Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 33

docx 25 trang thuytrong 19/10/2022 22461
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_giang_tieng_viet_2_canh_dieu_tuan_33.docx

Nội dung text: Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 33

  1. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / : BÀI 33: NHỮNG NGƯỜI QUANH TA CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM (10 phút) - GV giới thiệu: Trong tuần này các em sẽ những hình ảnh; đọc những bài thơ, bài văn, câu chuyện nói về những người lao động xung quanh em: những người trồng lúa, trồng hoa, dân chài, thợ đánh cá, thợ hàn, bác sĩ, chị lao công, Những người lao động chăm chỉ, cần cù này đã góp phần làm nên cuộc sống tươi đẹp của chúng ta. - GV yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh họa, đọc yêu cầu bài tập: Những người trong tranh đang làm gì? Họ là những ai? và trả lời câu hỏi. - GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi: + Tranh 1: Đây là bác thợ đang hàn sắt. + Tranh 2: Đây là các chú bộ đội. Các chú đang quan sát và canh giữ biên giới. + Tranh 3: Đây là những người dân chài trên biển đang kéo lưới đánh bắt cá buổi sớm. + Tranh 4: Đây là các bác sĩ đang mổ cho bệnh nhân. - GV nói lời dẫn vào bài học mở đầu chủ điểm Những người quanh ta. BÀI ĐỌC 1: CON ĐƯỜNG CỦA BÉ (60 phút) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  2. - Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng, mỗi khổ thơ. Biết đọc bài thơ với giọng vui, hồn nhiên. - Hiểu nghĩa của các từ ngữ, hiểu điều nhà thơ muốn nói: Công việc của mỗi người lao động gắn với một con đường. Bé học tập để chọn con đường cho mình khi lớn lên. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Yêu thích những câu thơ hay, những hình ảnh thơ đẹp. 3. Phẩm chất - Thêm yêu quý và tự hào về con người Việt Nam. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu để chiếu. - Giáo án. 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu bài học: Mở đầu chủ điểm, các em sẽ học bài thơ Con đường của bé. Với bài thơ này, các em sẽ hiểu công việc của - HS lắng nghe, tiếp thu. mỗi người lao động gắn với một con đường. Còn công việc học tập của các bạn nhỏ trong bài thơ, của các em trên ghế đá nhà trường gắn với con đường nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài đọc ngày hôm nay. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
  3. a. Mục tiêu: HS đọc bài Con đường của bé: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng, mỗi khổ thơ. Biết đọc bài thơ với giọng vui, hồn nhiên. b. Cách tiến hành : - GV đọc mẫu bài đọc: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng, mỗi khổ thơ. Biết đọc bài thơ với giọng vui, hồn nhiên. - GV yêu cầu HS đọc mục chú giải từ ngữ khó: phi công, hải quân, song hành. - HS lắng nghe, đọc thầm theo. - HS đọc phần chú giải: + Phi công: người lái máy bay. + Hải quân: Bộ đội bảo vệ biển đảo. - GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 2 khổ + Song hành: đi song song với nhau. thơ. - HS đọc bài. - GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: lẫn, chi chít, vì sao, đảo xa, bến lạ, lái tàu, song hành, sớm mai, trang sách. - HS luyện phát âm. - GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 2 đoạn trong bài đọc. - GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ). - HS luyện đọc. - GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài. Hoạt động 2: Đọc hiểu - HS thi đọc. a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang - HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc 124, 125. thầm theo. b. Cách tiến hành: - GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 câu hỏi: + HS1 (Câu 1): Bài thơ nói về công việc của những ai? + HS2 (Câu 2): Công việc của mỗi người gắn với một con đường. - HS đọc yêu cầu câu hỏi. Ghép đúng:
  4. + HS3 (Câu 3): Em hiểu 2 dòng thơ cuối bài thơ như thế nào? Chọn ý đúng: a. Bé tìm đường tới trường. b. Bé tìm đường của các chú, các bác. c. Bé tìm con đường tương lai trong các bài học. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi theo nhóm đôi. - GV mời đại diện HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Hoạt động 3: Luyện tập - HS thảo luận theo nhóm đôi. a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK - HS trình bày: trang 125. + Câu 1: Bài thơ nói về công việc của chú phi b. Cách tiến hành: công, chú hải quân, bác lái tàu, công việc - GV mời 2 HS đọc nối tiếp 2 câu hỏi: của bé. + HS1 (Câu 1): Những người trong tranh đang làm gì? Họ là ai? + Câu 2: a-3, b-1, c-2, d-4. + Câu 3: c. - HS đọc yêu cầu câu hỏi. + HS2 (Câu 2): Kể tên một số nghề nghiệp mà em biết. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi theo nhóm đôi. - GV mời đại diện HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - HS thảo luận theo nhóm đôi. - HS trình bày:
  5. + Câu 1: 1. Chú Lê xây nhà. Chú là thợ xây. 2. Bác Tâm gặt lúa. Bác là nông dân. 3. Chú Mạnh may quần áo. Chú là thợ may. + Câu 2: Một số nghề nghiệp mà em biết: công nhân điện, thợ mộc, thợ nề, thợ sắt, thợ hàn, thợ lái, nhân viên bán hàng, giáo viên, y tá, bác sĩ công an, lao công, kĩ sư, bộ đội, Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / :
  6. BÀI VIẾT 1: CHÍNH TA – TẬP VIẾT (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Nghe – viết chính xác bài thơ Con đường của bé (2 khổ thơ đầu). Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ. - Làm đúng bài tập lựa chọn: Điền chữ s, x; i, iê; điền vần ao, au. - Biết viết chữ V hoa (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Việt Nam, quê hương yêu dấu cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản. 3. Phẩm chất - Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu để chiếu. - Giáo án. 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - HS lắng nghe, tiếp thu. - GV giới thiệu bài học: Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ: Nghe – viết chính xác bài thơ Con đường của bé (2 khổ thơ đầu;
  7. Làm đúng bài tập lựa chọn: Điền chữ s, x; i, iê; điền vần ao, au; Biết viết chữ V hoa (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Việt Nam, quê hương yêu dấu cỡ nhỏ. Chúng ta cùng vào bài học. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nghe – viết a. Mục tiêu: Nghe – viết chính xác bài thơ Con đường của bé (2 khổ thơ đầu). Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu: Nghe – viết chính xác bài thơ Con đường của bé (2 khổ thơ đầu). Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài - HS lắng nghe. thơ 5 chữ. - GV đọc đoạn 2 khổ thơ đầu. - HS lắng nghe, đọc thầm theo. - GV mời 1 HS đọc lại 2 khổ thơ đầu. - HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc - GV hướng dẫn thêm HS: Về hình thức hình thức, đây là bài thơ thầm theo. 5 chữ. Chữ đầu tiên và đầu mỗi dòng viết hoa. Chữ từ đầu tên bài có thể viết từ ô thứ 4 tính từ lề vở. Chữ đầu mỗi dòng viết từ ô 3. - HS lắng nghe, thực hiện. - GV nhắc HS đọc thầm lại các dòng thơ, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai: trời xa, chi chít, đảo xa, bến lại, mênh mông. - GV yêu cầu HS gấp SGK, nghe GV đọc từng dòng, viết vào vở - HS luyện phát ân, viết nháp những từ dễ Luyện viết 2. viết sai. - GV đọc lại bài một lần nữa cho HS soát lại. - GV yêu cầu HS tự chữa lỗi, gạch chân từ ngữ viết sai, viết lại - HS viết bài. bằng bút chì từ ngữ đúng. - HS soát lỗi. - GV đánh giá, chữa 5 -7 bài. Nhận xét bài về: nội dung, chữ viết, cách trình bày. - HS tự chữa lỗi. Hoạt động 2: Điền chữ s, x; i, iê; điền vần ao, au. a. Mục tiêu: HS Điền chữ s, x; i, iê; điền vần ao, au phù hợp với ô trống. b. Cách tiến hành:
  8. - GV chọn cho HS làm Bài tập 2b và nêu yêu câu bài tập: Tìm chữ i hay iê phù hợp với ô trống: - HS lắng nghe, đọc thầm yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở Luyện viết 2, mời 1 HS lên bảng làm bài. - HS làm bài. - GV yêu cầu HS đọc lại câu văn sau khi đã điền chữ hoàn chỉnh. Hoạt động 3: Điền chữ s, x; i, iê; điền vần ao, au a. Mục tiêu: HS Điền chữ s, x; i, iê; điền vần ao, au phù hợp với ô trống. - HS lên bảng làm bài: tin, tiên, dịu, hiện. b. Cách tiến hành: - GV chọn cho HS làm Bài tập 3c và nêu yêu câu bài tập: Tìm vần ao hay au phù hợp với ô trống: - HS lắng nghe, đọc thầm yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở Luyện viết 2. - GV mời 2 HS lên bảng làm bài, các HS khác quan sát, so sánh - HS làm bài. với bài làm của mình. Hoạt động 4: Viết chữ V hoa (kiểu 2) - HS lên bảng làm bài: cao, cau, sáu, sáo. a. Mục tiêu: Biết viết chữ V (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Việt Nam, quê hương yêu dấu, chữ viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ. b. Cách tiến hành: * Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét - GV chỉ chữ mẫu trong khung chữ, hỏi HS: Chữ V viết hoa kiểu 2 cao mấy li, có mấy ĐKN? Được viết bởi mấy nét? - HS trả lời: Chữ V viết hoa kiểu 2 cao 5 li, - GV chỉ chữ mẫu miêu tả: Nét có 6 ĐKN. Được viết bởi 1 nét (nửa bên trái viết chữ V hoa (kiểu 2) là kết hợp của 3 nét cơ bản: móc hai đầu trái phải, cong phải và cong dưới (tạo vòng xoắn). giống nét 1 của chữ hoa U, Ư, Y). - GV chỉ chữ mẫu, miêu tả cách viết và viết lên bảng lớp: Đặt bút giữa ĐK 5, viết nét móc hai đầu (Đầu móc bên trái cuộn tròn vào
