Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 29

docx 27 trang thuytrong 19/10/2022 22240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_giang_tieng_viet_2_canh_dieu_tuan_29.docx

Nội dung text: Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 29

  1. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / : BÀI 29: CON NGƯỜI VỚI THIÊN NHIÊN CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM (10 phút) - GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa, thảo luận theo nhóm đôi và đọc yêu cầu câu hỏi 1: Em làm gì để phòng tránh mưa, nắng, nóng, lạnh. - HS trả lời: + Khi trời mưa, cần mặc áo mưa, che ô để tránh ướt. + Khi trời nắng, cần mặc quần áo nhẹ, dùng quạt hoặc máy điều hòa cho mát cơ thể ). + Khi trời lạnh, cần mặc quần áo ấm, đi giày tất ấm, quàng khăn, ra đường cần đội mũ ấm. - GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa, thảo luận theo nhóm đôi và đọc yêu cầu câu hỏi 2: Em hoạt động, vui chơi như thế nào trong mỗi mùa? - HS trả lời: + Vào mùa hè, tôi đi biển cùng bố mẹ để được tắm biển và chơi trò chơi xây lâu đài trên cát. + Vào mùa xuân tôi đi ngắm hoa, ngắm cảnh, dự các lễ hội vui. + Vào mùa thu, tôi chơi kéo co, trốn tìm, đi xe đạp, đá bóng, rước đèn phá cỗ Trung thu. + Vào mùa đông, tôi đi xe đạp, trượt pa-tanh, chơi bập bênh, câu trượt, xích đu, - GV giới thiệu: Trong chủ điểm này, các em sẽ học các bài đọc nói về các hiện tượng thiên nhiên, sẽ tìm hiểu quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Con người rất khôn ngoan, biết cách tận hưởng thiên nhiên, khắc phục thiên tai, - GV nói lời dẫn vào bài đọc mở đầu chủ điểm Con người với thiên nhiên.
  2. BÀI ĐỌC 1: ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ (1,5 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Đọc trơn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật (ông Mạnh, Thần Gió). Biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn. - Hiểu nghĩa của những từ ngữ khó: đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, đẵn, vững chãi, ăn năn. Hiểu nội dung bài: Ông Mạnh tượng trưng cho con người. Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Con người chiến thắng Thần Gió, chiến thắng thiên nhiên nhờ quyết tâm và lao động. Nhưng con người vẫn “kết bạn” với thiên nhiên, sống thân ái, hòa thuận với thiên nhiên. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Thích những câu văn hay, hình ảnh đẹp trong bài. 3. Phẩm chất - Có lối sống thân ái, chan hòa với thiên nhiên. - Biết ứng phó với thiên nhiên. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu để chiếu. - Giáo án. 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  3. a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu bài học: Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng - HS lắng nghe, tiếp thu. đọc về Ông Mạnh tượng trưng cho con người. Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Con người chiến thắng Thần Gió, chiến thắng thiên nhiên nhờ quyết tâm và lao động. Nhưng con người vẫn “kết bạn” với thiên nhiên, sống thân ái, hòa thuận với thiên nhiên. Chúng ta cùng vào bài đọc. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc thành tiếng a. Mục tiêu: HS đọc bài Ông Mạnh thắng Thần Gió Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật (ông Mạnh, Thần Gió). Biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn. b. Cách tiến hành : - GV đọc mẫu bài đọc: + Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. - HS lắng nghe, đọc thầm theo. + Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật (ông Mạnh, Thần Gió). Biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn. - GV mời 1 HS đọc phần chú giải từ ngữ trong bài: đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, đẵn. - HS đọc chú giải từ ngữ khó: + Đồng bằng: vùng đất rộng, bằng phẳng. + Hoành hành: làm nhiều điều ngang ngược trên khắp một vùng rộng, không kiêng nể ai. + Ngạo nghễ: coi thường tất cả. + Đẵn: chặt. - GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 5 đoạn - HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc trong bài đọc như SGK đã đánh số. thầm theo. - HS luyện phát âm.
