Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 4

docx 30 trang thuytrong 19/10/2022 6280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_giang_tieng_viet_2_canh_dieu_tuan_4.docx

Nội dung text: Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 4

  1. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON BÀI 4: EM YÊU BẠN BÈ CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: EM YÊU BẠN BÈ (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Nhận biết nội dung chủ điểm. - Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: ▪ Đọc đúng đoạn trích bài thơ Giờ ra chơi. Phát âm đúng các từ ngữ khó. Ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ; nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. ▪ Hiểu được nghĩa của từ ngữ trong bài; trả lời được các CH, hiểu được bài thơ: Giờ ra chơi, sân trường trở nên sôi động, nhộn nhịp bởi những trò chơi, tiếng nói, tiếng cười của các bạn HS. Giờ ra chơi thật vui, ấm áp tình cảm bạn bè. ▪ Luyện tập về những tiếng bắt vần trong thơ. + Năng lực văn học: ▪ Biết bày tỏ sự yêu thích đối với những hình ảnh đẹp trong bài thơ. 2. Phẩm chất - Thân thiện, yêu thương bạn bè. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. - Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ.
  2. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn). IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM (15 phút) Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - HS lắng nghe, quan sát. - GV giới thiệu tên chủ điểm mới: Em yêu bạn bè. GV mời cả lớp quan sát tranh: - 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 YC của bài Chia sẻ. - HS quan sát tranh và trao đổi ý kiến về các câu hỏi. - GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 YC - 1 – 2 cặp HS hỏi – đáp, báo cáo kết của bài Chia sẻ. quả: - GV yêu cầu HS quan sát tranh và
  3. trao đổi ý kiến về các CH. + Câu 1: - GV mời 1 – 2 cặp HS hỏi – đáp, báo ▪ HS 1: Các bạn rong bức tranh 1 cáo kết quả. đang làm gì? ▪ HS 2: Các bạn trong bức tranh 1 đang chơi trò chơi kéo co. Các bạn ở mỗi đội đều ra sức kéo mạnh sợi dây về bên đội mình. + Câu 2: ▪ HS 1: Trò chơi kéo co đòi hỏi người chơi những gì? Chọn các ý đúng. ▪ HS 2: Ý a và ý c đúng (Mọi người trong đội đều cố gắng. / Mọi người trong đội đều biết cách phối hợp với nhau). Nếu chỉ 1 người cố gắng thì không thắng được. + Câu 3: ▪ HS 1: Ngoài trò chơi kéo co, bạn còn biết những hoạt động nào cần có tập thể? ▪ HS 2: Ngoài trò chơi kéo co, những hoạt động cần có tập thể là múa hát tập thể, trực nhật, nhảy dây, nu na nu nống, trốn tìm, rồng rắn lên mây, bóng đá, bóng chuyền, - GV: Điều gì làm nên sức mạnh, - HS lắng nghe. chiến thắng của tập thể? Đó là sự đoàn kết. Sự đoàn kết, đồng lòng, hợp lực sẽ làm nên chiến thắng của đội chơi kéo co, của đội bóng, tạo ra những sản phẩm tốt trong dây chuyền sản xuất,
  4. Tiếp tục chủ điểm trước nói về những người bạn của em, trong chủ điểm Em yêu bạn bè, các em sẽ học những bài học nói về tình cảm gắn bó giữa những người bạn đang cùng em học tập, vui chơi trong nhà trường. BÀI ĐỌC 1: GIỜ RA CHƠI (Hơn 1,5 tiết) 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. - HS nói những điều các em nhìn thấy Cách tiến hành: trong hình minh họa bài Giờ ra chơi. - GV yêu cầu HS nói những điều các em nhìn thấy trong hình minh họa bài Giờ ra chơi. - HS lắng nghe. - GV giới thiệu bài thơ: Bài thơ Giờ ra chơi hôm nay chúng ta học nói về ccs hoạt động, các trò chơi trong giờ ra
  5. chơi. Cụ thể như thế nào, chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay nhé! - HS đọc tiếp nối các khổ thơ. Cả lớp 2. HĐ 1: Đọc thành tiếng đọc thầm theo. Mục tiêu: Đọc đúng đoạn trích bài thơ - Một số HS trình bày kết quả trước Giờ ra chơi. Phát âm đúng các từ ngữ lớp. khó. Ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ; nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS đọc tiếp nối các - HS lắng nghe GV nhận xét, chốt đáp khổ thơ, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo. án. - GV chiếu lên bảng BT giải nghĩa từ, mời một số HS báo cáo kết quả. - GV nhận xét, chốt đáp án. + Nhịp nhàng: theo một nhịp + Chao: nghiêng nhanh từ bên này sang bên kia + Vun vút: chuyển động rất nhanh - HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm + Náo nức: hăm hở, phấn khởi đôi theo các CH. 3. HĐ 2: Đọc hiểu - Một số HS trả lời CH trước lớp. Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ trong bài; trả lời được các CH, hiểu - Cả lớp và GV chốt đáp án. được bài thơ: Giờ ra chơi, sân trường trở nên sôi động, nhộn nhịp bởi những trò chơi, tiếng nói, tiếng cười của các bạn HS. Giờ ra chơi thật vui, ấm áp tình cảm bạn bè.
