Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 32
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_tieng_viet_2_canh_dieu_tuan_32.docx
Nội dung text: Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 32
- Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / : BÀI 32: NGƯỜI VIỆT NAM CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM (10 phút) - GV giới thiệu chủ điểm: Chủ điểm các em được học trong bài học này là Người Việt Nam. Có nhiều sự tích nói về nguồn gốc của người Việt Nam. Một trong những sự tích phổ biến liên quan đến Đền Hùng thờ các Vua Hùng là sự tiến tích “Cong Rồng cháu Tiên”. - GV chiếu hình ảnh Đền Hùng, mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1, đọc lời giới thiệu từng tấm ảnh: Quan sát ảnh Đền Hùng ở tỉnh Phú Thọ. - GV giới thiệu ảnh Đền Hùng: Đền thờ các vị vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Các em có thể nhìn thấy trong ảnh là quang cảnh người dân cả nước nô nức đổ về Đền Hùng vào ngày Giỗ Tổ 10-3. - GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2: Đọc câu thơ sau và cho biết các vị Vua Hùng là ai? Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mùng Mười tháng Ba. - HS trả lời: Các Vua Hùng là tổ tiên của người Việt Nam nên được người Việt Nam ở khắp nơi trong nước và ngoài nước thờ cúng. - GV nói lời dẫn vào bài đọc mở đầu chủ điểm Người Việt Nam. BÀI ĐỌC 1: CON RỒNG CHÁU TIÊN (60 phút) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- - Đọc trơn toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, tự hào, gây ấn tượng với những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung bài: Câu chuyện là một cách giải thích đầy tự hào của người Việt Nam về nguồn gốc của mình. Qua bài đọc, HS thêm tự hào về nguồn gốc dân tộc Việt Nam. - Tìm đúng bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì? - Biết đặt câu hỏi có bộ phận trả lời câu hỏi Để làm gì? 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài. 3. Phẩm chất - Tự hào về nguồn gốc dân tộc Việt Nam II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu để chiếu. - Giáo án. 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV chỉ vào hình minh họa vợ chồng Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng 100 người con và giới thiệu bài học: Bài học hôm nay sẽ giúp - HS lắng nghe, tiếp thu. các em mở rộng hiểu biết về người Việt Nam, niềm tự hào về nguồn gốc, tổ tiên của người Việt Nam qua câu chuyện nổi tiếng Con rồng cháu Tiên.
- II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc thành tiếng a. Mục tiêu: HS đọc bài Con Rồng cháu Tiên với giọng kể chậm rãi, tự hào, gây ấn tượng với những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. b. Cách tiến hành : - GV đọc mẫu bài đọc: + Phát âm đúng các từ ngữ. + Giọng kể chậm rãi, tự hào, gây ấn tượng với những từ ngữ gợi - HS lắng nghe, đọc thầm theo. tả, gợi cảm. - GV yêu cầu HS đọc mục chú giải từ ngữ khó: nòi giống, đóng đô, Phong Châu. - HS đọc chú giải: + Nòi giống: con cháu của rồng. - GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 5 đoạn + Đóng đô: lập kinh đô. như trong SGK đã đánh số. + Phong Châu: vùng đất bây giờ thuộc tỉnh - GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc Phú Thọ. đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: Lạc Việt, Lạc Long - HS đọc bài. Quân, nàng. - GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 5 đoạn trong bài đọc. - HS luyện phát âm. - GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ). - HS luyện đọc. - GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài. Hoạt động 2: Đọc hiểu - HS thi đọc. a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong SGK trang 117. b. Cách tiến hành: - HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc - GV mời 4 HS đọc nối tiếp 4 câu hỏi: thầm theo. + HS1 (Câu 1): Nói những điều em biết về Lạc Long Quân và Âu Cơ qua đoạn 1.