  4. - GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: lim dim, chập chờn, rạo rực mưa rào, lao xao. - HS luyện đọc. - GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 5 đoạn trong bài đọc như SGK đã đánh số. - GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, - HS thi đọc. bàn, tổ). - HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc - GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài. thầm theo. Hoạt động 2: Đọc hiểu a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 90. b. Cách tiến hành: - GV mời 4 HS đọc nối tiếp 4 câu hỏi trong phần Đọc hiểu: - HS đọc yêu cầu câu hỏi. + HS1 (Câu 1): Truyện có những nhân vật nào? + HS2 (Câu 2): Trong hai nhân vật: a. Nhân vật nào tượng trưng cho sức mạnh của con người? b. Nhân vật nào tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên? + HS3 (Câu 3): Chi tiết nào nói lên sức mạnh của con người? + HS4 (Câu 4): Ông Mạnh trong câu chuyện đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình? - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi. - GV mời đại diện HS trình bày kết quả. - HS thảo luận. - HS trình bày: + Câu 1: Truyện có 2nhân vật: Ông Mạnh và Thần Gió. + Câu 2: Trong hai nhân vật:
  5. a. Nhân vật tượng trưng cho sức mạnh của con người: ông Mạnh. b. Nhân vật tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên: Thần Gió. + Câu 3: Chi tiết nói lên sức mạnh của con người: Ông Mạnh dựng một ngôi nhà thật vững chãi. Thần Gió giận dữ, lồng lộn suốt đêm mà không thể xô đổ ngôi nhà. + Câu 4: Ông Mạnh trong câu chuyện đã làm để Thần Gió trở thành bạn của mình: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? Ông Mạnh an ủi và mời Thần Gió thỉnh thoảng tới chơi. - HS trả lời: Câu chuyện cho thấy con người rất thông minh và tài giỏi. Con người có khả năng chiền thắng Thần Gió, chiến thắng thiên nhiên. Nhưng con người không chống lại thiên nhiên mà sống thân thiện, hòa thuận với thiên nhiên nên con người ngày càng mạnh, xã hội loài người ngày càng phát triển. - GV chốt lại nội dung bài đọc, hỏi HS: Để sống hòa thuận, thân ái với thiên nhiên, con người cần phải làm gì? - HS trả lời: Để sống hòa thuận, thân ái với thiên nhiên, con người cần biết bảo vệ thiên Hoạt động 3: Luyện tập nhiên, yêu thiên nhiên, giữ xanh, sạch đẹp, a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK môi trường sống xunh quanh. trang 91. b. Cách tiến hành: - GV mời 2 HS đọc nối tiếp 2 câu hỏi: - HS đọc yêu cầu câu hỏi. + HS1 (Câu 1): Sử dụng câu hỏi Vì sao? Để hỏi đáp với bạn về nội dung câu chuyện. M: Vì sao Thần Gió phải chịu thua ông Mạnh? Vì ông Mạnh đã làm một ngôi nhà rất vững chắc. + HS2 (Câu 2): Nói 1-2 câu thể hiện sự đồng tình của em với ông Mạnh:
  6. a. Khi ông quyết tâm làm một ngôi nhà thật vững chãi. b. Khi ông kết bạn với Thầ Gió. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi. - GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả. - HS thảo luận theo nhóm. - HS trình bày: + Câu 1: Vì sao ông Mạnh quyết làm một ngôi nhà thật vững chắc/Vì cả ba lần làm nhà trước, nhà của ông đều bị Thần Gió quật đổ. + Câu 2: a. Cháu rất đồng tình với bác. Phải thế mới thắng được Thần Gió bác ạ. b. Bác làm rất đúng, không thể biến Thần Gió thành kẻ thù được. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / : BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT (2 tiết) I. MỤC TIÊU
  7. 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Nghe, viết chính xác bài thơ Buổi trưa hè (3 khổ thơ đầu). Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 4 chữ. - Làm đúng bài tập lựa chọn điền chữ r, d, gi; dấu hỏi hay dấu ngã; bài tập chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống. - Biết viết chữ A viết hoa (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng (chữ A hoa kiểu 2): Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản. 3. Phẩm chất - Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu để chiếu. - Giáo án. 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu bài học: Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng: - HS lắng nghe, tiếp thu. Nghe, viết chính xác bài thơ Buổi trưa hè (3 khổ thơ đầu; Làm đúng bài tập lựa chọn điền chữ r, d, gi; dấu hỏi hay dấu ngã; bài tập chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống; Biết viết chữ A viết hoa (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng (chữ A
