: SÂN TRƯỜNG EM (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Nhận biết nội dung chủ điểm. - Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: ▪ Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1. ▪ Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi, hiểu ý nghĩa của bài: cảm xúc của bạn học sinh khi sắp đến ngày tựu trường. ▪ Biết đặt câu giới thiệu đồ vật xung quanh theo mẫu Ai làm gì?. + Năng lực văn học: ▪ Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp. ▪ Biết liên hệ nội dung bài với thực tế. 2. Phẩm chất - Bồi dưỡng tình yêu với mái trường, thầy cô, bạn bè. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. - Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ.
  2. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn). IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV mời 2 HS tiếp nối nhau đọc nội - 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung 2 dung 2 BT trong SGK. BT trong SGK. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi giải - HS chơi trò chơi giải ô chữ. ô chữ. - GV nhận xét, chốt đáp án: - Một số HS trình bày trước lớp. Cả + BT 1: lớp lắng nghe, nhận xét. 3) Viết 4) Trường học - HS lắng nghe. 7) Chào cờ 8) Khai giảng 9) Cô giáo + BT 2: Mái trường. BÀI ĐỌC 1: SÂN TRƯỜNG EM 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu bài: Ở những bài học trước, chúng ta đã học bài thơ Cái - HS lắng nghe. trống trường em nói về tình cảm của cái trống đối với các bạn HS, trong đó có sự vui mừng khi gặp lại các bạn HS vào ngày tựu trường. Trong tiết học
  3. hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cảm xúc của bạn HS khi đến ngày tựu trường nhé. 2. HĐ 1: Đọc thành tiếng Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản. Cách tiến hành: - HS đọc thầm theo. - GV đọc mẫu toàn bài đọc. - HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ làm mẫu - GV mời 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ để cả lớp luyện đọc theo. làm mẫu để cả lớp luyện đọc theo. - 2 HS đọc phần giải thích từ ngữ để cả lớp hiểu 2 từ: tựu trường, xao xuyến. - GV mời 2 HS đọc phần giải thích từ ngữ để cả lớp hiểu 2 từ: tựu trường, - HS luyện đọc theo nhóm 4. xao xuyến. - Các nhóm đọc bài trước lớp. - GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm - HS nhóm khác nhận xét, góp ý cách 4 (GV hỗ trợ HS nếu cần thiết). đọc của bạn. - GV gọi các nhóm đọc bài trước lớp. - HS lắng nghe. - GV gọi HS nhóm khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn. - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS đọc tiến bộ. 3. HĐ 2: Đọc hiểu - HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung văn bản. đôi theo các CH tìm hiểu bài, trả lời Cách tiến hành: CH bằng trò chơi phỏng vấn: - GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm + Câu 1: bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các ▪ HS 1: Những chi tiết nào tả sân CH tìm hiểu bài. Sau đó trả lời CH trường, lớp học vắng lặng trong bằng trò chơi phỏng vấn. những ngày hè? - GV tổ chức trò chơi phỏng vấn: Từng ▪ HS 2: chiếc bảng đen mơ về cặp HS em hỏi – em đáp hoặc mỗi phấn trắng, chỉ có tiếng lá cây nhóm cử 1 đại diện tham gia: Đại diện thì thầm cùng bóng nắng. nhóm đóng vai phóng viên, phỏng vấn + Câu 2: đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả lời. Sau ▪ HS 1: Bạn HS tưởng tượng sân
  4. đó đổi vai. trường sẽ đổi khác như thế nào trong ngày tựu trường? ▪ HS 2: Bạn HS tưởng tượng sân trường sẽ đổi khác trong ngày tựu trường: lại ngập tràn những niềm vui xao xuyến. + Câu 3: ▪ HS 1: Những ai, những gì đang mời gọi, mong chờ bạn HS bước vào năm học mới? ▪ HS 2: Tiếng trống trường, thầy cô đang mời gọi, mong chờ bạn HS bước vào năm học mới. - HS lắng nghe. - GV nhận xét, chốt đáp án. 4. HĐ 3: Luyện tập Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến - HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT thức tiếng Việt, văn học trong văn bản. vào VBT. Cách tiến hành: - GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận - HS lên bảng báo cáo kết quả. nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT. GV theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ. - HS lắng nghe, sửa bài. - GV chiếu lên bảng nội dung BT 1 và 2, mời HS lên bảng báo cáo kết quả. - GV chốt đáp án: + BT 1: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai? và bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Làm gì? trong câu chuyện “Chúng em học bài mới.”. Trả lời: ▪ Ai?: Chúng em.
