Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 27
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_tieng_viet_2_canh_dieu_tuan_27.docx
Nội dung text: Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 27
- Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / BÀI 27: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ĐÁNH GIÁ VÀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP Tiết 1, 2 I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng. HS đọc một đoạn hoặc một bài văn có độ dài khoảng 70 tiếng trong các văn bản đã học ở nửa đầu học kì II hoặc văn bản ngoài SGK. Tốc độ 70 tiếng/phút. - HS đọc thuộc lòng bài thơ Con trâu đen lông mượt (9 dòng thơ đầu). Bờ tre đón khách (10 dòng đầu). 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Có kĩ năng đọc thành tiếng, đọc thuộc lòng 3. Phẩm chất - Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu để chiếu. - Giáo án. 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu bài học: Tiết học đầu tiên của bài Ôn tập giữa học - HS lắng nghe, tiếp thu. kì II chúng ta sẽ Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng. Các em đọc một đoạn hoặc một bài văn có độ dài khoảng 70 tiếng trong các văn bản đã học ở nửa đầu học kì II hoặc văn bản ngoài SGK. Tốc độ 70 tiếng/phút. Đọc thuộc lòng bài thơ Con trâu đen lông mượt (9 dòng thơ đầu). Bờ tre đón khách (10 dòng đầu). Chúng ta cùng bắt đầu tiết ôn tập. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: - Đọc một đoạn hoặc một bài văn có độ dài khoảng 70 tiếng trong các văn bản đã học ở nửa đầu học kì II hoặc văn bản ngoài SGK. Tốc độ 70 phút/ tiếng. - Đọc thuộc lòng bài thơ Con trâu đen lông mượt (9 dòng thơ đầu). Bờ tre đón khách (10 dòng đầu). b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu từng HS bốc thăm để chọn đoạn, bài đọc, đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi đọc hiểu. - HS bốc thăm, đọc bài và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, chấm điểm. - GV yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ Con trâu đen lông mượt - HS đọc thuộc lòng. (9 dòng thơ đầu). Bờ tre đón khách (10 dòng đầu). - GV yêu cầu những HS chưa đạt sẽ ôn luyện tiếp để kiểm tra lại. - HS ôn luyện (nếu chưa đạt). Ngày soạn: / /
- Ngày dạy: / / : Tiết 3, 4 I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Tiếp tục đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng. - Đọc hiểu bài Con vỏi con voi. Hiểu nghĩa của các từ ngữ. Hiểu nội dung bài: Nói về con voi trong công viên, sự liên quan của những bộ phận trên cơ thể con voi với điều kiện sống của nó. Bài thơ thể hiện tình cảm yêu quý của con voi – con vật to lớn của rừng xanh. - Luyện tập nói 3-4 câu tả con voi dựa vào bài thơ. - Nghe viết Con vỏi con voi (2 khổ thơ đầu). 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Có kĩ năng đọc thành tiếng, đọc thuộc lòng; nghe – viết. 3. Phẩm chất - Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu để chiếu. - Giáo án. 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành:
- - GV giới thiệu bài học: Tiết ôn tập ngày hôm nay chúng ta sẽ - HS lắng nghe, tiếp thu. cùng:Tiếp tục đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng; Đọc hiểu bài Con vỏi con voi; Luyện tập nói 3-4 câu tả con voi dựa vào bài thơ; Nghe viết Con vỏi con voi (2 khổ thơ đầu). Chúng ta cùng vào tiết ôn tập. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của khoảng 15% số HS trong lớp (Thực hiện như tiết 1, 2) Hoạt động 2: Ôn luyện, củng cố kĩ năng đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt a. Mục tiêu: HS luyện đọc bài thơ Con vỏi con voi; hoàn thành các câu hỏi, bài tập liên quan đến bài thơ. b. Cách tiến hành: * Luyện đọc bài thơ Con vỏi con voi: - GV đọc mẫu bài thơ Con vỏi con voi: giọng đọc vui, gây ấn tượng với những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: hiểu hết, xúm xít, bẻ “rắc ”, đi - HS lắng nghe, đọc thầm theo. như chơi, đá sắc, rất dày, cũng nát, quạt bay, buồn một tị, đồ chơi. - GV yêu cầu 5 HS tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ. - GV yêu cầu cả lớp đọc lại bài thơ - đọc nhỏ. - HS đọc bài; các HS khác lắng nghe đọc * Hoàn thành các câu hỏi, bài tập. thầm theo. - GV yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc nội dung luyện tập: + HS1 (Câu 1): Đọc các khổ thơ 2,3,4 và cho biết: - HS đọc yêu cầu câu hỏi. a. Mỗi khổ thơ nói về những bộ phận nào của con voi? b. Bộ phận ấy có đặc điểm gì? c. Theo tác giả, vì sao bộ phận ấy có đặc điểm như vậy? + HS2 (Câu 2): Đọc khổ thơ 5 và cho biết: a. Theo tác giả, vì sao con voi có đuôi? b. Qua cách giải thích của tác giả, em thấy con voi giống ai?