  6. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH. - GV mời một số HS trả lời CH trước lớp. - GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án: + Câu 1: Em hiểu “từng đàn chim áo trắng” là ai? Trả lời: Đó là từng nhóm HS mặc áo trắng đồng phục trông như từng đàn chim. + Câu 2: Các bạn làm gì trong giờ ra chơi? Trả lời: Các bạn ùa ra ngoài sân trường. Chỗ này những bạn gái chơi nhảy dây. Đằng kia những bạn trai chơi đá cầu. + Câu 3: Những từ ngữ nào cho thấy các bạn chơi với nhau rất vui? Trả lời: Tiếng cười thoải mái / Niềm - HS đọc thầm, làm bài trong VBT. vui dâng náo nức. - Một số HS báo cáo kết quả. Cả lớp + Câu 4: Các bạn làm gì sau giờ ra lắng nghe bạn trả lời và nghe GV chốt chơi? đáp án. Trả lời: Trống báo đã hết giờ ra chơi, HS nhanh chóng xếp hàng vào lớp để bắt đầu một bài học mới. 4. HĐ 3: Luyện tập Mục tiêu: Luyện tập về những tiếng bắt vần trong thơ. Cách tiến hành: 4.1. BT 1 (Tìm những tiếng ở cuối dòng thơ bắt vần với nhau trong khổ thơ 2)
  7. - GV yêu cầu HS đọc thầm, làm bài trong VBT. - GV mời một số HS báo cáo kết quả. - HS đọc thầm bài thơ, làm bài vào GV chiếu lên bảng nội dung khổ thơ 2, VBT. mời HS đọc kết quả, GV ghi lại trên bảng lớp những tiếng bắt vần (bằng phấn màu khác nhau hoặc gạch chân 1 gạch / 2 gạch ): Chỗ này những bạn gái - Một số HS báo cáo kết quả, các HS Chơi nhảy dây nhịp nhàng còn lại lắng nghe. Sau đó cả lớp nghe Tiếng vui cười thoải mái GV chốt đáp án, sửa bài vào VBT. Chao nghiêng cánh lá bàng. Tiếng gái bắt vần với mái. / Tiếng nhàng bắt vần với bàng. 4.2. BT 2 (Tìm những tiếng ở cuối dòng thơ bắt vần với nhau trong một khổ thơ còn lại – khổ thơ 1 hoặc 3 hoặc 4) - GV yêu cầu HS đọc thầm bài thơ, mỗi em chọn 1 khổ thơ, làm bài trong - HS lắng nghe. VBT: chỉ gạch chân tiếng bắt vần với nhau trong 1 khổ thơ. GV khuyến khích em nào làm nhanh có thể làm cả 3 khổ thơ. - GV mời một số HS báo cáo kết quả. GV chiếu lên bảng bài thơ, mời mỗi HS đọc kết quả tìm tiếng bắt vần trong 1 khổ thơ, GV ghi lại trên bảng lớp: Khổ thơ 1: Tiếng “chơi” bắt vần với “ngồi”. / Tiếng “trắng” bắt vần với “nắng”. Khổ thơ 3: Tiếng “trai” bắt vần với “mai”. / Tiếng “vút” bắt vần với
  8. “nức”. Khổ thơ 4: Tiếng “lớp” bắt vần với “lớp”. / Tiếng “vàng” bắt vần với “trang”. - GV: Các tiếng chơi và ngồi, vút và nức vần gần giống nhau những cũng được coi là bắt vần với nhau.