  5. ▪ Làm gì?: học bài mới. + BT 2: Đặt một câu nói về hoạt động của em trên sân trường trong ngày tựu trường. Trả lời: Ngày tựu trường, em đến nhận lớp, gặp bạn bè, thầy cô.
  6. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON BÀI 6: EM YÊU TRƯỜNG EM BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Có óc quan sát và ý thức thẩm mỹ khi trình bày văn bản. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: ▪ Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài văn Ngôi trường mới. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài văn: chữ đầu mỗi câu viết hoa. Chữ đầu đoạn viết hoa, lùi vào 1 ô. ▪ Làm đúng BT điền s / x, dấu hỏi / dấu ngã. ▪ Biết viết chữ cái Đ viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 2. Phẩm chất - Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. - Phần mềm hướng dẫn viết chữ Đ. - Mẫu chữ cái Đ viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li. 2. Đối với học sinh - SGK. - Vở Luyện viết 2, tập một. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ.
  7. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm). IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV nêu MĐYC của bài học. - HS lắng nghe. 2. HĐ 1: Nghe – viết Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài văn Ngôi trường mới. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài văn: chữ đầu mỗi câu viết hoa. Chữ đầu đoạn viết hoa, lùi vào 1 ô. Cách tiến hành: 2.1. GV nêu nhiệm vụ: HS nghe (thầy, cô) đọc, viết lại bài văn Ngôi trường - HS đọc thầm theo. mới. - 1 HS đọc bài văn, cả lớp đọc thầm - GV đọc mẫu 1 lần bài văn. theo. - GV yêu cầu 1 HS đọc bài văn, cả lớp - HS lắng nghe. đọc thầm theo. - GV nói về nội dung và hình thức của bài văn: + Về nội dung: Bài văn nói về tình cảm của tác giả đối với mái trường và những hình ảnh thân thương như cô giáo, bạn nhỏ, chiếc thước kẻ, chiếc bút chì, + Về hình thức: Đoạn văn gồm 5 câu. Trong đó có 3 câu cảm thán kết thúc - HS nghe – viết. bằng dấu chấm than. 2.2. Đọc cho HS viết:
  8. - GV đọc thong thả từng dòng thơ cho - HS soát lại bài lần cuối. HS viết vào vở Luyện viết 2. Mỗi dòng đọc 2 hoặc 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS. - HS tự chữa lỗi. - GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại. - HS lắng nghe. 2.3. Chấm, chữa bài: - GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả). - GV chấm 5 – 7 bài, chiếu bài của HS - 1 HS đọc YC của BT. lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận - HS làm bài vào vở Luyện viết 2, tập xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, một. cách trình bày. - 2 HS lên bảng làm BT. 3. HĐ 2: Chọn chữ s hoặc x, chọn - HS lắng nghe, chữa bài vào VBT. dấu hỏi hoặc dấu ngã (BT 2) - GV mời 1 HS đọc YC của BT. - GV yêu cầu HS làm bài vào vở Luyện viết 2, tập một. - GV mời 2 HS lên bảng làm BT. - GV chữa bài: a) Em chọn chữ (s hoặc x) phù hợp với ô trống. Giúp bạn Sơn tìm đường đến trường, biết rằng đường đến trường được đánh dấu bằng các tiếng có chữ s. + GV hướng dẫn HS: BT a gồm 2 lệnh: 1. Chọn chữ phù hợp với ô trống. 