  8. hoa kiểu 2): Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi. Chúng ta cùng vào bài học. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nghe – viết - GV nêu yêu cầu: HS nghe, viết 3 khổ thơ đầu của bài thơ Buổi trưa hè. - HS lắng nghe. - GV đọc đoạn thơ. - HS lắng nghe, đọc thầm theo. - GV mời 1 HS đọc lại đoạn thơ. - HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc - GV yêu cầu HS trả lời: Đoạn thơ nói về nội dung gì? thầm theo. - GV hướng dẫn thêm HS: Về hình thức hình thức, bài chính tả - HS trả lời: Đoạn thơ nói về cảnh vật buổi gồm 3 khổ thơ. Giữa 2 khổ có 1 dòng trống. Chữ đầu bài, đầu mỗi trưa im lìm nhưng sự vật vẫn vận động vô dòng viết hoa. Chữ đầu bài viết lùi vào 4 ô tính từ lề vở. Chữ đầu cùng sinh động. mỗi dòng viết lùi vào 4 ô. Cuối khổ thơ 2 có dấu ba chấm. - HS lắng nghe, thực hiện. - GV nhắc HS đọc thầm lại các dòng thơ, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai: lim dim, nằm im, ngẫm nghĩ, chập chờ. - GV yêu cầu HS gấp SGK, nghe GV đọc từng dòng, viết vào vở Luyện viết 2. - HS luyện phát âm. - GV đọc lại bài một lần nữa cho HS soát lại. - GV yêu cầu HS tự chữa lỗi, gạch chân từ ngữ viết sai, viết lại - HS viết bài. bằng bút chì từ ngữ đúng. - GV đánh giá, chữa 5 -7 bài. Nhận xét bài về: nội dung, chữ viết, - HS soát bài. cách trình bày. - HS chữa bài. Hoạt động 2: Điền chữ r, d, gi; điền dấu hỏi chấm, dấu ngã a. Mục tiêu: Tìm chữ hoặc dấu thanh phù hợp. b. Cách tiến hành: - GV chọn cho HS làm Bài tập 2a và nêu yêu cầu bài tập: Chữ r, d, gi: - GV yêu cầu HS làm bài vào vở - HS đọc lại yêu cầu câu hỏi. Luyện viết 2.
  9. - GV viết nội dung lên bảng, mời 2 HS lên bảng làm bài. - GV mời một số HS trình bày kết quả. - GV yêu cầu HS đọc lại khổ thơ đã điền chữ hoàn chỉnh. - HS làm bài vào vở. Hoạt động 3: Điền tiếng hợp với ô trống a. Mục tiêu: HS chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống. - HS lên bảng làm bài: dịu, gió, rung, rơi b. Cách tiến hành: - GV chọn cho HS làm Bài tập 3b và nêu yêu cầu bài tập: Chọn - HS đọc khổ thơ. tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống: (vỏ, võ) - GV yêu cầu HS làm bài vào vở Luyện viết 2. - HS đọc yêu cầu câu hỏi. - GV viết nội dung lên bảng, mời 2 HS lên bảng làm bài. - GV mời một số HS trình bày kết quả. - GV yêu cầu HS đọc lại từ ngữ đã điền chữ hoàn chỉnh. Hoạt động 4: Tập viết chữ A hoa (kiểu 2) a. Mục tiêu: HS biết viết chữ A viết hoa (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. - HS làm bài vào vở. Biết viết câu ứng dụng (chữ A hoa kiểu 2): Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ. - HS lên bảng làm bài: vỏ cam, múa võ, vỏ trứng, võ sĩ. b. Cách tiến hành: - GV chỉ chữ mẫu, miêu tả: - HS đọc từ ngữ. + Chữ A h hoa kiểu 2 cao 5 li, 6 ĐKN. + Nét 1: Cong kín, cuối nét lượn vào trong (giống nét viết chữ hoa O). + Nét 2: Móc ngược phải (giống nét 2 ở chữ hoa U). - GV chỉ dẫn cho HS và viết trên bảng lớp:
  10. + Nét 1: Đặt bút trên ĐK 6, đưa bút sang trái viết nét cong kín, - HS quan sát, lắng nghe. phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ; đến ĐK 4 thì lượn lên một chút rồi dừng bút. + Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút thẳng lên ĐK 6 rồi chuyển hướng bút ngược lại để viết nét móc ngược phải từ trên xuống dưới; dừng bút ở ĐK 2. + Nét móc ngược cần viết chạm vào đường cong của chữ hoa O (không lấn vào trong bụng chữ hoặc cách xa nét chữ hoa O). - GV yêu cầu HS viết chữ A hoa (kiểu 2) trong vở Luyện viết 2. - HS quan sát trên bảng lớp - GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc to câu ứng dụng: Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi. - GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét câu ứng dụng: + Độ cao của các chữ cái: Chữ A hoa (kiểu 2) (cỡ nhỏ) và các chữ b, h, g cao 2,5 li. Chữ d, đ cao 2 li. Chữ t cao 1,5 li. Những chữ còn lại (n, a, ơ, m, e, o) cao 1 li. + Cách đặt dấu thanh: Dấu sắc đặt trên a; dấu hỏi đặt trên e, - GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở. - HS viết bài. - GV chữa nhanh 5 -7 bài. - HS đọc câu ứng dụng. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS viết bài.