- + HS2 (Câu 2): Bà Âu Cơ sinh con kì lạ như thế nào? + HS3 (Câu 3): Vị vua đầu tiên lập ra nước ta là ai? + HS4 (Câu 4): Theo câu chuyện này thì người Việt Nam ta là con cháu của ai? - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. - HS đọc yêu cầu câu hỏi. - GV mời một số HS trình bày kết quả. - HS thảo luận theo nhóm. - HS trình bày: + Câu 1: Nói những điều em biết về Lạc Long Quân và Âu Cơ qua đoạn 1: Lạc Long Quân nòi rồng, sức khỏe phi thường, đã giúp dân diệt trừ yêu quái. Nàng Âu Cơ sống ở vùng núi phía Bắc, xinh đẹp tuyệt trần. + Câu 2: Bà Âu Cơ sinh con kì lạ: Bà sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở ra 100 người con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần. + Câu 3: Vị vua đầu tiên lập ra nước ta là người con trưởng của Âu Cơ, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu. + Câu 4: Theo câu chuyện này thì người Việt Nam ta là con cháu của Rồng – Lạc Long Quân nòi rồng, của Tiên – Âu Cơ xinh đẹp - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua câu chuyện này các em hiểu như tiên; là dòng dõi của các Vua Hùng. điều gì? - HS trả lời: Câu chuyện là một cách giải Hoạt động 3: Luyện tập thích đầy từ hào của người Việt Nam về nguồn gốc cao quý của mình: Người Việt
- a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK Nam là con cháu của Rồng và của Tiên, con trang 117. cháu các Vua Hùng. b. Cách tiến hành: - GV mời 2 HS đọc yêu cầu 2 bài tập: + HS1 (Câu 1): Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì? - HS đọc yêu cầu câu hỏi. a. Người Việt Nam lập Đền Hùng để thờ các vị vua đầu tiên lập ra nước ta. b. Ngày mùng mười tháng Ba âm lịch hàng năm, người dân cả nước về Đền Hùng để tưởng niệm tổ tiên chung. + HS2 (Câu 2): Đặt một câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì? - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi. - HS thảo luận theo nhóm đôi. - GV mời một số HS trình bày kết quả thảo luận. - HS trình bày kết quả: + Câu 1: a. để thờ các vị vua đầu tiên lập ra nước ta. b. để tưởng niệm tổ tiên chung. + Câu 2: Thiếu nhi phải chăm tập thể dục để rèn luyện sức khỏe. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / :
- BÀI VIẾT 1: CHÍNH TA – TẬP VIẾT (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Nghe – viết chính xác một đoạn truyện Con Rồng cháu Tiên, viết hoa đúng các tên riêng. Quan bài chính tả, củng cố cách trình bày đoạn văn xuôi. - Làm đúng bài tập lựa chọn: Điền chữ l, n; v, d. Tìm tiếng bắt đầu bằng l, n; v, d. - Biết viết chữ Q hoa (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Quê hương em tươi đẹp biết bao cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản. 3. Phẩm chất - Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu để chiếu. - Giáo án. 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành:
- - GV giới thiệu bài học: Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ: - HS lắng nghe, tiếp thu. Nghe – viết chính xác một đoạn truyện Con Rồng cháu Tiên; Làm đúng bài tập lựa chọn; Biết viết chữ Q hoa (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Quê hương em tươi đẹp biết bao cỡ nhỏ. Chúng ta cùng vào bài học. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nghe – viết a. Mục tiêu: HS nghe - viết truyện Con Rồng cháu Tiên (từ “Âu Cơ cùng năm mươi” đến “con Rồng cháu Tiên”). b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu: HS nghe, viết truyện Con Rồng cháu Tiên (từ “Âu Cơ cùng năm mươi” đến “con Rồng cháu Tiên”). - HS lắng nghe. - GV đọc đoạn chính tả. - GV mời 1 HS đọc lại đoạn văn viết chính tả. - HS lắng nghe, đọc thầm theo. - GV hướng dẫn thêm HS: Về hình thức hình thức, tên bài được viết cách lề vở 3 ô li; chữ đầu đoạn viết viết hoa, lùi vào 1 ô li, tính - HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc từ lề vở. thầm theo. - GV nhắc HS đọc thầm lại các dòng thơ, chú ý những từ ngữ mình - HS lắng nghe, thực hiện. dễ viết sai: Âu Cơ, Hùng Vương, Phong Châu, con trưởng, lấy hiệu. - HS luyện phát ân, viết nháp những từ dễ - GV yêu cầu HS gấp SGK, nghe GV đọc từng dòng, viết vào vở viết sai. Luyện viết 2. - GV đọc lại bài một lần nữa cho HS soát lại. - HS viết bài. - GV yêu cầu HS tự chữa lỗi, gạch chân từ ngữ viết sai, viết lại bằng bút chì từ ngữ đúng. - HS soát lỗi. - GV đánh giá, chữa 5 -7 bài. Nhận xét bài về: nội dung, chữ viết, - HS tự chữa lỗi. cách trình bày. Hoạt động 2: Điền chữ l, n; v, d a. Mục tiêu: HS chọn chữ l, n; v, d phù hợp với ô trống. b. Cách tiến hành:
- - GV chọn cho HS làm Bài tập 2a và nêu yêu câu bài tập: Tìm chữ l hay n phù hợp với ô trống: - HS lắng nghe, đọc thầm yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở Luyện viết 2. - GV mời 2 HS lên bảng làm bài và đọc lại 2 câu tục ngữ đã điền - HS làm bài. chữ hoàn chỉnh. Hoạt động 3: Tìm tiếng bằng đầu bằng l, n; v, d - HS lên bảng làm bài: làm, non, nên, núi/ a. Mục tiêu: HS Tìm tiếng bằng đầu bằng l, n; v, d có nghĩa. lấy, nước. b. Cách tiến hành: - GV chọn cho HS làm Bài tập 3b và nêu yêu câu bài tập: Tìm các tiếng bắt đầu bằng v, d có nghĩa như sau: + Ngược lại với buồn. + Mềm nhưng bền, khó làm đứt. - HS lắng nghe, đọc thầm yêu cầu bài tập. + Bộ phận cơ thể nối cánh tay với thân mình. - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở Luyện viết 2. - GV mời 2 HS lên bảng làm bài, các HS khác quan sát, so sánh với bài làm của mình. Hoạt động 4: Viết chữ Q hoa (kiểu 2) a. Mục tiêu: Biết viết chữ Q (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu - HS làm bài. ứng dụng Quê hương em tươi đẹp biết bao, chữ viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ. b. Cách tiến hành: - HS lên bảng làm bài: vui, dai, vai. * Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét - GV chỉ chữ mẫu trong khung chữ, hỏi HS: Chữ Q viết hoa kiểu 2 cao mấy li, có mấy ĐKN? Được viết bởi mấy nét?
- - GV chỉ chữ mẫu miêu tả: Nét viết chữ Q hoa (kiểu 2) là kết hợp của 3 nét cơ bản: cong trái, cong phải và lượn ngang (tạo vòng - HS trả lời: Chữ Q viết hoa kiểu 2 cao 5 li, xoắn nhỏ ở chân chữ). có 6 ĐKN. Được viết bởi 1 nét (nhìn giống - GV chỉ chữ mẫu, miêu tả cách viết và viết lên bảng lớp: Đặt bút số 2). giữa ĐK 4 và ĐK 5, viết nét cong trái (nhỏ) đến ĐK 6, viết tiếp nét cong phải (to) cuống tới ĐK 1 thì lượn vòng trở lại viết nét lượn - HS quan sát, lắng nghe. ngang từ trái sang phải (cắt ngang nét cong phải) tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ; dừng bút ở ĐK 2. - GV yêu cầu HS viết chữ Q viết hoa kiểu 2 trong vở Luyện viết 2. - HS quan sát trên bảng lớp. * GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng: Quê hương em tươi đẹp biết bao. - GV Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: + Độ cao của các chữ cái: Các chữ cao 2.5 li: Q viết hoa, h, g. Chữ cao 2 li: đ, p. Chữ cao hơn 1.5 li: t. Những chữ còn lại cao 1 li. - HS viết bài. + Cách đặt dấu thanh: Dấu nặng đặt dưới e, dấu sắc đặt trên ê, - GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng trong vở Luyện viết 2. - GV đánh giá nhanh 5-7 bài. Nêu nhận xét. - HS đọc câu ứng dụng. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS viết bài. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / : BÀI ĐỌC 2: THƯ TRUNG THU (2 tiết) I. MỤC TIÊU
- 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Đọc trôi chảy cả bài. Đọc đúng nhịp thơ. Phát âm đúng các từ ngữ. - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài thơ. Hiểu nội dung lời thư và lời bài thơ. Cảm nhận được tình yêu thương của Bác Hồ với thiếu nhi. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Yêu thích những câu thơ hay; thuộc lòng bài thơ trong thư của Bác. 3. Phẩm chất - Kính yêu Bác Hồ, nhớ lời khuyên của Bác Hồ. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu để chiếu. - Giáo án. 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu bài học: Tuần trước, các em đã học câu chuyện Con Rồng cháu Tiên nói về nguồn gốc của người Việt Nam và vệ - HS lắng nghe, tiếp thu. các vị vua lập ra nước ta. Hôm nay, các em sẽ được đọc bức thư của Bác Hồ gửi thiếu nhi cả nước nhân dịp Tết trung thu. Bác Hồ là vị lãnh tụ đã lập ra nhà nước Việt Nam mới. Bác Hồ luôn yêu thương thiếu nhi. Thư Trung thu là lá thư Bác viết cho thiếu nhi vào năm 1952, trong những ngày kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp. Các em hãy đọc lá thư để hiểu thêm về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi.