  9. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON BÀI 4: EM YÊU BẠN BÈ BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: ▪ Nghe đọc, viết lại chính xác bài thơ Giờ ra chơi (khổ thơ 2, 3). Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chư: mỗi dòng lùi vào 3 ô. ▪ Làm đúng BT điền chữ r, d, hoặc gi; BT lựa chọn: Điền chữ ch / tr, điền vần an / ang. ▪ Biết viết chữ C hoa cỡ vừa và nhỏ. Viết đúng câu ứng dụng Chung tay làm đẹp trường lớp cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định. + Năng lực văn học: Cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong những câu thơ, câu đố ở các BT chính tả. 2. Phẩm chất - Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. - Phần mềm hướng dẫn viết chữ C. - Mẫu chữ cái C viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li. 2. Đối với học sinh - SGK. - VBT. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC
  10. - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm). IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV nêu MĐYC của bài học. - HS lắng nghe. 2. HĐ 1: Nghe – viết Mục tiêu: Nghe đọc, viết lại chính xác bài thơ Giờ ra chơi (khổ thơ 2, 3). Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: mỗi dòng lùi vào 3 ô. Cách tiến hành: 2.1. Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV nêu nhiệm vụ: Nghe GV đọc, - HS lắng nghe. viết lại bài Giờ ra chơi (khổ thơ 2, 3). - 1 HS đọc lại khổ thơ 2, 3 trước lớp. - GV mời 1 HS đọc lại khổ thơ 2, 3 Cả lớp đọc thầm theo. trước lớp, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo. 2.2. - HS gấp SGK. - GV yêu cầu HS gấp SGK. - HS nghe – viết. - GV đọc thong thả từng dòng thơ cho HS viết vào vở Luyện viết. - HS soát lại. - GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại. 2.3. Chấm, chữa bài: - HS tự chữa lỗi. - GV yêu cầu HS tự chữa lỗi: gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì. - HS lắng nghe. - GV chấm 5 – 7 bài, nêu nhận xét
  11. chung. 3. HĐ 2: Làm BT chính tả Mục tiêu: Làm đúng BT điền chữ r, d, hoặc gi; BT lựa chọn: Điền chữ ch / tr, điền vần an / ang. Cách tiến hành: 3.1. Điền chữ r, d, hay gi? Giải câu đố - 1 HS đọc BT, cả lớp làm bài vào vở (BT 2) Luyện viết 2. - GV yêu cầu 1 HS đọc BT; yêu cầu cả - 2 HS lên bảng làm BT. lớp làm bài vào vở Luyện viết 2. - GV viết nội dung BT lên bảng (2 - HS lắng nghe, sửa bài vào vở. lần), mời 2 HS lên bảng làm BT. - Cả lớp đọc đồng thanh. - GV nhận xét, chốt đáp án: gieo, rải, ruộng, gieo. – Giải câu đố: Hạt mưa. - GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh khổ thơ đã điền chữ hoàn chỉnh. - HS làm BT theo chỉ định của GV. 3.2. BT lựa chọn: Điền chữ ch hay tr; điền vần an hay ang? – BT (3) - Các nhóm trình bày kết quả trước - GV chọn cho từng nhóm làm BT 3a lớp. hoặc 3b tùy lỗi phát âm các em thường - HS lắng nghe GV nhận xét, chốt đáp mắc. án cùng GV. - GV mời các nhóm trình bày kết quả trước lớp. - GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án: + BT 3a: trâu – chân – chẳng. Giải câu đố: con rùa. + BT 3b: đàn – vàng – vang. 4. HĐ 3: Tập viết chữ hoa C Mục tiêu: Biết viết chữ hoa C cỡ vừa và nhỏ. Viết đúng câu ứng dung Chung tay làm đẹp trường lớp cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ - HS quan sát, nhận xét cùng GV. đúng quy định.