  9. trong, đầu móc bên phải hướng ra ngoài), lượn bút ngược lên viết - HS quan sát, lắng nghe. tiếp nét cong phải (hơi duỗi), tới ĐK 6 thì lượn vào trở lại viết nét cong dưới (nhỏ) cắt n gang nét cong phải, tạo thành một vòng xoắn nhỏ (cuối nét); dừng bút gần ĐK 6. - HS quan sát trên bảng lớp. - GV yêu cầu HS viết chữ V viết hoa kiểu 2 trong vở Luyện viết 2. * GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng: Việt Nam, quê hương yêu dấu. - GV Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: + Độ cao của các chữ cái: Chữ V, V hoa (kiểu 2) cỡ nhỏ và các chữ h, g, y cao 2.5 li. Chữ q, d cao 2 li. Chữ t cao 1.5 li. Các chữ còn lại cao 1 li. - HS viết bài. + Cách đặt dấu thanh: Dấu nặng đặt dưới ê, dấu sắc đặt trên â. - GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng trong vở Luyện viết 2. - HS đọc câu ứng dụng. - GV đánh giá nhanh 5-7 bài. Nêu nhận xét. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS viết bài. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / : BÀI ĐỌC 2: NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  10. - Đọc trơn truyện Người làm đồ chơi. Phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi đúng. Biết đọc truyện với giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm. Đọc phân biệt lời các nhân vật. - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Nắm được diễn biến của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Sự cảm thông đáng quý, cách an ủi tế nhị của một bạn nhỏ với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi rất yêu nghề, yêu trẻ nhỏ. Qua câu chuyện, HS học được ở bạn nhỏ lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động. - Biết sử dụng các câu hỏi Ở đâu?, Khi nào?, Vì sao?, hỏi đáp về nội dung câu chuyện. - Luyện tập nói lời tạm biệt và lời chúc. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Cảm nhận được vẻ đẹp của sự tế nhị trong giao tiếp, của tình người. 3. Phẩm chất - Thêm yêu quý trân trọng tình cảm con người. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu để chiếu. - Giáo án. 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV chỉ tranh minh họa và giới - HS lắng nghe tiếp thu. thiệu bài học: Đây là hình ảnh một người nặn đồ chơi bằng bột
  11. màu, gọi là làm tò he. Bác nặn bột màu hình con gà, con vịt, con công, để bán rong trên các đường phố. Ngày trước có nhiều người làm nghề này. Họ đi đến đâu là trẻ con xúm lại đến đấy để xem đôi bàn tay kheo léo của họ tạo nên những con giống rất đẹp. Hiện nay, các em ít gặp những người làm nghề này hơn, kể cả ở vùng quê. Bài đọc Người làm đồ chơi sẽ giúp em biết về một nghề lao động, một người lao động kiếm sống bằng đôi bàn tay khéo léo nặn đồ chơi cho trẻ em. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc thành tiếng a. Mục tiêu: HS đọc trơn truyện Người làm đồ chơi. Phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi đúng. Biết đọc truyện với giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm. Đọc phân biệt lời các nhân vật. b. Cách tiến hành : - GV đọc mẫu bài đọc: với giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm. Đọc phân biệt lời các nhân vật. - GV yêu cầu HS đọc mục chú giải từ ngữ khó: ế hàng. - GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 3 đoạn - HS lắng nghe, đọc thầm theo. như SGK đã đánh số. - HS đọc phần chú giải từ ngữ: - GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc + Ế hàng: không bán được hàng. đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: xúm lại, suýt khóc, lợn đất, nặn, trẻ. - HS đọc bài. - GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 3 đoạn trong bài đọc. - GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, - HS luyện phát âm. bàn, tổ). - GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài. - HS luyện đọc. Hoạt động 2: Đọc hiểu a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu SGK trang - HS thi đọc bài. 127. b. Cách tiến hành: - HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc - GV mời 4 HS đọc nối tiếp 4 câu hỏi: thầm theo.