  11. - HS tự soát lại bài của mình. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / : BÀI ĐỌC 2: MÙA NƯỚC NỔI (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  12. - Đọc trơn cả bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết nhấn giọng các từ ngừ gợi tả, gợi cảm. - Hiểu các từ ngừ khó trong bài: lũ, hiền hoà, Cửu Long, phù sa, cá ròng ròng, lắt lẻo. Hiểu thực tế hàng năm ở Nam Bộ có mùa nước nổi. Nước mưa hoà lẫn nước sông Cửu Long dâng lên tràn ngập đồng ruộng, khi nước rút để lại phù sa màu mỡ. Qua bài đọc, hiểu sự thích nghi của người dân Nam Bộ với môi trường thiên nhiên. - Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi Thế nào?. - Đặt câu theo mẫu Ai thế nào?. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Yêu thích nhừng hình ảnh đẹp, ngộ nghĩnh trong bài đọc. 3. Phẩm chất - Yêu thích các mùa ở nước ta. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu để chiếu. - Giáo án. 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV chỉ tranh minh họa và giới thiệu bài học: Bài Mùa nước nổi - HS lắng nghe, tiếp thu. đưa các em về với các tỉnh miền Nam vào mùa mưa. Qua bài đọc này, các em sẽ hình dung được quang cảnh sông nước ở miền Nam vào mùa nước nổi.
  13. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc thành tiếng a. Mục tiêu: HS đọc bài Mùa nước nổi biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết nhấn giọng các từ ngừ gợi tả, gợi cảm. b. Cách tiến hành : - GV đọc mẫu bài đọc: + Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. - HS lắng nghe, đọc thầm theo. + Biết nhấn giọng các từ ngừ gợi tả, gợi cảm: dầm dề, sướt mướt, nhảy lên bờ, hòa lẫn, biết giữ lại, lắt lẻo. - GV mời 1 HS đọc phần chú giải từ ngữ trong bài: Cửu Long, cá ròng ròng, lắt lẻo. - HS đọc phần chú giải từ ngữ: + Cửu Long: dòng sông lớn, chảy qua nhiều tỉnh ở miền Nam nước ta. + Cá ròng ròng: cá lóc (cá chuối, cá quả) nhỏ. + Lắt lẻo: đung đưa, do không có điểm tựa - GV giải thích thêm cho HS một số từ ngữ khó hiểu ngoài phần chắc chắn. chú giải từ ngữ trong SGK: - HS lắng nghe, tiếp thu. + Rằm tháng Bảy: ngày giữa tháng Bảy âm lịch, thường vào khoảng giữa tháng Tám dương lịch. + Dầm dề, sướt mướt: mưa nhiều, kéo dài liên miên suốt ngày này qua ngày khác.