- II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc thành tiếng a. Mục tiêu: HS đọc bài Thư Trung thu: Đọc trôi chảy cả bài. Đọc đúng nhịp thơ. Phát âm đúng các từ ngữ. b. Cách tiến hành : - GV đọc mẫu bài đọc: Đọc trôi chảy cả bài. Đọc đúng nhịp thơ. Phát âm đúng các từ ngữ. - GV yêu cầu HS đọc mục chú giải từ ngữ khó: thi đua, kháng chiến, hòa bình. - HS lắng nghe, đọc thầm theo. - HS đọc phần chú giải từ ngữ: + Thi đua: cùng nhau cố gắng làm việc, học tập đạt kết quả tốt nhất. - GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 2 đoạn: đoạn văn xuôi và bài thơ. + Kháng chiến: chiến đấu chống quân xâm lược. - GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: ngoan ngoãn, xinh + Hòa bình: yên vui, không có giặc. xinh, . - HS đọc bài. - GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 2 đoạn trong bài đọc. - GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, - HS luyện phát âm. bàn, tổ). - GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài. - HS luyện đọc trong nhóm. Hoạt động 2: Đọc hiểu a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang - HS thi đọc. 119. - HS đọc bài; các HS lắng nghe, đọc thầm b. Cách tiến hành: theo. - GV mời 3 bạn HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi: + HS1 (Câu 1): Bác Hồ gửi bức thư trên cho ai? + HS2 (Câu 2): Tìm những câu thơ thể hiện các ý sau:
- a. Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. b. Thiếu nhi rất đáng yêu. - HS đọc yêu cầu câu hỏi. + HS3 (Câu 3): Bác Hồ khuyên thiếu nhi điều gì? - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. - GV mời đại diện các nhóm trả lời. - HS thảo luận theo nhóm. - HS trình bày: + Câu 1: Bác Hồ gửi bức thư trên cho thiếu niên, nhi đồng. + HS2 (Câu 2): Những câu thơ thể hiện các ý: a. Bác Hồ rất yêu thiếu nhi: Ai yêu các nhi đồng/Bằng Bác Hồ Chí Minh. b. Thiếu nhi rất đáng yêu: Tính các cháu ngoan ngoãn/Mặt các cháu xinh xinh. - GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận và trả lời câu hỏi: Em hãy nói + HS3 (Câu 3): Bác Hồ khuyên thiếu nhi: cố thêm những điều mà em biết về Bác Hồ. găng thi đua học hành, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình, để tham gia - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bài thơ, em hiểu điều gì? kháng chiến, gìn giữ hòa bình, để xứng đáng Hoạt động 3: Luyện tập là cháu của Bác. a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK - HS trả lời: Em biết về Bác Hồ qua bài thơ trang 120. Ảnh Bác (nhà thơ Trần Đăng Khoa), qua tấm ảnh Bác đặt phía trên lớp, b. Cách tiến hành: - HS trả lời câu hỏi: Qua bài thơ, em hiểu Bác - GV mời 1 HS đọc yêu cầu các câu hỏi: Hồ rất yêu thương thiếu nhi.