  12. Cách tiến hành: 4.1. Quan sát và nhận xét: - GV chỉ chữ mẫu trong khung chữ, hỏi HS: Chữ C hoa cao mấy li, có mấy ĐKN? (Cao 5 li, có 6 ĐKN). Được - HS quan sát, lắng nghe. viết bởi mấy nét? (Viết 1 nét). - HS quan sát, lắng nghe. - GV chỉ mẫu chữ, miêu tả: Nét viết chữ hoa C là kết hợp của 2 nét cơ bản: cong dưới và cong trái nối liền nhau, tạo vòng xoắn to ở đầu chữ. - HS quan sát, lắng nghe. - GV chỉ dẫn cách viết: Đặt bút trên ĐK 6, viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ, phần cuối nét cong trái lượn vào trong; dừng bút trên - HS đọc câu ứng dụng. ĐK 2. Chú ý: Nét cong trái lượn đều, không cong quá nhiều về bên trái. - HS quan sát và nhận xét. - GV viết mẫu chữ C hoa cỡ vừa (5 dòng kẻ li) trên bảng lớp; kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi. 4.2. GV yêu cầu HS viết chữ C hoa vào vở Luyện viết 2. 4.3. Viết câu ứng dụng - GV cho HS đọc câu ứng dụng: Chung tay làm đẹp trường lớp. - HS viết câu ứng dụng trong vở Luyện - GV hướng dẫn HS quan sát và nhận viết 2. xét: - Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm. + Độ cao của các chữ cái: Chữ C hoa (cỡ nhỏ) và h, g, l, y cao mấy li? (2,5
  13. li). Chữ đ, p cao mấy li? (2 li). Chữ t: cao 1,5 li. Những chữ còn lại (u, n, a, m, e, ư, ơ): 1 li. + Cách đặt dấu thanh: Dấu huyền đặt trên a, ơ. Dấu nặng đặt dưới e - GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng trong vở Luyện viết 2. - GV đánh giá 5 – 7 bài, nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
  14. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON BÀI 4: EM YÊU BẠN BÈ BÀI ĐỌC 2: PHẦN THƯỞNG (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: ▪ Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng. Ngắt nghỉ đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc 60 tiếng / phút. ▪ Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Nắm được diễn biến câu chuyện. Hiểu ý nghĩa của truyện: Đề cao lòng tốt, khuyến khích HS làm việc tốt, trở thành những con người nhân hậu, biết quan tâm, giúp đỡ người khác. + Năng lực văn học: Yêu quý, cảm phục người bạn tốt bụng trong câu chuyện. 2. Phẩm chất - Biết nói lời cảm ơn và đáp lời cảm ơn lịch sự, có văn hóa. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn). IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và
  15. từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu: Bài đọc hôm nay có - HS lắng nghe. tên gọi Phần thưởng. Các em cùng đọc bài để biết đó là phần thưởng dành cho ai, phần thưởng đó có gì đặc biệt, vì sao bạn đó được thưởng. 2. HĐ 1: Đọc thành tiếng Mục tiêu: Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng. Ngắt nghỉ đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc 60 tiếng / phút. Cách tiến hành: - HS đọc tiếp nối 3 đoạn của bài đọc. - GV tổ chức cho HS đọc tiếp nối 3 Các HS còn lại đọc thầm theo. đoạn của bài Phần thưởng, yêu cầu các - 2 HS đọc phần giải thích từ ngữ, các HS còn lại đọc thầm theo. HS còn lại đọc thầm theo. - GV mời 2 HS đọc phần giải thích từ ngữ 2 từ: bí mật, sáng kiến. 3. HĐ 2: Đọc hiểu Mục tiêu: Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Nắm được diễn biến câu chuyện. Hiểu ý nghĩa của truyện: Đề cao lòng tốt, khuyến khích HS làm việc tốt, trở thành những con người nhân hậu, biết - HS đọc thầm lại truyện, thảo luận quan tâm, giúp đỡ người khác. theo nhóm đôi để trả lời các CH. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc thầm lại truyện, - Một số HS trả lời CH trước lớp. thảo luận theo nhóm đôi để trả lời các CH. - HS và GV nhận xét, chốt đáp án. - GV mời một số HS trả lời CH trước lớp. - GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án: + Câu 1: Câu chuyện kể về bạn Na.