  14. - GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 2 đoạn trong bài đọc như SGK đã đánh số. - HS đọc bài. - GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: hòa lẫn, lắt lẻo, - HS luyện phát âm. - GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 2 đoạn trong bài đọc như SGK đã đánh số. - GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, - HS luyện đọc. bàn, tổ). - GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài. - HS thi đọc. Hoạt động 2: Đọc hiểu - HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang thầm theo. 93. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc 3 câu hỏi: + HS1 (Câu 1): Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng nào? - HS đọc yêu cầu câu hỏi. + HS2 (Câu 2): Vì sao người ta gọi đó là mùa nước nổi? Chọn ý đúng: a. Vì nước dâng lên hiền hòa. b. Vì nước lũ đổ về dữ dội. c. Vì mưa dầm dề. + HS3 (Câu 3): Tìm một vài hình ảnh về mùa nước nổi trong bài. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi. - GV mời một số HS trình bày kết quả thảo luận. - HS thảo luận theo nhóm đôi. - HS trình bày: + Câu 1: Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
  15. + Câu 2: a. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài đọc giúp em hiểu điều gì? + Câu 3: Một vài hình ảnh về mùa nước nổi trong bài: Nước mỗi ngày một dâng lên, cuồn Hoạt động 3: Luyện tập cuộn đầy bờ./Mưa dầm dề, mưa sướt mướt a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK ngày này qua ngày khác, trang 93. - HS trả lời: Bài đọc miêu tả mùa nước nổi ở b. Cách tiến hành: đồng bằng sông Cửu Long, giúp em hiểu thế - GV mời 2 HS đứng dậy đọc yêu cầu 2 bài tập: nào là mùa nước nổi, giúp em hiểu thêm về cuộc sống của người dân nơi đây và cảnh + HS1 (Câu 1): Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Thế nào? tượng lạ mắt ở Đồng bằng sông Cửu Long a. Nước dâng lên cuồn cuộn. vào mùa nước nổi. b. Mưa dầm dề ngày này qua ngày khác. + HS2 (Câu 2): Đặt một câu nói về mùa nước nổi theo mẫu Ai thế nào? - GV yêu cầu HS thảo luận và làm bài vào giấy. Nhóm nào làm nhanh, đúng là thắng cuộc. - GV mời đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. - HS thảo luận theo nhóm. - HS trình bày: + Câu 1: a. dâng lên cuồn cuộn. b. dầm dề ngày này qua ngày khác. + Câu 2: a. Vào mùa nước nổi, nước dâng lên hiền hòa. b. Vào mùa nước nổi, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác. c. Nước tràn qua nền nhà.
  16. d. Dòng sông Cửu Long no đầy nước. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / : LUYỆN NÓI VÀ NGHE: DỰ BÁO THỜI TIẾT (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Nghe GV đọc 1 bản tin Dự báo thời tiết của địa phương, thuật lại được những thông tin chính. Hiểu tác dụng của bản tin Dự báo thời tiết. - Theo dõi bạn thuật lại thông tin. Biết nhận xét, đánh giá thông tin của bạn.
  17. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Biết đọc những thông tin chính trong bản tin Dự báo thời tiết của địa phương. 3. Phẩm chất - Có thói quen nghe đài báo về Dự báo thời tiết để chủ động trong cuộc sống hằng ngày. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu để chiếu. - Giáo án. - Video, băng ghi lại bản tin Dự báo thời tiết của địa phương. - Bảng phụ viết các thông tin yêu cầu HS trả lời. 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu bài học: Hằng ngày, các em đều nghe thông báo - HS lắng nghe, tiếp thu. trên đài, ti vi các tin Dự báo thời tiết. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ rèn kĩ năng nghe và thuật lại một bản tin Dự báo thời tiết của địa phương. Bản tin đó không được in trong SGK nên các em cần nghe chăm chú để trả lời các câu hỏi về nội dung bản tin. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nghe bản tin Dự báo thời tiết của địa phương, trả lời câu hỏi
  18. a. Mục tiêu: HS nghe một bản tin Dự báo thời tiết của địa phương, nói lại được những thông tin chính; Nói về lợi ích của bản tin Dự báo thời tiết. b. Cách tiến hành: * Thực hành nghe, thuật lại bản tin Dự báo thời tiết địa phương. - GV cho HS nghe một bản tin dự báo thời tiết của địa phương, nhắc lại được những thông tin chính. Dự báo thời tiết ngày 13-06-2020 KV Nam Bộ - HS nghe thông tin về bản tin Dự báo thời tiết. Khu vực Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giất mạnh. Nhiệt độ phổ biến từ 30- 33 độ C, có nơi trên 33 độ C. Tại Thành phố Hồ Chí Minh là 33 độ C và Cần Thơ là 32 độ C. - GV đọc lại cho HS thêm 2 lần. GV yêu cầu HS viết ra nháp thông tin khi nghe. - GV gắn bảng phụ viết yêu cầu HS nhắc lại các thông tin: - HS viết nháp. + Hiện tượng bất thường: - HS viết yêu cầu cac thông tin. + Nhiệt độ của cả khu vực: + Nhiệt độ tại Thành phố Hồ Chí Minh: + Nhiệt độ tại Thành phố cần Thơ: - GV yêu cầu HS nhìn bảng phụ, nói tiếp để hoàn thành những thông tin chính các em vừa nghe được trong Bản tin Dự báo thời tiết. - GV khen ngợi những HS có kĩ năng nghe tốt, nhắc lại thông tin - HS hoàn thành thông tin trên bảng phụ: chính xác, hiểu tác dụng của những bản tin Dự báo thời tiết. + Hiện tượng bất thường: có mưa rào và dông vài nơi. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giất mạnh. + Nhiệt độ của cả khu vực: 30-33 độ C, có nơi trên 33 độ C. + Nhiệt độ tại Thành phố Hồ Chí Minh: 33 * Nói về lời ích của bản tin Dự báo thời tiết độ C.