  12. + HS1 (Câu 1): Bác Nhân trong câu chuyện làm nghề gì? + HS2 (Câu 2): Vì sao bác Nhân chuyển về quê. Chọn ý đúng: a. Vì bác không thích ở thành phố. b. Vì bác không bán được hành. - HS đọc yêu cầu câu hỏi. c. Vì bác không thích làm đồ chơi bằng bột. + HS3 (Câu 3): Khi biết bác Nhân định bỏ về quê, thái độ của bạn nhỏ thế nào? + HS 4 (Câu 4): Bạn nhỏ đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bàn hàng cuối cùng? - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - HS thảo luận theo nhóm. - HS trình bày: + Câu 1: Bác Nhân làm nghề nặn đồ chơ bằng bột màu, bán rong trên các vỉa hè đường phố. + Câu 2: b. + Câu 3: Khi biết bác Nhân định bỏ về quê, bạn suýt khóc, nhưng cố tỏ ra bình tĩnh nói: “Bác ở đây làm đồ chơi cho chúng cháu. Hoạt động 3: Luyện tập Cháu sẽ rủ các bạn cùng mua. a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK + Câu 3: Trong buổi bán hàng cuối cùng, trang 128. bạn nhỏ đã đập con lợn đất được hơn mười b. Cách tiến hành: nghìn đồng, chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua đồ chơi của bác. - GV mời 2 HS đọc nối tiếp 2 câu hỏi:
  13. + HS 1 (Câu 1): Sử dụng các câu hỏi Ở đâu?, Khi nào?, Vì sao? Hỏi đáp với bạn về nội dung câu chuyện? M: - Vì sao bạn nhỏ trong truyện muốn bác Nhân ở lại? - HS đọc yêu cầu câu hỏi. - Bạn ấy muốn bác Nhân ở lại vì quý mến Bác. + HS2 (Câu 2): Em hãy thay bạn nhỏ trong truyện nói lời chào tạm biệt và lời chúc bác Nhân khi chia tay bác. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - HS thảo luận theo nhóm. - HS trình bày: + Câu 1: Bác Nhân bán hàng ở đâu? Bác Nhân bán hàng đồ chơi ở vỉa hè đường phố? Bạn nhỏ suýt khóc khi nào? Bạn nhỏ suýt khóc khi nghe bác Nhân nói bác sắp về quê làm ruộng. Vì sao hàng đồ chơi của bác Nhân bỗng ế? Vì đã có những đồ chơi bằng nhựa, trẻ em thích đồ chơi bằng nhựa hơn. + Câu 2: Cháu chào bác ạ, cháu chúc bác may mắn/Cháu chúc bác về quê mạnh khỏe,
  14. gặp nhiều may mắn. Chúng cháu sẽ nhớ bác nhiều lắm. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / : LUYỆN NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN “MAY ÁO” (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Nghe – kể mẩu chuyện May áo. Dựa vào tranh minh họa và câu hỏi gợi ý, HS kể lại được mẩu chuyện sinh động, biểu cảm. - Hiểu nội dung truyện: Khen những những bạn trong rừng biết quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, tạo nên một cộng đồng ấm tình yêu thương. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  15. - Năng lực riêng: • Nghe bạn kể, biết đánh giá lời kể của bạn. • Biết nói lời khen các con vật, lời đồng tình với sáng kiến của thỏ. 3. Phẩm chất - Trân trọng tình cảm biết giúp đỡ, chia sẻ với nhau. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu để chiếu. - Giáo án. 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - HS lắng nghe, tiếp thu. - GV giới thiệu bài học: Trong bài học ngày hôm nay, các em sẽ Nghe – kể mẩu chuyện May áo. Dựa vào tranh minh họa và câu hỏi gợi ý, kể lại được mẩu chuyện sinh động, biểu cảm. Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nghe và kể lại câu chuyện May áo a. Mục tiêu: HS nghe giới thiệu mẩu chuyện; nghe GV kể câu chuyện; trả lời các câu hỏi; kể chuyện trong nhóm và thi kể chuyện trước lớp. b. Cách tiến hành: * Giới thiệu mẩu chuyện: - HS quan sát tranh minh họa.