  16. Na là một HS như thế nào? Trả lời: Na rất tốt bụng, luôn giúp đỡ bạn bè nên ở lớp bạn nào cũng mến Na. Nhưng Na học chưa giỏi. + Câu 2: Theo em, điều bí mật được các bạn của Na bàn bạc là gì? Trả lời: Các bạn đề nghị cô giáo khen thưởng Na vì lòng tốt của Na với mọi người. + Câu 3: Em có nghĩ rằng Na xứng đáng được thưởng không? Vì sao? Trả lời: Na xứng đáng được thưởng vì có tấm lòng tốt rất đáng quý. Trong trường, phần thưởng có nhiều loại: thưởng cho HS giỏi; thưởng cho HS có đạo đức tốt; thưởng cho HS tích cực tham gia các hoạt động lao động, văn nghệ, thể thao; thưởng cho những HS dũng cảm; + Câu 4: Khi Na được phần thưởng: a) Mọi người vui mừng như thế nào? b) Mẹ của Na vui mừng như thế nào? Trả lời: a) Khi cô trao phần thưởng, Na vui mừng đến mức ngỡ mình nghe nhầm, đỏ bừng mặt. / Cô giáo và cả lớp vui mừng: tiếng vỗ tay vang dậy. - HS hoàn thành BT: b) Khi cô trao phần thưởng, mẹ Na rất vui mừng: Mẹ lặng lẽ khóc và chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe. + Nếu em là Na, em sẽ nói lời cảm ơn 4. HĐ 3: Luyện tập cô giáo và các bạn: Em cảm ơn cô và Mục tiêu: Biết nói lời cảm ơn và đáp các bạn. / Em rất cảm ơn cô và các bạn lời cảm ơn lịch sự, có văn hóa. đã động viên em.
  17. Cách tiến hành: + Nếu là một HS trong lớp, em sẽ đáp - GV yêu cầu HS đọc thầm và làm BT, lại lời Na: Bạn rất xứng đáng được tưởng tượng đoạn kết câu chuyện. Sau nhận phần thưởng. / Chúng mình cảm khi trao phần thưởng, cô giáo mời HS ơn lòng tốt của bạn. / phát biểu ý kiến: - HS lắng nghe GV nhận xét và bổ + Nếu em là Na, em sẽ nói gì để cảm sung. ơn cô giáo và các bạn? + Nếu em là một HS trong lớp, em sẽ nói gì để đáp lại lời Na? - GV nhận xét. - GV bổ sung: Phần thưởng cô giáo và cả lớp tặng bạn Na là phần thưởng cho lòng tốt, phần thưởng cho những HS biết quan tâm, yêu thương, giúp đỡ mọi người. Tấm lòng đó rất đáng trân trọng, đáng quý. Cuộc sống sẽ vô cùng tốt đẹp nếu xung quanh ta có nhiều người tốt bụng, nhân hậu.
  18. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON BÀI 4: EM YÊU BẠN BÈ LUYỆN NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN “PHẦN THƯỞNG” (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: a) Rèn kĩ năng nói: ▪ Dựa vào tranh và gợi ý, biết hợp tác cùng bạn kể tiếp nối 3 đoạn cau chuyện Phần thưởng, kể toàn bộ câu chuyện. ▪ Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. b) Rèn kĩ năng nghe: Biết lắng nghe bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Có thể kể tiếp lời bạn. + Năng lực văn học: Bước đầu biết tưởng tượng và nói lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong câu chuyện. 3. Phẩm chất - Thể hiện tình cảm thân ái đối với bạn bè cùng lứa. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  19. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài học Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu: Trong tiết học hôm - HS lắng nghe. nay, các em sẽ thực hành kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện Phần thưởng dựa theo tranh minh họa và gợi ý. Sau đó, tập kể toàn bộ câu chuyện hoặc kể 1 đoạn câu chuyện (đoạn 3) theo lời bạn Na. Chúng ta sẽ thi đua xem bạn nào, nhóm nào nhớ nội dung câu chuyện, kể hay, biểu cảm. 2. HĐ 1: Kể chuyện trong nhóm Mục tiêu: Tập kể chuyện trong nhóm. Cách tiến hành: a) Chuẩn bị (Kể tiếp nối từng đoạn, toàn bộ câu chuyện Phần thưởng – BT - 1 HS đọc YC của BT 1, 2 và các gợi 1, 2) ý dưới 3 tranh. - GV mời 1 HS đọc YC của BT 1, 2 và các gợi ý dưới 3 tranh. - HS quan sát, lắng nghe. - GV chiếu lên bảng tranh minh họa và các gợi ý (như những điểm tựa) để HS kể từng đoạn câu chuyện. GV nhắc HS cần kể tự nhiên, có thể thêm suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật vào lời kể. VD, khi kể đoạn 2, HS có thể tưởng tượng