  19. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em và mọi người cần biết dự báo + Nhiệt độ tại Thành phố cần Thơ: 32 độ C. thời tiết để làm gì? - HS trả lời: Em và mọi người cần biết dự báo thời tiết để giúp mọi người có cách sắp xếp công việc, ăn mặc, đi lại, phù hợp. Nếu biết ngày mai nắng nóng, em sẽ mặc quần áo mát, mang mũ, nón đi học. Nếu biết trời lạnh, em sẽ mặc quần áo ấm. Nếu biết trời mưa, em sẽ chuẩn bị ô, áo mưa, - HS lắng nghe, tiếp thu. GV bổ sung: Các cô bác nông dân, công nhân làm việc ngoài trời, những người làm việc trên biển, trên bầu trời, nếu biết trước thời tiết sắp có bão, lũ, mưa đá, sẽ tránh được nguy hiểm. VD: Nông dân không ra đồng. Người đi biển sẽ không ra khơi. Nếu đã ra khơi, sẽ khẩn cấp đưa thuyền vào bờ hoặc trốn vào nơi khuất gió Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / : BÀI VIẾT 2: VIẾT, VẼ VỀ THIÊN NHIÊN (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Sưu tầm tranh, ảnh hoặc vẽ tranh đơn giản về cảnh vật thiên nhiên (Mặt Trời, Mặt Trăng, bầu trời, núi non, cây cối, sông ngòi, ). - Dựa vào tranh ảnh và gợi ý, HS giới thiệu được cảnh vật thiên nhiên. Viết được đoạn văn ghi lại những điều vừa nói. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Biết viết đoạn văn giới thiệu cảnh thiên nhiên.
  20. 3. Phẩm chất - Yêu thích cảnh vật thiên nhiên. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu để chiếu. - Giáo án. 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu bài học: Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ - HS lắng nghe, tiếp thu. Sưu tầm tranh, ảnh hoặc vẽ tranh đơn giản về cảnh vật thiên nhiên (Mặt Trời, Mặt Trăng, bầu trời, núi non, cây cối, sông ngòi, ). Dựa vào tranh ảnh và gợi ý, HS giới thiệu được cảnh vật thiên nhiên. Viết được đoạn văn ghi lại những điều vừa nói. Chúng ta cùng vào bài học. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Giới thiệu tranh ảnh cảnh vật thiên nhiên a. Mục tiêu: Sưu tầm tranh ảnh hoặc vẽ tranh về cảnh vật thiên nhiên. Giới thiệu tranh ảnh đó. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu Bài tập 1: Sưu tầm tranh ảnh hoặc vẽ tranh về cảnh vật thiên nhiên. Giới thiệu tranh ảnh đó. Gợi ý: - HS lắng nghe, đọc yêu cầu bài tập. - Tranh (ảnh) vẽ (chụp) cảnh gì?