  16. - GV chỉ hình minh họa, giới thiệu các nhân vật: nhím (có bộ lông nhọn tua tủa), tằm (như con sâu nhả tơ, dệt vải), bọ ngựa (giương đôi “kiếm” sắc làm kéo cắt vải), thỏ (có đôi tai dài, hiện lên trong suy nghĩ của nhím). Các con vật đang nhìn tấm vải màu cam đặt trên một gốc cây đã bị xén phẳng. Chắc là chúng đ ang hợp tác cùng nhau may một chiếc áo - áo cho thỏ vì thỏ đang mặc quần áo màu cam đó. Các em hãy lắng nghe câu chuyện thầy cô kể để biết điều gì xảy ra. - GV mời 1 HS đọc yêu câu của Bài tập 1 và câu hỏi. (GV treo bảng phụ đã viết các câu hỏi): Nghe và kể lại mẩu chuyện. - HS đọc yêu cầu câu hỏi. Gợi ý: a. Vì sao nhìm muốn may tặng thỏ một chiếc áo ấm? b. Nhím đã có kim, nó tìm vải may áo ở đâu? c. Ai đã giúp nhím cắt vải, đo vải? d. Thỏ nghĩ ra sáng kiến gì khi được các bạn tặng áo? * Nghe mẩu chuyện: - GV kể cho cho HS nghe (3 lần): + Kể lần 1: giọng kê khẩn trương, gây ấn tượng với các từ ngữ gợi - HS nghe kể chuyện, kết hợp quan sát tranh tả. minh họa và đọc câu hỏi gợi ý. + Kể xong lần 1, GV dừng lại, mời 1 HS đọc 4 CH, sau đó kể tiếp lần 2. + Cuối cùng, GV kể lần 3. May áo 1. Ở khu rừng nọ có một chú thỏ rất tốt bụng. Ai cũng yêu mến chú. Một năm trời rét quá, thấy thỏ ăn mặc phong phanh, nhím muốn may tặng thỏ một chiếc áo ấm.
  17. 2. Nhưng nhím chỉ có kim. Muốn may áo, phải có vải. Nhím chợt nhớ ngoài bãi có chị tằm. Nó tìm đến chị tằm. Chị vui vẻ tặng cho nhím 1 tấm vải lớn. 3.Có vải rồi, nhím đi tìm người cắt. Đi một quãng, nhím gặp anh bọ ngựa có chiếc kéo rất sắc. Nhưng bọ ngựa bảo: “Tớ chỉ biết cắt. Phải tìm người đo vải rồi mới cắt được.”. Hai bạn bèn nhờ ông ốc sên đo vải. Ông ốc sên vui vẻ nhận lời. 4. Cuối cùng chiếc áo đã hoàn thành. Các bạn đem tặng thỏ. Thỏ bảo: - Cảm ơn các bạn rất nhiều. Nhưng vẫn còn nhiều bạn chưa có áo ấm. Chúng ta hãy cùng lập một xưởng may để ai cũng có áo ấm đi. Thế là một xưởng may ra đời giữa rừng. Mùa đông ấy, tất cả đều có áo ấm. Theo VÕ QUẢNG (Truyện kể về lòng cao thượng) * Hướng dẫn HS trả lời CH - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời 4 câu hỏi gợi ý. - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - HS thảo luận. - HS trình bày kết quả: a. Nhím muốn may tặng thỏ một chiếc áo ấm vì thỏ tốt bụng, ai cũng yêu mến. Tròi rét quá thấy thỏ ăn mặc phong phanh, nhím thương thỏ, muốn mav tặng thỏ một chiếc áo ấm. b. Nhím tìm đến chị tằm để có 1 tấm vải lớn. c. Bọ ngựa có chiếc kéo rất sắc đã giúp nhím cắt vải. Ốc sên đo vải. d. Thỏ nghĩ sáng kiến: đề nghị các bạn cùng lập một xưởng may để ai cũng có áo ấm. - HS trả lời: Câu chuyện khen những người bạn biết quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau,
  18. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, câu chuyện muốn nói tạo nên một cộng đồng đầm ấm tình yêu điều gì? thương. * Kể chuyện trong nhóm: - GV yêu cầu từng cặp HS dựa vào tranh minh họa và 4 câu hỏi - HS tập kể chuyện trong nhóm. gợi ý, kể lại mẩu chuyện trên. - GV khuyến khích HS kể chuyên sinh động, biểu cảm, kết hợp lời - HS kể chuyện trước lớp. kể, cử chỉ động tác. * Kể chuyện trước lớp: - GV mời HS tiếp nối nhau thi kể lại mẩu chuyện trên. - GV khen ngợi những HS nhớ câu chuyện, kể to, rõ ràng, tự tin, sinh động, biểu cảm. Hoạt động 