  20. vào giờ ra chơi, các bạn bàn với nhau những gì? (VD: Các bạn ơi, làm thế nào để bạn Na tốt bụng, đáng yêu như thế nào để cô có quà tặng Na). Rồi các bạn đến nói với cô giáo (VD: Cô ơi, bạn Na học chưa giỏi nhưng bạn ấy rất tốt bụng. Chúng em rất yêu quý bạn - HS lắng nghe, kể chuyện theo nhóm. ấy. Mong cô hãy có phần thưởng cho bạn ấy vì lòng tốt ạ). Cô giáo nói gì? (VD: Sáng kiến của các em rất tuyệt. Na rất xứng đáng nhận phần thưởng. Cô đã chuẩn bị quà cho bạn ấy rồi). b) Kể chuyện theo nhóm 3 - GV yêu cầu các nhóm dựa vào tranh minh họa và gợi ý, kể tiếp nối để hoàn thành câu chuyện (HS 1 kể đoạn 1. HS 2 kể đoạn 2. HS 3 kể đoạn 3): + GV yêu cầu lần kể đầu tiên, mỗi em có thể vừa kể vừa nhìn đoạn truyện trong SGK. + Lần kể thứ hai, đổi vai (HS 2 kể đoạn 1, HS 3 kể đoạn 2, HS 1 kể đoạn 3) để mỗi em đều có thể kể được toàn bộ câu chuyện. GV yêu cầu HS kể không nhìn SGK, để lời kể tự nhiên, trơn tru, kịp lượt lời. 3. HĐ 2: Kể chuyện trước lớp Mục tiêu: Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung trước lớp. Cách tiến hành: a) Kể lại từng đoạn câu chuyện
  21. - GV mời lần lượt vài nhóm 3 HS thực hành thi kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện trước lớp. - GV và cả lớp nhận xét, khen ngợi nhóm HS nhớ nội dung câu chuyện, phối hợp ăn ý, kể kịp lượt lời; lời kể linh hoạt, tự nhiên, biểu cảm. b) Kể toàn bộ câu chuyện - GV mời 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - GV mời thêm 1 – 2 HS khá, giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời bạn Na. - GV cho cả lớp bình chọn HS, nhóm HS kể chuyện hay, hấp dẫn theo các tiêu chí: kể đúng nội dung / tiếp nối kịp lượt lời / tự nhiên, sinh động, biểu cảm.
  22. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON BÀI 4: EM YÊU BẠN BÈ BÀI VIẾT 2: LẬP DANH SÁCH HỌC SINH (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ: Nắm được thông tin cần thiết của 4 – 5 bạn HS trong tổ. Lập được danh sách 4 – 5 bạn HS trong tổ theo mẫu đã học. 2. Phẩm chất - Ý thức trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. - VBT. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm). IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Gới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV nêu MĐYC của bài học. - HS lắng nghe. 2. Lập danh sách học sinh Mục tiêu: Nắm được thông tin cần
  23. thiết của 4 – 5 bạn HS trong tổ. Lập được danh sách 4 – 5 bạn HS trong tổ theo mẫu đã học. Cách tiến hành: - HS quan sát, lắng nghe. - GV chỉ mẫu bảng DSHS, nêu YC của BT. - 1 HS đọc các gợi ý trong SGK. - GV mời 1 HS đọc các gợi ý trong SGK. - HS lắng nghe, hoàn thành BT. - GV hướng dẫn HS làm bài theo các bước: + HS chọn 4 – 5 bạn HS trong lớp. + Xếp tên 4 – 5 bạn đó theo TT bảng chữ cái. Gặp từng bạn, hỏi thông tin và ghi lại: Họ, tên / Nam, nữ / Ngày sinh / Nơi ở (HS sẽ đi lại trong lớp). Nhắc HS mục Ngày sinh cần viết đầy đủ: - HS làm BT. ngày, tháng, năm sinh. - GV đến từng bàn hướng dẫn, giúp đỡ - HS trình bày bài làm trước lớp. Cả HS. lớp và GV nhận xét, góp ý. - GV chiếu lên bảng bài làm của 5 – 7 HS, mời các em tự đọc bản DSHS mình đã lập. Sau đó GV và cả lớp - HS lắng nghe. nhận xét, góp ý. - GV kiểm tra, chữa thêm một số bài làm của HS.