2. Chọn các từ có chữ s để tìm đường đến trường cho bạn Sơn: ▪ Xôi lạc, cây xanh, hoa sen, bò sữa, máy xay, quyển sách. ▪ Đường đến trường cho bạn Sơn:
  9. quyển sách hoa sen bò sữa. b) Em chọn dấu thanh (dấu hỏi hoặc dấu ngã) phù hợp với chữ in đậm. Giúp bạn Thủy tìm đường đến trường, biết rằng đường đên trường được đánh dấu bằng các tiếng có dấu hỏi: + GV hướng dẫn HS: BT b gồm 2 câu - HS quan sát và nhận xét chữ mẫu Đ. lệnh: 1. chọn dấu thanh phù hợp với chữ in đậm. 2. Giúp bạn Thủy tìm đường đến trường. ▪ thước kẻ, vẽ, thỏ, vỗ tay, nhãn, bưởi. ▪ Đường đến trường của bạn Thủy: thước kẻ, thỏ, bưởi. 4. HĐ 3: Tập viết chữ Đ hoa 4.1. Quan sát mẫu chữ hoa Đ - GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ mẫu Đ: + Chữ Đ hoa cao 5 li (6 ĐKN), đặc điểm viết 2 nét. + Cấu tạo: ▪ Nét 1: tương tự như khi viết chữ hoa D. ▪ Nét 2: thẳng ngang ngắn. + Cách viết: ▪ Nét 1: Viết liền một nét để tạo thành chữ hoa D. Đặt bút trên ĐKN 6. Viết nét lượn hai đầu - HS quan sát, lắng nghe. theo chiều dọc. Sau đó chuyển hướng viết tiếp nét cong phải tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ. - HS đọc câu ứng dụng. Phần cuối nét cong lượn hẳn vào - HS lắng nghe. trong, dừng bút trên ĐKN 5.
  10. Chú ý phần cuối nét cong rộng vừa phải, cân đối với chân chữ. ▪ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét - HS quan sát và nhận xét độ cao của 1, lia bút xuống ĐKN 3 (gần ở các chữ cái. thân chữ) viết nét thẳng ngang ngắn. Nét viết trùng đường kẻ để thành chữ hoa Đ. - GV viết chữ Đ lên trên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết. - HS quan sát, lắng nghe. 4.2. Quan sát cụm từ ứng dụng - GV giới thiệu cụm từ ứng dụng: - HS viết chữ Đ cỡ vừa và cỡ nhỏ vào Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt. vở. - GV giúp HS hiểu: Cụm từ ứng dụng - HS viết cụm từ ứng dụng Đoàn kết là một trong 5 điều Bác Hồ dạy các em tốt, kỉ luật tốt. HS, phải biết đoàn kết trong một tập thể và giữ được kỷ luật. - GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái: ▪ Những chữ có độ cao 2,5 li: Đ, k, l. ▪ Chữ có độ cao 1,5 li: t. ▪ Những chữ còn lại có độ cao 1 li: o, a, n, ê, ô, u, â. - GV viết mẫu chữ Đoàn trên phông kẻ ô li (tiếp theo chữ mẫu). 4.3. Viết vào vở Luyện viết 2, tập một - GV yêu cầu HS viết chữ Đ cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở. - GV yêu cầu HS viết cụm từ ứng dụng Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt.