  21. - Cảnh vật trong tranh (ảnh) như thế nào? - Đặt tên cho tranh (ảnh) đó. - GV giới thiệu 3 tấm ảnh chụp cảnh vật thiên nhiên trong SGK: vườn hoa, bầu trời trăng sao, cầu vồng 7 sắc trên bầu trời và bức vẽ ông Mặt Trời rất đơn giản của bạn HS. - HS 3 tấm ảnh. - GV yêu cầu HS đặt trước mặt tranh ảnh mang đến lớp em sưu tầm hoặc đã tự vẽ trước đó trong giờ Mĩ thuật: Mặt Trời, Mặt Trăng, cây cỏ, hoa lá, Nếu HS không có tranh ảnh, các em có thể nói, viết về cảnh thiên nhiên trong SGK. - GV mời 1 - 2 HS khá, giỏi làm mẫu, nói về tranh, ảnh mình mang - HS sưu tầm tranh ảnh về cảnh vật thiên đến lớp theo các gợi ý. GV nhận xét. - GV giới thiệu mẫu đầy đủ nhiên. của đoạn viết trong SGK: Đây là bức tranh tôi vẽ ông Mặt Trời. Ông Mặt Trời mới thức dậy vào buổi sảng trên cánh đồng. Ông tươi cười nhìn xuống mặt đất, chiếu ánh sáng khắp nơi. Tôi rất yêu ông Mặt Trời. Tôi thích hát bài “Cháu vẽ ông Mặt Trời ”. - HS nói về tranh, ảnh mình mang đến lớp. Hoạt động 2: Viết đoạn văn (4-5 câu) dựa vào những gì đã nói - HS lắng nghe, tiếp thu. a. Mục tiêu: HS viết đoạn văn dựa vào những gì đã nói. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS viết đoạn văn. - GV khuyến khích các em viết dài hơn 5 câu. HS gắn vào đó ảnh sưu tầm, tranh vẽ các em tự cắt, dán hoặc trang trí sản phẩm bằng tranh vẽ hoa, lá, tô màu. - GV mời một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết. - GV chữa nhanh 3-4 bài.
  22. - HS viết đoạn văn. - HS viết đoạn văn, ảnh sưu tầm, tranh vẽ các em tự cắt, dán hoặc trang trí sản phẩm bằng tranh vẽ hoa, lá, tô màu. - HS đọc bài. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / : GÓC SÁNG TẠO: GIỮ LẤY MÀU XANH (60 phút) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Viết về một việc em đã chứng kiến hoặc đã tham gia thể hiện sự thân thiện với thiên nhiên, bảo vệ môi trường. - Biết trang trí bài viết bằng tranh, ảnh các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, môi trường do em sưu tầm, cắt dán. Chữ viết rõ ràng, mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Biết trưng bày, giới thiệu tự tin sản phẩm của mình với các bạn. 3. Phẩm chất
  23. - Nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu để chiếu. - Giáo án. - Giấy A4, những mẩu giấy có dòng ô li (cỡ 7cmx8cm) đủ phát cho từng HS viết đoạn văn. - Những viên nam châm để gắn sản phẩm của HS lên bảng lớp. 2. Đối với học sinh - SHS. - Tranh ảnh thiên nhiên, chim, thú, các hoạt động bảo vệ thiên nhiên ; giấy màu, bút chì, bút dạ, kéo, hồ dán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu bài học: Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ: - HS lắng nghe, tiếp thu. Viết về một việc em đã chứng kiến hoặc đã tham gia thể hiện sự thân thiện với thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Biết trang trí bài viết bằng tranh, ảnh các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, môi trường do em sưu tầm, cắt dán. Chữ viết rõ ràng, mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp. Chúng ta cùng vào bài học. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của Bài tập 1, 2, 3 a. Mục tiêu: HS nêu yêu cầu của các bài tập. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu bài tập 1, chỉ hình minh họa và yêu cầu HS cho biết mỗi bức tranh, tấm ảnh dưới đây nói về điều gì?