  24. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON BÀI 4: EM YÊU BẠN BÈ GÓC SÁNG TẠO: THƠ TẶNG BẠN (hơn 1,5 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: Biết viết vài dòng thơ hoặc một đoạn văn tặng một người bạn. Chữ viết rõ ràng, mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp. Biết trang trí bài viết bằng tranh, ảnh bạn. + Năng lực văn học: Củng cố hiểu biết về vần trong thơ; tìm được vần trong thơ. Bước đầu biết làm một vài dòng thơ đơn giản có vần. 2. Phẩm chất - Biết thể hiện sự quan tâm với bạn bè. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. - Sản phẩm của HS năm trước do GV sưu tầm. - Giấy A4, những mẩu giấy có dòng ô li (cắt hình chữ nhật hoặc hình ô van, cỡ 7 x 8 cm) đủ phát cho từng HS viết đoạn văn, thơ. Có thể viết vào trang vở HS có dòng kẻ ô li / VBT. - Những viên nam châm để gắn sản phẩm của HS lên bảng lớp. 2. Đối với học sinh - SGK. - Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một. - Ảnh người bạn của HS hoặc tranh bạn do HS tự vẽ; giấy màu, bút chì màu, bút dạ, kéo, hồ dán. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ.
  25. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu bài: Qua bài Tập đọc - HS lắng nghe. Mít làm thơ và Giờ ra chơi, các em đã bước đầu hiểu thế nào là vần trong thơ. Tiết học hôm nay, các em sẽ tập tìm vần cho 2 bài thơ. Sau đó sẽ thực hành làm thơ như bạn Mít. Các em sẽ tập viết một vài dòng thơ tặng một người bạn mà em yêu quý. Nếu làm thơ khó, các em có thể viết một đoạn văn tặng bạn. Hi vọng với bài học này, lớp ta sẽ phát hiện ra những bạn có tài làm thơ, những thi sĩ của lớp. 2. HĐ 1: Tìm vần trong các bài thơ (BT 1) Mục tiêu: Tìm được vần trong các bài - HS đọc câu lệnh và bài thơ Tình bạn thơ. chưa hoàn chỉnh, các từ cần điền để Cách tiến hành: hoàn thành bài thơ. - GV mời HS 1 đọc câu lệnh và bài thơ - HS đọc tiếp bài thơ Gấu qua cầu và Tình bạn chưa hoàn chỉnh, các từ cần các từ cần điền để hoàn thành bài thơ. điền để hoàn thành bài thơ. - GV mời HS 2 đọc tiếp bài thơ Gấu - HS làm bài nhóm đôi. qua cầu và các từ cần điền để hoàn thành bài thơ. - GV yêu cầu HS làm bài nhóm đôi: - Một số HS báo cáo kết quả trước lớp. trao đổi, tìm từ (có vần) hợp với ô
  26. trống của BT 1a và 1b, nối từ với ô - HS lắng nghe, sửa bài. trống thích hợp trong VBT. - GV mời một số HS báo cáo kết quả trước lớp. - GV nhận xét, chốt đáp án: a) Tình bạn Gà cùng ngan, vịt Chơi ở bờ ao Chẳng may té nhào Gà rơi xuống nước Không chậm nửa bước Ngan vịt chạy theo Rẽ đám rong bèo Vớt gà lên cạn. b) Gấu qua cầu Không ai chịu nhường bước Cãi nhau mãi không thôi Chú nhái bén đang bơi Ngẩng đầu lên mà bảo: - Cái cầu thì bé tẹo Ai cũng muốn qua mau Nếu cứ cố tranh nhau Thì có anh ngã chết Bây giờ phải đoàn kết - Cả lớp đọc đồng thanh 2 bài thơ đã Cõng nhau quay nửa vòng điền vần hoàn chỉnh. Đổi chỗ thế là xong Cả hai cùng qua được! - GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh 2 bài thơ đã điền vần hoàn chỉnh. 3. HĐ 2: Tập làm thơ hoặc viết đoạn văn về một người bạn (BT 2) - 1 HS đọc YC của BT 2, đọc các gợi ý Mục tiêu: Biết làm thơ hoặc đoạn văn và mấy dòng thơ mẫu của HS. về một người bạn. - HS trả lời.