- c. Em có cách giải thích nào khác không? +HS3 (Câu 3): Dựa vào bài thơ, nói 3-4 câu tả con voi? + HS4 (Câu 4): Nghe – viết Con vỏi con voi 2 khổ thơ đầu. - GV yêu cầu HS đọc thầm bài thơ Con vỏi con voi, trao đổi cùng bạn bên cạnh, làm bài vào VBT. - GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời. - HS đọc thầm bài thơ, trao đổi, làm bài. - HS trình bày: + Câu 1: a. Mỗi khổ thơ nói về những bộ phận của con voi? • Khổ thơ 2: nói về vòi voi. • Khổ thơ 3: nói về da voi, chân voi. • Khổ thơ 4: nói về tai voi, ngà voi. b. Mỗi bộ phận ấy có đặc điểm: • Vòi voi khoẻ, vướng cành là bẻ “rắc” . • Da voi rất dày. Chân voi khoẻ, đạp gì cũng nát. • Tai voi to như cái quạt. Ngà voi dài. c. Theo tác giả, mỗi bộ phận có đặc điểm như vậy vì: • Vòi voi phải khỏe để giúp voi bé cành lá vướng víu trong rừng, lây lối đi. • Da voi phải giày, chân đạp gì cũng nát vì rừng lắm gai, lắm đá nhọn.
- • Tai voi phải to như cái quạt vì rừng lắm ruồi, muỗi. Ngà voi dài, nhọn mới giúp voi chống được kẻ ác như thú rừng rất hung dữ, những kẻ muốn săn bắn voi. + Câu 2: a. Theo tác giả, con voi có đuôi vì trpng rừng vắng vẻ, đuôi làm đồ chơi của voi, làm cho voi vui. b. Qua cách giải thích của tác giả, em thấy con voi giống trẻ em cũng cần đồ chơi. c. Em có cách giải thích khác: cái đuôi của voi giúp voi xua đuổi ruồi muỗi. + Câu 3: Con voi có cái vòi rất dài. Nó đi trong rừng cây rậm rạp như đi chơi. Vướng cành cây là voi “bẻ rắc”. Da voi dày, dù rừng lắm gai, đá ở suối rất sắc, chân voi đạp gì cũng nát. Tai voi to như cái quạt, quạt bay ruồi muỗi. Ngà voi dài để chống kẻ ác. Đuôi voi là đồ chơi của voi. - GV nêu nhiệm vụ phần Nghe viết: Nghe – viết Con vỏi con voi 2 - HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc khổ thơ đầu. thầm theo. - GV mời 1 HS đọc 2 khổ thơ đầu bài Con vỏi con voi. - HS lắng nghe, thực hiện. - GV hướng dẫn HS nhận xét: Đây là thơ 5 chữ. Tên bài và chữ đầu mỗi câu viết hoa. Tên bài viết lùi vào 4 ô tính từ lề vở. Chữ đầu mỗi dòng thơ cùng lùi vào - GV yêu cầu HS gấp SGK. GV đọc thong thả từng cụm từ hoặc - HS viết bài. dòng thơ cho HS viết vào vở Luyện viết. - GV đọc bài chính tả lần cuối cho HS soát lại. - HS soát bài. - GV đánh giá bài cho HS.
- Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / : Tiết 5, 6 I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của HS. - Đọc hiểu bài Cây đa quê hương. - Ôn về bộ phận câu trả lời cho các câu hỏi Thế nào, Làm gì. Đặt câu hỏi theo mẫu Ai thế nào. 2. Năng lực
- - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Có kĩ năng đọc thành tiếng, đọc hiểu. 3. Phẩm chất - Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu để chiếu. - Giáo án. 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu bài học: Trong tiết ôn tập ngày hôm nay chúng ta - HS lắng nghe, tiếp thu. sẽ Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của HS; Đọc hiểu bài Cây đa quê hương; Ôn về bộ phận câu trả lời cho các câu hỏi Thế nào, Làm gì. Đặt câu hỏi theo mẫu Ai thế nào. Chúng ta cùng vào tiết ôn tập. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của khoảng 15% số HS trong lớp (Thực hiện như tiết 1, 2) Hoạt động 2: Ôn luyện, củng cố kĩ năng đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt a. Mục tiêu: HS luyện đọc bài Cây đa quê hương; hoàn thành các câu hỏi, bài tập.
- b. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu bài: giọng miêu tả chậm rãi, tự hào; kết hợp giải nghĩa các từ ngữ khó (cổ kính, chót vót, lững thững). - HS lắng nghe, đọc thầm theo, hiểu nghĩa + Cổ kính: cũ và có vẻ đẹp trang nghiêm. các từ ngữ khó. + Chót vót: cao vụt lên, vượt hẳn những vật xung quanh. + Lững thững: đi chậm, từng bước một. - GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc lại 3 đoạn của bài. + HS1 (Câu 1): Câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu? + HS2 (Câu 2): Các bộ phận của cây đa được tả bằng những bộ - HS đọc yêu cầu câu hỏi. phận nào? Ghép đúng: + HS3 (Câu 3): Ngồi hóng mát dưới gốc cây đa, tác giả và bạn bè còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương? + HS4 (Câu 4): Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm? a. Lúa vàng gợn sóng. - HS đọc bài b. Cành cây lớn hơn cột đình. - HS làm bài. c. Đám trẻ ngồi dưới gốc đa hóng mát. - HS trình bày: + HS5 (Câu 5): Đặt câu theo mẫu Ai thế nào để? + Câu 1: Câu văn cho biết cây đa đã sống - GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài - đọc nhỏ. rất lâu: cây đa nghìn năm. / Đó là cả một toà - GV yêu cầu HS đọc thầm bài Cây đa quê hương, làm bài vào cổ kính. VBT các câu hỏi trong SGK trang 75, 76 . + Câu 2: Các bộ phận của cây đa được tả - GV mời đại diện HS trình bày kết quả. bằng những hình: a-3, b-1, c-2, d-4. - GV nhận xét, đánh giá. + Câu 3: Ngồi hóng mát dưới gốc đa, tác giả và bạn bè còn thấy những cảnh đẹp của quê hương: Lúa vàng gợn sóng./Xa xa, giữa cánh
- đồng, đàn trâu ra về, lững thững bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiêu kéo dài, lan giữa ruộng đông. + Câu 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm: a. Lúa vàng thế nào? b.) Cành cây thế nào? c. Đám trẻ làm gì? + Câu 5: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để: a. Cây đa rất cổ kính. / Cây đa rất đẹp. / Cây đa rất thân thiết với các bạn nhỏ trong làng. / b. Tác giả rât yêu quý cây đa quê hương. / Tác giả rất tự hào về cây đa quê hương. / Tác giả rât yêu qúy, tự hào về quê hương. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / : Tiết 7,8 I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của HS. - Nghe thầy cô kể về mẩu chuyện Bác sóc đãng trí, dựa vào tranh minh họa và các câu hỏi gợi ý, kể lại mẩu chuyện to, rõ ràng, sinh động, kết hợp lời kể với cử chỉ, động tác. Hiểu nội dung khôi hài và lời khuyên của câu chuyện: Cần sắp xếp đồ đạc ngăn nắp để khỏi quên. - Luyện tập về dấu chấm. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Có kĩ năng đọc thành tiếng, kể được mẩu chuyện theo tranh.