  24. - HS quan sát hình minh họa và trả lời: + Hình 1: Con người chung tay bảo vệ hành tinh xanh – Trái đất. + Hình 2: Vườn hoa và tấm biển ghi dòng chữ: Đừng hái hoa làm hoa buồn. + Hình 3: Đôi bàn tay vươn cao để thả chim bồ câu. + Hình 4: Nhũng bàn tay đang vun trồng cây non. + Hình 5: Các bạn nhỏ đang quét dọn sạch, đẹp đường làng, ngõ, xóm. - HS đọc yêu cầu câu hỏi. - GV yêu cầu HS đọc tiếp nối nhau yêu cầu Bài tập 2, 3. + HS1 (Câu 2): Viết 4-5 câu về một việc em đã chứng kiến hoặc đã tham gia thể hiện sự thân thiện với thiên nhiên, bảo vệ môi trường. + HS2 (Câu 3): Trưng bày và giới thiệu sản phẩm, bình chọn những sản phẩm đẹp, có nội dung hay. - GV đọc cho HS đọc mẫu đầy đủ của đoạn viết trong SGK: Trên cây xoài gần nhà tôi có một tổ chim sẻ. Ông tôi rất vui, bảo “Đất - HS chú ý lắng nghe. lành chim đậu . Ngày ngày, tôi rắc thóc dưới gốc cây cho sẻ ăn. Lũ sẻ có vẻ thích sống trong vườn nhà tôi lắm nên chúng cứ kêu lích rích rất vui. - GV yêu cầu HS bày lên bàn những gì đã chuẩn bị: tranh ảnh do HS cắt dán, sưu tầm hoặc vẽ; giấy bút, kéo, hồ dán, GV phát cho - HS chuẩn bị đồ dùng học tập. mỗi HS 1 tờ A4 kèm mẩu giấy có dòng kẻ ô li. - GV mời một số HS nối tiếp nhau nói về những gì mình sẽ viết: về hoạt động trồng cây cây hoa, trồng rau, bảo vê chim chóc, dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thể hiện sự thân thiện với thiên - HS trình bày. nhiên, bảo vệ môi trường. Hoạt động 2: Viết đoạn văn (4 - 5 câu) về một việc bạn đã chứng kiến hoặc tham gia , trang trí sản phẩm
  25. a. Mục tiêu: HS viết đoạn văn (4 - 5 câu) về một việc bạn đã chứng kiến hoặc tham gia , trang trí sản phẩm. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS viết đoạn văn vào mẩu giấy có dòng kẻ ô li. GV giúp đỡ những HS yếu, kém; khuyến khích HS khá, giỏi viết nhiều hơn 5 câu. - GV yêu cầu HS viết xong sẽ dán đoạn văn lên giấy A4, dán ảnh sưu tầm hoặc vẽ, tô màu lên tờ A4 / hoặc VBT. - GV hướng dẫn và giúp đỡ HS, động viên đế tất cả HS đều mạnh - HS viết đoạn văn. dạn thể hiện mình. Hoạt động 3: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm a. Mục tiêu: HS trưng bày và giới thiệu sản phẩm; bình chọn - HS dán đoạn văn lên giấy A4. những sản phẩm đẹp, có nội dung hay. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu mỗi tổ, nhóm trưng bày sản phẩm của tổ, nhóm mình - gắn tên bảng lớp hoặc lên tường như một phòng tranh. - GV hướng dẫn cả lớp đếm sản phẩm của từng tổ, nhóm. Tổ, nhóm nào có đủ bài được nhận tràng vỗ tay. - GV mời đại diện mỗi nhóm lần lượt trình bày sản phẩm của nhóm mình: số bài, chất lượng; giới thiệu 2 - 3 bài tiêu biểu (có thể mời HS có sản phẩm tốt tự giới thiệu). Cả lớp vỗ tay sau mỗi lần 1 đại - HS trưng bày sản phẩm. diện trình bày. - GV mời cả lớp bình chọn những cá nhân có sản phẩm chất lượng / tổ, nhóm có sản phẩm chất lượng / các MC trình bày to, rõ, tự tin. - HS giới thiệu sản phẩm.
  26. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / : TỰ ĐÁNH GIÁ (10 phút) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Hoàn chỉnh bảng tự đánh giá . - Biết đánh dấu trong bảng tự đánh giá những điều mình đã biết, đã làm được sau Bài 28, 29. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Biết tự đánh giá theo các đề mục cho sẵn. Trung thực trong đánh giá. 3. Phẩm chất - Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu để chiếu. - Giáo án. 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  27. a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu bài học: Chúng ta sẽ cùng hoàn chỉnh bảng tự đánh - HS lắng nghe, thực hiện. giá những điều mình đã biết, đã làm được sau Bài 28, 29. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - GV nhắc HS: Bảng tổng kết còn để trống 1 dòng cột bên phải. Trong khi đánh dấu (v) các em cần viết đầy đủ thông tin dòng đó. - HS lắng nghe, thực hiện. - GV yêu cầu HS tự đánh dấu (v) vào Vở bài tập những việc mình đã biết và đã làm được. - HS làm bài đánh giá.