  27. Cách tiến hành: - GV mời 1 HS đọc YC của BT 2, đọc - HS lắng nghe GV chốt đáp án. các gợi ý và mấy dòng thơ mẫu của HS. - HS hoàn thành BT. - GV hỏi HS về các tiếng bắt vần với nhau trong dòng thơ M của HS. - GV chốt đáp án: Tiếng Mai bắt vần với tài. - GV nhắc HS nào không làm thơ thì có thể viết đoạn văn về người bạn - HS làm BT. mình yêu quý; khuyến khích HS viết sáng tạo, viết tự do, viết nhiều hơn 4 dòng thơ, nhiều hơn 5 câu văn (viết 4 – - HS lắng nghe. 5 câu là YC tối thiểu). Chú ý gắn tranh ảnh, trang trí đoạn văn. - GV đi đến từng bàn, hướng dẫn và giúp đỡ HS: Chỉ cho các em vị trí thích hợp để gắn tranh ảnh, gợi ý cách trang trí. GV nhắc HS chú ý đặt dấu chấm kết thúc câu. - Các bạn trong tổ, nhóm bình chọn - GV chữa một vài bài của HS. sản phẩm để thi với tổ khác. 4. HĐ 3: Giới thiệu, bình chọn sản phẩm (BT 3) - HS lần lượt lên giới thiệu sản phẩm. Mục tiêu: Giới thiệu sản phẩm trước GV và cả lớp vỗ tay, khen ngợi. lớp. Cả lớp tổ chức bình chọn sản phẩm. Cách tiến hành: - GV yêu cầu các bạn trong tổ, nhóm - HS trao tặng sản phẩm của mình cho bình chọn sản phẩm (vòng sơ khảo) để bạn. thi với tổ, nhóm khác. - HS lắng nghe. - GV đính lên bảng lớp 8 – 10 sản phẩm đã vào vòng 1 (theo Kĩ thuật Phòng tranh). GV mời HS lần lượt lên
  28. bảng giới thiệu sản phẩm. Sau khi mỗi em trình bày xong, GV và cả lớp vỗ tay, khen ngợi. - GV yêu cầu HS trao tặng sản phẩm của mình cho bạn. - GV khen ngợi những HS hoàn thành tốt BT sáng tạo.
  29. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON BÀI 4: EM YÊU BẠN BÈ TỰ ĐÁNH GIÁ (10 – 15 phút) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Biết tự đánh giá theo các đề mục đã cho sẵn. - Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ: Biết đánh dấu trong bảng tự đánh giá những điều mình đã biết, đã làm được sau Bài 3, Bài 4. 2. Phẩm chất - Rút ra được những bài học cho bản thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. - Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu MĐYC của bài tự - HS lắng nghe. đánh giá. 2. HS đọc bảng tự đánh giá
  30. Mục tiêu: HS đọc bảng tự đánh giá. Cách tiến hành: - GV mời từng cặp HS đọc tiếp nối nội - Từng cặp HS đọc tiếp nối nội dung dung bảng tự đánh giá theo dòng và bảng tự đánh giá theo dòng và cột. cột. - 1 HS lên bảng làm mẫu: đánh dấu - GV mời 1 HS lên bảng làm mẫu: vào dòng a ở 2 cột. đánh dấu vào dòng a ở 2 cột. 3. HS đánh dấu, tự đánh giá Mục tiêu: Đánh dấu, tự đánh giá, rút kinh nghiệm cho các buổi học sau. Cách tiến hành: - HS đánh dấu tự đánh giá trong VBT. - GV yêu cầu HS đánh dấu v tự đánh giá trong VBT: những việc mình đã biết (cột trái) và những gì đã làm được (cột phải).