- 3. Phẩm chất - Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu để chiếu. - Giáo án. 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - HS lắng nghe, tiếp thu. - GV giới thiệu bài học: Trong tiết ôn tập giữa học kì II ngày hôm nay, thầy cô sẽ tiếp tục: Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của các em; nghe kể về mẩu chuyện Bác sóc đãng trí, dựa vào tranh minh họa và các câu hỏi gợi ý; luyện tập về dấu chấm. Chúng ta cùng vào tiết ôn tập. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của khoảng 15% số HS trong lớp (Thực hiện như tiết 1, 2) Hoạt động 2: Nghe – kể mẩu chuyện Bác sóc đãng trí. a. Mục tiêu: HS quan sát tranh minh họa; nghe GV kể câu chuyện Bác sóc đãng trí; trả lời các câu hỏi liên quan đến câu chuyện; kể chuyện trong nhóm và thi kể chuyện trước lớp. b. Cách tiến hành: * Giới thiệu mẩu chuyện:
- - GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa truyện Bác sóc đãng trí và nói về bức tranh. - HS quan sát tranh minh họa và nói về nội dung tranh: Bác sóc đang suy nghĩ với một câu hỏi to trên đầu. Bay xung quanh bác là quả sồi, sổ, giỏ quả sồi. - GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1 và các câu hổi gợi ý: Nghe, kể lại mẩu chuyện sau: - HS đọc yêu cầu câu hỏi. - GV kể câu chuyện Bác sóc đãng trí cho HS nghe, giọng đọc vui vẻ, nhẹ nhàng. GV kể câu chuyện trong 3 lần: - HS nghe kể chuyện, kết hợp quan sát tranh + Kể lần 1 – liền mạch minh họa và các câu hỏi gợi ý. + Kể lần 2 – kết hợp cho HS đọc lại 4 câu hỏi gợi ý. + Kể lần 3 - một mạch. Bác sóc đãng trí 1. Bác sóc có tính đãng trí. Năm nào cũng vậy, suốt mùa thu, bác đi nhặt nào hạt dẻ, nào hạt sồi, nào quả thông, rồi cất kĩ ở một nơi để dự trữ. Thế những khi mùa đông rét mướt tràn đến thì bác lại không thể nào nhớ ra mình đã cất thức ăn ở những đâu. 2. Ông cú thông thái biết vậy, khuyên bác sóc nên ghi chép tất cả những việc đó vào sổ. Rồi ông tặng bác một quyển sổ bìa cứng hẳn hoi. 3. Từ đấy, bác sóc ghi chép rất cản thận tất cả mọi việc đã làm vào quyển sổ ấy. 4. Tiếc là quyển sổ ấy cũng không giúp gì được bác sóc. Vì bác không tài nào nhớ ra: Bác đã ể quyển sổ ấy ở đâu?