2: Nói lời khen, đồng tình phù hợp với tình huống a. Mục tiêu: HS nói lời của em với các nhân vật trong câu chuyện. b. Cách tiến hành: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu câu hỏi: Nói lời của em: - HS đọc yêu cầu câu hỏi. a. Khen nhím, thỏ và các con vật trong rừng. b. Đồng tình với sáng kiến của thỏ. - GV yêu cầu từng cặp HS thực hành nói lời khen, đồng tình. - HS thực hành theo nhóm. - GV mời HS đại diện trình bày kết quả. - HS trình bày: a. - HS1: Các bạn thật tuyệt. - Nhím: Bọn mình cần quan tâm đến nhau mà. b. HS1: Thỏ à, tớ hoàn toàn đồng ý với sáng kiến của câu. Thỏ: Cảm ơn cậu.
  19. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / : BÀI VIẾT 2: VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở TRƯỜNG (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Nói về một người lao động ở trường em. - Dựa vào những điều đã nói, viết được một đoạn văn 4-5 câu về một người lao động ở trường em. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Đoạn viết trôi chảy, ít lỗi chính tả, từ, câu. 3. Phẩm chất - Trân trọng và biết ơn người lao động ở trường học. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu để chiếu. - Giáo án.
  20. 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu bài học: Trong bài học ngày hôm nay, các em: sẽ - HS lắng nghe, tiếp thu. Nói về một người lao động ở trường em; Dựa vào những điều đã nói, viết được một đoạn văn 4-5 câu về một người lao động ở trường em. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nói về một người lao động ở trường em a. Mục tiêu: HS nói về một người lao động ở trường em theo gợi ý. b. Cách tiến hành: - GV mời HS đọc yêu cầu bài tập 1: Nói về một người lao động ở trường em: - HS đọc yêu cầu câu hỏi. Gợi ý: - Em nói về ai? - Cô bác đó làm việc gì trong trường? - Cô bác đó giúp em và các bạn những gì? - Em muốn nói gì hoặc làm gì để thể hiện lòng biết ơn với cô bác đó? - GV hỏi HS: Em sẽ kể về người lao động nào trong trường? - HS trả lời: Em sẽ viết về bác bảo vệ/bác lao công/cô nhân viên thư viện/cô nhân viên nhà bếp/cô ý tá,
  21. - GV mời 1 HS khá giỏi làm mẫu nói về một người lao động theo - HS nói trước lớp. gợi ý. Hoạt động 2: Viết đoạn văn 4-5 câu (hoặc 4-5 dòng thơ) về một người lao động ở trường em a. Mục tiêu: HS viết đoạn văn 4-5 câu (hoặc 4-5 dòng thơ) về một người lao động ở trường em. b. Cách tiến hành: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2: Viết đoạn văn 4-5 câu (hoặc 4-5 dòng thơ) về một người lao động ở trường em. - GV hướng dẫn HS: + Dựa theo những gì đã nói, các em hãy viết đoạn văn 4-5 câu - HS lắng nghe, thực hiện. (hoặc 4-5 dòng thơ) về một người lao động ở trường em. Các em có thể viết nhiều hơn 5 câu 5 dòng thơ. Sau đó, nếu còn thời gian, các em hãy trang trí đoạn viết bằng tranh vẽ cô bác. Nếu không kịp vẽ, các em có thể hoàn thiện sản phẩm ở nhà để chuẩn bị cho tiết Góc sáng tạo sắp tới. + Nhớ viết tên mình (là tác giả) dưới sản phẩm. - GV giới thiệu cho HS đọc tham khảo sản phẩm mẫu. Tôi cắt dán tranh cô Huệ bếp trưởng. Cô nấu ăn ngon và sạch sẽ. Vì thế tôi rất thích cơm ở trường. - GV yêu cầu HS viết đoạn văn hoặc đoạn thơ. - HS lắng nghe, tham khảo. - GV mời một số HS đọc bài trước lớp. - HS viết bài. - HS đọc bài.