  11. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON BÀI 6: EM YÊU TRƯỜNG EM BÀI ĐỌC 2: CHẬU HOA (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: ▪ Đọc trôi chảy truyện (phát âm đúng: ngắt nghỉ đúng theo dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc 60 tiếng / phút). ▪ Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Câu chuyện là lời nhắc nhở con người phải biết quan tâm, yêu thương vạn vật, đồng thời biết nhận ra lỗi lầm của mình. ▪ Nhận biết được lời xin lỗi và biết cách nói lời xin lỗi. + Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích đối với nhân vật trong truyện (VD: thầy giáo không trách phạt các bạn mà chỉ để cho các bạn nhận ra hậu quả mình đã gây ra; các bạn đã nhận ra lỗi lầm của mình và sửa sai). 2. Phẩm chất - Từ bài đọc, biết liên hệ bản thân, làm những điều có ích. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn). IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  12. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu bài: Bài đọc hôm nay - HS lắng nghe. Chậu hoa sẽ giúp các em hiểu: Cần phải biết yêu thương vạn vật xung quanh, biết nhận ra lỗi lầm của mình cũng như khi người khác phạm sai lầm, ta hãy nhẹ nhàng khuyên giải. 2. HĐ 1: Đọc thành tiếng Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản. Cách tiến hành: - HS lắng nghe, đọc thầm theo. - GV đọc mẫu bài Chậu hoa. - HS luyện đọc: - GV tổ chức cho HS luyện đọc: + 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của + Đọc nối tiếp: GV chỉ định 3 HS đọc bài. nối tiếp nhau 3 đoạn của bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS. + HS đọc theo nhóm 3. + Đọc nhóm 3: GV yêu cầu HS đọc theo nhóm 3. + HS thi đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp + GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp bình chọn bạn đọc hay nhất. trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn + 1 HS giỏi đọc lại toàn bài. đọc hay nhất. + GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài. 3. HĐ 2: Đọc hiểu Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: - 4 HS tiếp nối đọc 4 CH. Cả lớp đọc Cách tiến hành: thầm theo. - GV mời 4 HS tiếp nối đọc 4 CH. - Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm
  13. - GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại các CH, suy nghĩ, trả lời các CH. truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả - HS trả lời CH trước lớp. lời các CH. - GV đặt CH và mời một số HS trả lời: + Câu 1: Chuyện gì xảy ra ngoài hành lang khi thầy giáo đang viết bài? Trả lời: Khi thầy giáo đang viết bài thì ngoài hành lang có chậu hoa bị làm vỡ. + Câu 2: Thầy giáo nói gì với nhóm học trò đang vây quanh? Trả lời: Thầy giáo nói với nhóm học trò đang vây quanh: “Trước hết, phải cứu cây hoa đã”. + Câu 3: Các bạn trong lớp tưởng tượng cây hoa nói gì? Trả lời: Các bạn trong lớp tưởng tượng cây hoa nói: “Các bạn có thương tôi không?”, “Tôi sẽ không nở hoa được nữa!”, + Câu 4: Em có thích cách giải quyết sự việc của thấy giáo không? Chọn câu trả lời của em: a) Không, vì thầy chưa làm rõ ai mắc lỗi nặng hơn. b) Có, vì thầy đã hướng suy nghĩ của học sinh vào việc cứu cây hoa. c) Có, vì thầy tránh cho Huy và Lân phải tranh cãi xem ai có lỗi. Trả lời: GV hướng dẫn HS câu trả lời b và c. 4. HĐ 3: Luyện tập - 1 HS đọc to trước lớp YC của 2 BT. Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: - HS làm bài vào VBT.
  14. Nhận biết được lời xin lỗi và biết cách - Một số HS trình bày kết quả trước nói lời xin lỗi. lớp. Cách tiến hành: - HS lắng nghe, sửa bài vào VBT. - GV mời 1 HS đọc to trước lớp YC của 2 BT. - GV yêu cầu HS làm bài vào VBT. - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp. - GV nhận xét, chốt đáp án: + BT 1: Tìm lời xin lỗi của Huy trong câu chuyện. Trả lời: “Em xin lỗi thầy. Nhưng tại bạn Lân đẩy em đấy ạ.”. + BT 2: Sau khi nghe thầy nói, Lân đã nhận ra lỗi của mình. Theo em: a) Lân nên xin lỗi những ai? b) Lân xin lỗi như thế nào? c) Người được Lân xin lỗi sẽ nói gì? Trả lời: a) Lân nên xin lỗi cây hoa, chậu hoa, xin lỗi thầy và các bạn. b) Lân xin lỗi bằng sự ăn năn, chân thành mong được tha thứ. c) Người được Lân xin lỗi sẽ nói về lỗi mà Lân gây ra khiến họ đã cảm thấy như thế nào, và vẫn tha thứ cho Lân.