- (365 chuyện kể mỗi ngày) * GV Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: - GV nêu từng câu hỏi cho HS trả lời (nhanh): - HS trả lời: + Câu 1: Bác sóc rất hay quên. Năm nào cũng vậy, suốt mùa thu, bác sóc đi nhặt hạt dẻ, hạt sồi, quả thông, rồi cất thật kĩ ở một nơi để dự trữ. Thế nhưng khi mùa đông rét mướt tràn đến, thì bác lại không thể nào nhớ ra mình đã cất những thức ăn ấy ở đâu. + Câu 2: Ông cú thông thái khuyên bác nên ghi chép tất cả những việc đã làm vào sổ. Rồi ông tặng bác một quyển sổ bìa cứng hẳn hoi. + Câu 3: Bác sóc đã làm theo lời khuyên đó: ghi chép cẩn thận tất cả mọi việc đã làm vào quyển sổ ấy. + Câu 4: Quyển sổ ấy vẫn không giúp gì được bác sóc vì bác không tài nào nhớ ra: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nếu em là hàng xóm bác sóc, em Bác đã để quyển sổ đó ở đâu. sẽ khuyên bác điều gì? 3.4. HS kể chuyện trong nhóm - HS trả lời: Em sẽ nói lời khuyên bác: Nếu bác hay quên như thế thì tất cả thức ăn kiếm được, bác chỉ nên đê một chỗ dưới gầm giường. / Nêu bác hay quên như thế thì đành để thức ăn ngay trên bàn ăn. / Bác hãy để quyển sổ ngay trên mặt bàn. / Bác hãy để quyển sổ ngay trên đầu giường. / - HS luyện tập kể chuyện theo tranh và câu - GV yêu cầu từng cặp HS dựa vào tranh minh hoạ và 4 CH gợi ý, hỏi gợi ý. kể lại mẩu chuyện trên. - GV giúp đỡ các nhóm kể chuyện.
- * HS thi kể chuyện trước lớp: - HS kể lại mẩu chuyện. - GV yêu cầu HS tiếp nối nhau thi kể lại mẩu chuyện trên. GV khuyến khích HS kể to, rõ, biểu cảm, kết hợp lời kể với cử chỉ động tác. HS giỏi vừa kể vừa diễn để bài tập nghe - kể này như một tiết mục văn nghệ tham gia trong ngay hội, ngày lễ của lớp, của trường. - GV yêu cầu cả lớp bình chọn bạn kể chuyện vui, hấp dẫn nhất (làm rõ tính gây cười của câu chuyện). Hoạt động 3: Bài tập về dấu chấm (Bài tập 2) a. Mục tiêu: HS đặt dấu chấm vào những chỗ để ngắt đoạn văn thành ba câu, chữ đầu câu viết hoa. b. Cách tiến hành: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu Bài tập 2: Em cần đặt dấu chấm vào - HS đọc yêu cầu câu hỏi. những chỗ nào để ngắt đoạn văn thành ba câu? Chữ đầu câu viết như thế nào? Con mèo rơi từ gác trên đến đâu cũng đặt được cả 4 chân xuống trước con chó chỉ đánh hơi của biết người lạ, người quen chim bồ câu dù thả xa nhà hàng chục ngày đường vẫn bay được về đúng cái tổ có hai lỗ cửa tròn treo lưng cau nhà mình. - GV yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập, 1 HS làm bài trên phiếu khổ to hoặc bảng phụ. - HS làm bài. - GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả. - GV nhận xét, đánh giá. - HS trình bày: Con mèo rơi từ gác trên đến đâu cũng đặt được cả 4 chân xuống trước. Con chó chỉ đánh hơi của biết người lạ, người quen. Chim bồ câu dù thả xa nhà hàng chục ngày đường vẫn bay được về đúng cái tổ có hai lỗ cửa tròn treo lưng cau nhà mình.
- Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / : ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VÀ VIẾT Tiết 9,10 (Đề luyện tập chuẩn bị cho bài đánh giá chính thức) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Đánh giá kĩ năng đọc hiểu (gồm cả kiến thức tiếng Việt) bài Lũy tre. - Đánh giá kĩ năng viết: • Viết chính tả: Nghe – viết bài Hoa đào, hoa mai (52 chữ). • Viết đoạn văn (4-5 câu) về một đồ vật, đồ chơi em yêu thích. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Có kĩ năng đọc thành hiểu; nghe- viết. 3. Phẩm chất - Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu để chiếu. - Giáo án. 2. Đối với học sinh
- - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu bài học: Trong bài học này, các em sẽ làm thử 2 - HS lắng nghe, tiếp thu. bài luyện tập, chuẩn bị cho 2 bài đánh giá giữa học kì: Đánh giá kĩ năng đọc hiểu và đánh giá kĩ năng viết chính tả, viết đoạn văn. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đánh giá kĩ năng đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt a. Mục tiêu: HS đọc bài thơ Lũy tre, đọc lời giải nghĩa các từ khó; trả lời các câu hỏi liên quan đến bài thơ. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc thầm bài thơ Lũy tre, đọc lời giải nghĩa của các từ khó: - HS đọc thầm bài thơ và lời giải nghĩa từ + Rì rào: những âm thanh êm nhẹ, phát ra đều đều, liên tiếp. khó. + Gọng vó: khung của chiếc vó (một dụng cụ đánh bắt tôm, cá). + Bần thần: nét mặt biểu hiện sự mệt mỏi đang băn khoăn, lo nghĩ. - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi và làm bài vào Vở bài tập. - GV chiếu lên bảng bài làm của một số HS. - HS và GV nhận xét, đánh giá và chốt kết quả: + Câu 1: a-2, b-1, c-4, d-3. - HS làm bài vào vở. + Câu 2: a. Lũy tre xanh rì rào. b. Tre bần thần nhớ gió,
- c. Bài thơ nói lên tình yêu với lũy tre, với quê hương. - HS trao đổi về đáp án. + Câu 3: a. Lũy tre xanh như thế nào? b. Trâu làm gì? c. Cái gì những những ngọn đèn thắp sáng trên cành tre? + Câu 4: Đặt 2 câu tả lũy tre: a. Một câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào?: Mỗi sớm mai, ngọn tre kéo Mặt Trời lên cao. b. Một câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?: Sao đêm như những ngọn đèn thắp sáng trên cành tre. Hoạt động 2: Đánh giá kĩ năng viết a. Mục tiêu: HS nghe - viết bài thơ Hoa đào, hoa mai; viết 4-5 câu về một đồ vật, đồ chơi em yêu thích. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của Bài tập 1: Nghe - viết bài thơ Hoa đào, hoa mai. - GV mời 1 HS đứng dậy đọc to bài thơ Hoa đào, hoa mai. - GV hướng dẫn HS chú ý các từ ngữ dễ viết sai: lấm tấm, thắm đỏ, dát vàng, thoắt, rộ nở, niềm vui. - GV yêu cầu HS gấp SGK, GV đọc cho HS viết chính tả bài thơ. - GV thu bài của HS, chấm, chữa. - GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 2: Viết 4-5 câu về một đồ vật, đồ chơi em yêu thích, Gợi ý: - HS đọc bài; các HS khác lăng nghe, đọc - Đó là đồ vật, đồ chơi gì? (cặp sách, bàn học, gối bông; đồ chơi thầm theo. hình con vật bằng bông, bằng nhựa, ) - HS luyện phát âm, chú ý từ ngữ dễ viết sai. - Đặc điểm (tác dụng) của đồ vật, đồ chơi đó. - HS viết bài chính tả. - Tình của của em với đồ vật, đồ chơi đó. - HS nộp bài.
- - HS đọc yêu cầu câu hỏi. - GV yêu cầu HS viết đoạn văn vào Vở bài tập. GV khuyến khích HS viết nhiều hơn 5 câu. - GV mời một số HS đọc bài viết của mình. - GV nhận xét, đánh giá chung. III. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV dặn HS chuẩn bị làm bài kiểm tra chính thức. - HS làm bài. - HS đọc bài: Đồ chơi tôi yêu quý nhất là cô chó bông nhỏ bé. Cô mặc áo đỏ, váy xanh, rất chững chạc. Cổ còn thắt một cái nơ màu đỏ rất điệu. Mắt cô là hai cái cúc áo đen láy. Bộ lông cô dày, màu vàng nhạt và vô cùng ấm áp. Cô chó bông thật đáng yêu. - HS về nhà ôn luyện, chuẩn bị cho tiết kiểm tra.