  22. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / : GÓC SÁNG TẠO: NHỮNG NGƯỜI EM YÊU QUÝ (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Mỗi nhóm tập hợp làm một quyển sách/tệp sách gồm các sản phẩm viết, vẽ về người lao động ở trường. - Sách trình bày trang trí hợp lí, chữ viết rõ ràng. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Biết giới thiệu tự tin sản phẩm của mình trước các bạn. 3. Phẩm chất - Trân trọng và biết ơn người lao động ở trường học. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu để chiếu. - Giáo án. 2. Đối với học sinh - SHS.
  23. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu bài học: Trong tiết học ngày hôm nay, các tổ sẽ - HS lắng nghe, tiếp thu. hợp tác làm một tập sách nhỏ: Viết, vẽ về người lao động trong trường chúng ta. Những sản phẩm ấn tượng sẽ được tặng cho các cô bác trong trường, được gắn lên bức tường của lớp suốt tuần. Hi vọng các em sẽ có những tập sách thật hay. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học a. Mục tiêu: HS đọc yêu cầu bài tập, nhận đồ dùng học tập. b. Cách tiến hành: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu Bài tập 1 và các gợi ý: Mỗi tổ làm một quyển sách về người lao động trong trường: - HS đọc yêu cầu câu hỏi. Gợi ý: - Mỗi học sinh sửa lại đoạn văn (thơ) đã viết. Vẽ và trang trí cho đẹp. - Tập hợp các sản phẩm của tổ thành tập sách. Trang trí bìa ghi tên tác giả là các bạn trong tổ. - GV phát cho từng tổ tấm bìa để viết tên cuốn sách (viết giữa bìa), tên tác giả (ở trên), tên lớp, năm xuất bản (ở dưới). Hoạt động 2: Các tổ làm sách a. Mục tiêu: HS sửa nhanh đoạn văn, đoạn thơ và gắn tranh ảnh - HS nhận bìa để thực hành. trang trí; tập hợp làm sách; gắn vào bìa sách. b. Cách tiến hành:
  24. - GV yêu cầu HS sửa lại nhanh đoạn văn, đoạn thơ trên mẩu giấy ô li, dán vào giấy A4. Gắn tranh ảnh tô màu, trang trí. - GV đến từng bàn giúp đỡ HS. - GV hướng dẫn các nhóm trưởng thu sản phẩm của các bạn. Cả - HS sửa đoạn văn, đoạn thơ, trang trí. nhóm hợp tác làm sách: kẹp, dán thành quyển; gắn vào những bìa sách được trang trí. Hoạt động 3: Trưng bày, giới thiệu và bình chọn quyển sách hay - HS tập hợp sản phẩm thành sách. a. Mục tiêu: HS giới thiệu sản phẩm; bình chọn những sản phẩm hay, trang trí đẹp để tặng các cô. Bác. b. Cách tiến hành: - GV mời các tổ trưng bày sách, tệp bài ở vị trí các tổ bạn dễ dàng xem và đọc. - GV mời đại diện mỗi nhóm giới thiệu sách của nhóm mình; cử 2-3 bạn có sản phẩm ấn tượng giới thiệu bài của mình. - GV và cả lớp bình chọn những sản phẩm hay, trang trí đẹp; những tệp sách hay, ấn tượng. Sản phẩm nhận được nhiều tiếng vỗ tay nhất sẽ được đánh giá cao nhất. - HS giới thiệu sản phẩm. - GV nhắc HS có sản phẩm được đánh giá tốt có thể làm lại sản phẩm để tặng cá cô, bác mà em biết về họ. - HS bình chọn sản phẩm ấn tượng. - HS làm lại sản phẩm tặng các cô , bác làm việc trong trường.