  15. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON BÀI 6: EM YÊU TRƯỜNG EM LUYỆN NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN “CHẬU HOA” (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: NL giao tiếp (chủ động, tự nhiên, tự tin khi nhập vai kể chuyện). - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: a) Rèn kĩ năng nói: ▪ Dựa vào trí nhớ và gợi ý, biết hợp tác cùng bạn (mỗi bạn một đoạn) kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện Chậu hoa, sau đó kể được toàn bộ câu chuyện. ▪ Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ, động tác. b) Rèn kĩ năng nghe: Biết lắng nghe bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Có thể kế tiếp lời bạn. + Năng lực văn học: Bước đầu biết kể chuyện một cách mạch lạc, có cảm xúc; HS khá, giỏi bước đầu biết tưởng tượng và nói lại một câu nói hoặc ý nghĩ của nhân vật trong câu chuyện. 2. Phẩm chất - Từ bài đọc, biết liên hệ bản thân, làm những điều có ích. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ.
  16. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu: Trong tiết học hôm - HS lắng nghe. nay các em sẽ thực hành kể từng đoạn, kể toàn bộ câu chuyện Chậu hoa. Chúng ta sẽ thi đua xem bạn nào nhớ nội dung câu chuyện, kế hay, biểu cảm. 2. Thực hành kể chuyện 2.1. HĐ 1: Phân vai đọc lại câu chuyện Chậu hoa Mục tiêu: HS đọc phân vai, nhập vai vào cac nhân vật để diễn tả lại câu chuyện. - 5 HS đọc phân vai trước lớp. Cả lớp Cách tiến hành: đọc thầm theo. - GV mời 5 HS đóng vai người dẫn chuyện thầy giáo, bạn Lân, bạn Huy, cây hoa để đọc phân vai câu chuyện Chậu hoa. GV lưu ý cả lớp đọc và nhớ câu chuyện. 2.2. HĐ 2: Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện Mục tiêu: Kể từng đoạn câu chuyện và có thể kể tiếp câu chuyện sau khi - 1 HS đọc trước lớp YC của BT 2, bạn khác kể xong. đọc các gợi ý dưới mỗi tranh. Cả lớp Cách tiến hành: đọc thầm theo. - GV mời 1 HS đọc trước lớp YC của - HS nghe GV hướng dẫn, quan sát
  17. BT 2, đọc các gợi ý dưới mỗi tranh. tranh, dựa vào các gợi ý để kể lại câu chuyện. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh, - HS thảo luận nhóm 4, tập kể lại câu dựa vào câu gợi ý để kể lại câu chuyện dựa vào tranh và gợi ý. chuyện. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, - Một số HS kể từng đoạn của câu tập kể lại câu chuyện dựa vào tranh và chuyện. gợi ý. - Cả lớp và GV nhận xét, khen ngợi - GV chiếu các bức tranh lên bảng, các bạn. mời một số HS kể từng đoạn của câu chuyện. - GV và cả lớp nhận xét, khen ngợi các bạn. 2.3. HĐ 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện - HS xung phong lên kể toàn bộ câu Mục tiêu: Kể lại được toàn bộ câu chuyện trước lớp. chuyện kết hợp với cử chỉ, điệu bộ. Cách tiến hành: - HS lắng nghe. - GV khuyến khích HS xung phong lên kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. GV hỗ trợ HS khi cần thiết. - GV nhận xét, khen ngợi HS.