- + Câu 1: Những từ nào trong mỗi câu sau cho biết câu đó là một lời đề nghị, lời khuyên: a. Mong các cháu cố gắng. - HS đọc yêu cầu câu hỏi. b. Các cháu hãy cố gắng. + Câu 2: Đặt một câu với từ mong hoặc từ hãy để nói lời đề nghị - HS thảo luận theo nhóm. của em với người khác. - HS trình bày: - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. + Câu 1: - GV mời đại diện các nhóm trả lời. a. mong. Hoạt động 4: Học thuộc lòng bài thơ b. hãy. a. Mục tiêu: HS học thuộc lòng bài thơ trong bức thư của Bác . + Câu 2: Em bé hãy ngủ ngoan nhé. b. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS thuộc lòng 12 dòng thơ. - GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng. - HS luyện đọc, đọc thuộc lòng bài thơ trong - GV yêu cầu cả lớp đồng thanh đọc bài thơ. bức thư của Bác. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / : LUYỆN NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN “CON RỒNG CHÁU TIÊN” (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Dựa vào tranh và câu hỏi, HS kể từng đoạn của câu chuyện Con Rồng cháu Tiên, kể toàn bộ câu chuyện. - Biết nhìn vào người nghe khi kể chuyện; kể to, rõ ràng; phối hợp lời kể với điệu bộ, động tác. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
- - Năng lực riêng: • Biết hợp tác kể chuyện: Lắng nghe bạn kể. Kể tiếp được lời bạn. • Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. 3. Phẩm chất - Kính yêu Bác Hồ, nhớ lời khuyên của Bác Hồ. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu để chiếu. - Giáo án. 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - HS lắng nghe, tiếp thu. - GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tập kể lại từng đoạn câu chuyện Con Rồng cháu Tiên dựa theo tranh và câu hỏi, sau đó kể toàn bộ câu chuyện. Chúng ta sẽ xem bạn nào nhớ chuyện, kể chuyện biểu cảm, biết lắng nghe khi bạn kể và kể được tiếp lời của bạn. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Dựa theo tranh và câu hỏi, kể từng đoạn câu chuyện a. Mục tiêu: HS dựa vào tranh, kể chuyện theo nhóm và thi kể câu chuyện trước lớp. b. Cách tiến hành: * Chuẩn bị:
- - GV chiếu, gắn lên bảng nội dung, hình ảnh của Bài tập 1. - HS quan sát tranh. - GV mời 1 HS đọc 5 câu hỏi gợi ý dưới 5 tranh. - HS đọc câu hỏi gợi ý: + Lạc Long Quân và Âu Cơ là ai? + Bà Âu Cơ sinh con kì lạ như thế nào? + Lạc Long Quân bàn với Âu Cơ như thế nào? + Vì sao người Việt Nam được gọi là Con Rồng cháu Tiên và gọi nhau là đồng bào? * Kể chuyện theo nhóm: - HS lắng nghe, chia thành các nhóm. - GV hướng dẫn HS kể theo nhóm đôi hoặc nhóm 3 /nhóm 5: + Nhóm đôi: HS 1 sẽ kể theo tranh 1, 2, 3. HS 2: tranh 4, 5. + Hoặc nhóm 3: HS 1, 2 kể theo 2 tranh. HS 3 kể tranh 5. + Hoặc nhóm 5: Mỗi HS kể theo 1 tranh. - GV yêu cầu các nhóm luyện kể từng đoạn chuyện (trong 5 phút). Sau khi hoàn thành BT 1, mỗi nhóm cử 1 đại diện thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. - HS luyện kể theo nhóm. * Thi kể lại câu chuyện trước lớp (Hợp tác thi kể theo nhóm): - GV mời vài nhóm tiếp nối nhau dựa vào tranh và CH, hợp tác thi kế lại từng đoạn câu chuyện. - HS kể chuyện trước lớp:
- + Tranh 1: Lạc Long Quân (LLQ) là một vị thần ở miền Lạc Việt. LLQ nòi rồng, sức khoẻ phi thường, đã giúp dân diệt trừ nhiều yêu quái. Còn Âu Cơ là một nàng xinh đẹp tuyệt trần sống ở vùng núi phía Bắc. + Tranh 2: Âu Cơ gặp LLQ rồi nên nghĩa vợ chồng. Bà Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con lớn nhanh như thổi, khoẻ mạnh như thần. + Tranh 3: LLQ bàn với Âu Cơ: “Ta sẽ đưa năm mươi con xuống biển, nàng để đưa năm mươi con lên núi, chia nhau giữ các phương. Kẻ miền biển, người miền núi, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau.” + Tranh 4: vua đâu tiên lập ra nước ta là người con trưởng của Âu Cơ, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu. + Tranh 5: Người Việt Nam được gọi là Con Rồng cháu Tiên vì là con cháu của LLQ, Âu Cơ, con cháu của các Vua Hùng. Người Việt Nam gọi nhau là “đồng bào” vì cùng sinh ra từ bọc trứng của Âu Cơ. - Cả lớp và GV bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay: kể to, rõ ràng, kể đúng nội dung, tiếp nối kịp lượt lời, biểu cảm. - GV khen những HS biết lắng nghe các bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. Hoạt động 2: Kể toàn bộ câu chuyện a. Mục tiêu: HS kể được toàn bộ câu chuyện Con Rồng cháu Tiên. b. Cách tiến hành: - GV mời một số nhóm cử đại diện thi kể toàn bộ câu chuyện. - GV khen ngợi những HS kể được toàn bộ câu chuyện. Cả lớp - HS kể toàn bộ câu chuyện. bình chọn những bạn đã thể hiện xuất sắc trong tiết học.
- Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / : BÀI VIẾT 2: VIẾT VỀ ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI VIỆT NAM (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Hoàn thành bài tập giải ô chữ: Tìm đúng từ thích hợp với mỗi dòng hàng ngang. Đọc chữ trên cột dọc màu cam: Tổ quốc. - Viết được một đoạn văn (4-5 câu) kể những điều mà em biết về đất nước, con người Việt Nam 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Biết cách viết một đoạn văn nêu suy nghĩ, cảm nghĩ. 3. Phẩm chất - Thêm yêu và tự hào về đất nước, con người Việt Nam. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu để chiếu. - Giáo án. 2. Đối với học sinh - SHS.
- III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu bài học: Trong tiết học ngày hôm nay, các em sẽ: - HS lắng nghe, tiếp thu. Hoàn thành bài tập giải ô chữ: Tìm đúng từ thích hợp với mỗi dòng hàng ngang. Đọc chữ trên cột dọc màu cam: Tổ quốc; Viết được một đoạn văn (4-5 câu) kể những điều mà em biết về đất nước, con người Việt Nam. Chúng ta cùng vào bài học. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Giải ô chữ a. Mục tiêu: HS Hoàn thành bài tập giải ô chữ: Tìm đúng từ thích hợp với mỗi dòng hàng ngang. Đọc chữ trên cột dọc màu cam: Tổ quốc. b. Cách tiến hành: - GV gắn lên bảng lớp giấy khổ to viết bài tập ô chữ. - HS quan sát ô chữ. - GV mời 1 HS đọc yêu cầu Bài tập 1, đọc 4 gợi ý: Tìm từ thích hợp với mỗi dòng theo gợi ý dưới đây. Viết vào mỗi ô trống một chữ cái. Sau đó, đọc chữ trên cột dọc màu cam. - HS đọc yêu cầu và gợi ý bài tập. Gợi ý: (1): Tên nước ta bắt đầu bằng chữ V. (3): Tên vị thần là ông tổ của nước ta, bắt đầu bằng tiếng Lạc. (4): Tên người mẹ đẻ trăm trứng, bắt đầu bằng chữ Â.