  18. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON BÀI 6: EM YÊU TRƯỜNG EM BÀI VIẾT 2: VIẾT LỜI XIN LỖI (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ: + Biết nói lời xin lỗi và lời đáp dựa vào các bức tranh. + Viết đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một lần có lỗi và xin lỗi người khác. 2. Phẩm chất - Biết nhận lỗi, xin lỗi, mong được người khác tha thứ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. - VBT. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm). IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu: Bài học hôm nay giúp - HS lắng nghe. các em biết nói lời xin lỗi và lời đáp,
  19. giúp các em biết cách viết một đoạn văn kể về một lần em có lỗi với ai đó và em xin lỗi người đó. 2. HĐ 1: Nói lời xin lỗi và lời đáp của các nhân vật trong mỗi bức tranh Mục tiêu: Biết nói lời xin lỗi và lời đáp của các nhân vật trong mỗi bức tranh. - 1 HS đọc to yêu cầu của BT trước Cách tiến hành: lớp, cả lớp đọc thầm theo. - GV mời 1 HS đọc to yêu cầu của BT - Một số HS nói về nội dung trong các trước lớp. bức tranh. - GV gọi một số HS nói về nội dung - HS lắng nghe. trong các bức tranh. - GV nhận xét, chốt đáp án: + Tranh 1: Một bạn nam vô ý giẫm phải chân và làm tuột giầy của một bạn nữ. - HS thảo luận theo cặp, hoàn thành + Tranh 2: Bạn nhỏ chơi bóng, vô tình BT. VD: làm vỡ bình hoa của mẹ. + Tranh 1: - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, ▪ Tớ xin lỗi đã giẫm phải giầy của một bạn đóng vai người nói lời xin lỗi, bạn. Mong bạn tha lỗi cho tớ một bạn đóng vai người nói lời đáp. nhé! ▪ Được rồi! + Tranh 2: ▪ Con xin lỗi mẹ. Con chơi bóng vô tình làm vỡ bình hoa. Con không cố ý đâu! Lần sau con sẽ chú ý cẩn thận hơn. Mẹ tha thứ cho con nhé. ▪ Lần sau con phải cẩn thận hơn nhé. - Một số cặp HS trình bày trước lớp.
  20. - GV mời một số cặp HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, - HS lắng nghe. nhận xét. - GV nhận xét. 3. HĐ 2: Viết 4 – 5 câu kể về một lần em có lỗi với ai đó (bố mẹ, thầy cô, anh chị em, bạn bè, ) và em xin lỗi người đó Mục tiêu: HS biết viết đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một lần em có lỗi với ai đó và em xin lỗi người đó. - 1 HS đọc to YC của BT 2 trước lớp. Cách tiến hành: - GV mời 1 HS đọc to YC của BT 2 - HS lắng nghe. trước lớp. - GV hướng dẫn HS: Đoạn văn cần nêu lên tình huống lúc đó. Lỗi em đã gây ra. Phản ứng, thái độ của người em đã gây ra lỗi. Em đã xin lỗi người - HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT. đó như thế nào. Người đó có tha thứ cho em không? - Một số HS làm bài trên bảng, cả lớp - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, nhận xét. hoàn thành đoạn văn. GV giúp đỡ HS - HS lắng nghe. gặp khó khăn. - GV mời một số HS làm bài trên bảng, yêu cầu cả lớp nhận xét. - GV chữa bài, khen ngợi HS.
  21. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON BÀI 6: EM YÊU TRƯỜNG EM GÓC SÁNG TẠO: NGÔI TRƯỜNG MƠ ƯỚC (hơn 55 phút) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Làm được một sản phẩm có tính sáng tạo để tự giới thiệu. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: Tạo lập văn bản đa phương thức: HS viết được một đoạn văn tự giới thiệu chân thực về bản thân. Chữ viết rõ ràng, mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp. Biết trang trí bài viết bằng tranh tự vẽ hoặc hình cắt dán. + Năng lực văn học: Biết chọn một số thông tin nổi bật để giới thiệu về ngôi trường mơ ước; biết tạo lập một văn bản đa phương thức (viết, vẽ hoặc dán ảnh) chân thật, hồn nhiên. Cảm nhận được cái hay, cái đẹp để bình chọn những đoạn viết hay, tranh vẽ đẹp. 2. Phẩm chất - Từ bài viết, hiểu hơn về bản thân, có ý thức về bản thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. - Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài
  22. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu MĐYC của bài học. - HS lắng nghe. 2. HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học Mục tiêu: Hiểu được yêu cầu của bài học. Cách tiến hành: - GV mời 2 HS đọc YC của 2 BT. - 2 HS đọc YC của 2 BT. - GV hướng dẫn HS: - HS lắng nghe GV hướng dẫn. + Với BT 1, em hãy tưởng tượng ngôi trường em mơ ước, viết 4 – 5 câu miêu tả ngôi trường đó. Sau đó em hãy vẽ tranh minh họa để chuẩn bị giới thiệu với các bạn. + Với BT 2, sau khi đã hoàn thành xong BT 1, các em sẽ giới thiệu với các bạn về sản phẩm của mình. Sau đó cả lớp sẽ bình chọn ra đoạn văn viết hay nhất, bức tranh vẽ đẹp nhất. 3. HĐ 2: Làm bài - HS hoàn thành BT. Mục tiêu: Hoàn thành BT. Cách tiến hành: - HS nghe GV hướng dẫn, hoàn thành - GV yêu cầu HS viết đoạn văn và vẽ BT. tranh minh họa. - GV đến từng bàn, hướng dẫn và giúp đỡ HS: nhắc HS đặt dấu chấm kết thúc câu; chỉ cho các em vị trí thích hợp để vẽ tranh, v.v 4. HĐ 3: Bình chọn và giới thiệu sản phẩm trước lớp - HS thảo luận theo tổ, lựa chọn sản Mục tiêu: Tự tin giới thiệu sản phẩm phẩm có nội dung hay, hình ảnh đẹp
  23. trước lớp, bình chọn sản phẩm. để thi đua với các tổ khác. Cách tiến hành: - HS quan sát. - GV yêu cầu HS thảo luận theo tổ, lựa chọn sản phẩm có nội dung hay, hình - HS tiếp nối nhau giới thiệu về bức ảnh đẹp để thi đua với các tổ khác. tranh bằng đoạn văn mình đã viết. - GV đính lên bảng lớp 8 – 9 sản phẩm được chọn như Phòng tranh. - Cả lớp bình chọn. - GV mời lần lượt các HS tiếp nối - HS lắng nghe. nhau giới thiệu về bức tranh bằng đoạn văn mình đã viết. - GV tổ chức cho cả lớp bình chọn. - GV khen ngợi những HS hoàn thành tốt BT sáng tạo. Khuyến khích HS mang sản phẩm về nhà khoe với người thân. GV gắn sản phẩm được đánh giá cao lên vị trí trang trọng ở góc lớp suốt tuần.
  24. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON BÀI 6: EM YÊU TRƯỜNG EM TỰ ĐÁNH GIÁ (15 phút) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Biết tự đánh giá theo các đề mục đã cho sẵn. - Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ: Biết đánh dấu vào bảng để tự đánh giá những điều HS đã biết, đã làm được sau Bài 5, Bài 6. 2. Phẩm chất - Rút ra được những bài học cho bản thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. - Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giao nhiệm vụ cho HS Mục tiêu: HS tiếp nhận nhiệm vụ, tự đánh giá những gì đã biết và làm được Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS đọc bảng tự đánh - HS lắng nghe. giá: Bảng tự đánh giá gồm 2 cột: nội dung 2 cột có quan hệ với nhau theo
  25. từng cặp. - HS hoàn thành bảng tự đánh giá. - GV yêu cầu HS hoàn thành bảng tự đánh giá. 2. Tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ Mục tiêu: HS thực hiện nhiệm vụ, tự đánh giá những gì đã biết và làm được. Cách tiến hành: - HS HS đánh dấu vào các dòng thích - GV yêu cầu HS đánh dấu dấu + / – hợp trong bảng tự đánh giá ở VBT. (hoặc các dấu v) vào các dòng thích hợp trong bảng tự đánh giá ở VBT (hoặc phiếu học tập). - HS làm BT. - GV theo dõi, hướng dẫn đánh dấu. 3. Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Mục tiêu: Báo cáo kết quả và rút kinh nghiệm cho những bài học sau. Cách tiến hành: - HS để trang VBT đã đánh dấu tên lên - GV yêu cầu HS để trang VBT đã mặt bàn. đánh dấu tên lên mặt bàn. - HS quan sát, lắng nghe. - GV dùng máy chiếu qua đầu (overhead) chiếu kết quả làm bài của 1, 2 HS; nhận xét, biểu dương HS.