- (6): Tên vùng đất các Vua Hùng đóng đô, bắt đầu bằng chữ P. - GV hướng dẫn HS: Bài tập đã điền sẵn 2 từ. Các em cần tìm 4 từ thích hợp điền vào 4 dòng trống còn lại; đọc chữ ở cột dọc tô màu cam. - GV mời từng HS giải đáp các ô chữ hàng ngang. - GV yêu cầu cả lớp đồng thanh đọc từ ở cột dọc màu cam. Hoạt động 2: Viết đoạn văn (4-5 câu) kể những điều em biết về đất nước, con người Việt Nam - HS tiếp thu, thực hiện. a. Mục tiêu: HS viết đoạn văn (4-5 câu) kể những điều em biết về đất nước, con người Việt Nam. - HS giải đáp ô chữ: Việt Nam, tổ tiên, Lạc b. Cách tiến hành: Long Quân, Âu Cơ, quốc gia, Phong Châu. Ô chữ màu cam: Tổ quốc. - GV mời 1HS đọc yêu cầu Bài tập 2: Viết đoạn văn (4-5 câu) kể những điều em biết về đất nước, con người Việt Nam. - GV hướng dẫn HS: Các em có thể viết đoạn văn nhiều hơn 5 câu theo đề bài dựa trên những gì đã biết: bài đọc Con Rồng cháu Tiên, Thư Trung thu, Bé xem tranh, Về quê, tất cả những gì các em đã học, cả những điều đã biết từ nhiều nguồn thông tin ngoài nhà trường: sách, báo, truyện, chương trình truyền hình, - GV yêu cầu HS viết đoạn văn. - HS đọc yêu cầu câu hỏi. - GV mời một số HS đọc đoạn văn trước lớp. - GV khen ngợi những HS viết đoạn văn hay. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS viết bài. - HS đọc bài: Những bài học ở lớp 2 đã giúp em có thêm hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam. Quê hương, đất nước Việt Nam rất tươi đẹp. Người Việt Nam có tổ tiên là nòi Rồng, giống Tiên. Người Việt Nam gọi nhau
- là “đồng bào” vì cùng sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. Nước Việt Nam có BáC Hồ. Thiêu nhi Việt Nam rất thông minh, đáng yêu. Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / : TỰ ĐỌC SÁCH BÁO: ĐỌC SÁCH BÁO VIẾT VỀ NGƯỜI VIỆT NAM (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn sách báo mình mang tới lớp. - Đọc (kể) trôi chảy, tõ, rõ ràng cho các bạn nghe những gì vừa đọc. Phát âm đúng các từ ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Biết ghi lại một số câu thơ hay, hình ảnh đẹp; bày tỏ tình cảm với nhân vật trong sách báo. 3. Phẩm chất - Thêm yêu và tự hào về con người Việt Nam. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu để chiếu. - Giáo án. 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em mang đến - HS lắng nghe, tiếp thu. lớp sách, báo viết về người Việt Nam. Các em sẽ tự đọc và đọc lại cho các bạn nghe câu chuyện, bài thơ, bài báo viết về người Việt Nam; trao đổi về những gì mình đọc được. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học a. Mục tiêu: HS đọc và hiểu các yêu cầu câu hỏi. b. Cách tiến hành: - GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 câu hỏi: - HS1 (Câu 1): Mỗi HS mang đến lớp quyển sách hoặc bài báo viết - HS đọc yêu cầu câu hỏi. về người Việt Nam. Giới thiệu với các bạn về sách báo của em. + HS đọc tên một số đầu sách, báo được giới thiệu trong SGK: Danh nhân đất Việt, Trần Hưng Đạo, Kể chuyện Bác Hồ, Báo Nhi Đồng. + GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS: Mỗi HS bày trước mặt sách báo mình mang đến. + GV yêu cầu một vài HS giới thiệu sách của mình: tên sách, tên - HS bày sách báo lên bàn, giới thiệu qua về tác giả, tên NXB. quyển sách của mình. - HS2 (Câu 2): Tự đọc một truyện, một bài báo, bài thơ em yêu thích. + GV nhắc HS nào không mang sách đến lớp có thể đọc Chuyện quả bầu. - HS 3 (Câu 3): Đọc lại (hoặc kể lại) cho các bạn nghe những gì em vừa đọc. Nói về một nhân vật em yêu thích. Cho biết vì sao em thích nhân vật đó. Hoạt động 2: Tự đọc sách báo
- a. Mục tiêu: HS tự đọc sách, báo mà mình mang đến lớp; đọc kĩ một đoạn em yêu thích. b. Cách tiến hành: - GV giữ cho lớp học yên tĩnh để HS đọc. Nhắc HS khi đọc cần ghi lại vào sổ hoặc phiếu đọc sách những câu văn hay, đáng ghi nhớ. - GV đi tới từng bàn giúp HS chọn bài, đoạn đọc. - HS đọc sách, báo. Hoạt động 3: Đọc cho các bạn nghe a. Mục tiêu: HS đọc trước lớp đoạn hoặc bài mình thích. b. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS đọc cho bạn cùng nhóm nghe những gì em vừa đọc. - GV yêu cầu lần lượt từng HS đọc to, rõ ràng, trước lớp một đoạn hoặc bài mình thích. HS đọc xong, các HS khác đặt câu hỏi. - HS đọc trong nhóm. - GV mời HS vỗ tay khen bạn sau khi mỗi bạn đọc xong. - GV khen ngợi những HS đọc to, rõ ràng, đọc hay, cung cấp những - HS đọc trước lớp. thông tin thú vị.