Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 23

docx 21 trang thuytrong 19/10/2022 7640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_giang_tieng_viet_2_canh_dieu_tuan_23.docx

Nội dung text: Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 23

  1. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / BÀI 23: THẾ GIỚI LOÀI CHIM CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM (15 phút) - GV giới thiệu chủ điểm: Tiếp tục chủ đề Em yêu thiên nhiên, hôm nay các em sẽ làm quen với các chủ điểm Thế giới loài chim. Chủ điểm này sẽ giúp các em mở rộng hiểu biết về các loài chim trong thế giới tự nhiên. Các em sẽ biết được tên nhiều loài chim, lợi ích của chúng, những niềm vui chúng mang đến cho con người để thêm yêu các loài chim và cách bảo vệ chúng chúng. - GV mời 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 1 và 2 trong SGK: + Câu 1: Hãy gọi tên những loài chim chưa có tên trong ảnh. + Câu 2: Xếp tên các loài chim nói trên vào nhóm thích hợp: a. Gọi tên theo hình dáng, màu sắc. b. Gọi tên theo tiếng kêu. c. Gọi tên theo cách kiếm ăn. - GV chiếu hình lên bảng, chỉ từng hình cho cả lớp đồng thanh đọc tên 5 loài chim được viết tên dưới hình, vẫn còn 5 loài chim chưa được đặt tên. HS phải gọi đúng tên 5 loài chim đó. Sau đó sắp xếp tên loài chim vào 3 nhóm thích hợp. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, làm bài vào Vở bài tập. - GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả: + Câu 1: 10 loài chim trong 1 hình minh họa: (1) Chim cánh cụt (6) Chim quạ (2) Chim gáy (7) Chim sâu (3) Chim rẻ quạt (8) Chim cú mèo
  2. (4) Chim gõ kiến (9) Chim vàng anh (5) Chim bói cá (10) Chi bìm bịp + Câu 2: a. Gọi tên theo hình dáng, màu sắc: chim cánh cụt, chim cú mèo, chim vàng anh, chim rẻ quạt, chim gáy. b. Gọi tên theo tiếng kêu: chim bìm bịp, quạ, chim gáy. c. Gọi tên theo cách kiếm ăn: chim bói cá, chim gõ kiến, chim sâu. - GV nói lời dẫn vào bài đọc mở đầu chủ điểm Thế giới loài chim. BÀI ĐỌC 1: CHIM ÉN (55 phút) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Đọc trôi chảy toàn bài, phát âm đúng các từ ngữ. Biết đọc bài thơ với giọng đọc vui tươi. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và các dòng thơ. - Hiểu được nghĩa của từ chim én được chú giải cuối bài. Hiểu ý nghĩa của hình ảnh chim én đối với mùa xuân. Từ đó, thêm yêu quý, có ý thức bảo vệ các loài chim. - Nhận biết được bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu? - Phân biệt được từ ngữ chỉ sự vật, từ ngữ chỉ hoạt động. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: • Nhận diện được một bài thơ. • Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp. 3. Phẩm chất - Yêu quý, bảo vệ loài chim én. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu để chiếu lên bảng các CH, BT.
  3. - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 1. Đối với học sinh - SHS. - VBT Tiếng Việt 2, tập hai. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu bài học: Các em đã biết được tên một số loài chim. - HS lắng nghe, tiếp thu. Thiên nhiên có khoảng 10 000 loài chim. Bài thơ hôm nay sẽ giúp các em biết thêm một loài chim rất đáng yêu, loài chim báo hiệu mùa xuân đến. Các em hãy xem đó là chim gì nhé. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc thành tiếng a. Mục tiêu: HS đọc bài thơ Chim én SHS trang 39 với giọng đọc âu yếm, vui tươi, tình cảm, hào hứng. b. Cách tiến hành : - GV đọc mẫu bài thơ: Giọng âu yếm, vui tươi, tình cảm, hào hứng - HS lắng nghe, đọc thầm theo. - GV mời 1 HS đứng dậy đọc to lời giải nghĩa những từ ngữ khó trong bài: chim én. - HS đọc lời chú giải - GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 3 khổ thơ. + Chim én: loài chim nhỏ, cánh dài và nhọn, chân ngắn, bay nhanh, thường gặp nhiều vào + GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc mùa xuân. đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: lượn bay, dẫn lối, xum xuê, rắc bụi, mưa rơi, nơi nơi. - HS nối tiếp đọc bài. + GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 3 khổ thơ. - HS luyện đọc. + GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng khổ thơ trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).
  4. + GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài. - HS luyện đọc. + GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài. Hoạt động 2: Đọc hiểu - HS thi đọc thơ. a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang - HS đọc bài. 40. - HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc b. Cách tiến hành: thầm theo. - GV mời 3 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu câu hỏi: + HS1 (Câu 1): Em hiểu chim én “rủ mùa xuân cùng về” nghĩa là gì? Chọn ý đúng: a. Chim én báo hiệu mùa xuân về. - HS đọc yêu cầu câu hỏi. b. Chim én dẫn đường cho mùa xuân về. c. Chim én về để mở hội xuân. + HS2 (Câu 2): Tìm những câu thơ tả vẻ đẹp của cây cối khi xuân về. + HS3 (Câu 3): Em muốn chim én nói gì khi mùa xuân về? - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi. - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Câu thơ nào ở khổ thơ thứ 3 gợi lên hình ảnh chim én tất bật manh tin vui đến muốn nơi? - HS thảo luận nhóm đôi. - HS trình bày: + Câu 1: Đáp án a. + Câu 2: Những câu thơ tả vẻ đẹp của cây cối khi xuân về: Cỏ mọc xanh xum xuê/Rau xum xuê nương bãi/Cây cam vàng thêm trái/Hoa khắc sắc nơi nơi/Mầm non vươn đứng dậy. + HS trả lời: Câu thơ ở khổ thơ thứ 3 gợi lên hình ảnh chim én tất bật manh tin vui đến Hoạt động 3: Luyện tập
  5. a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK muốn nơi: Én bay chao cánh vẫy/Mừng vui trang 40. rồi lại đi. b. Cách tiến hành: + Câu 3: Em muốn chim én nói khi mùa xuân về: Bạn đã lớn thêm một tuổi rồi, bạn sẽ có - GV mời 2HS đọc nối tiếp nhau yêu cầu 2 bài tập: thêm rất nhiều niềm vui/Tôi chúc bạn học + HS1 (Câu 1): Bộ phận nào trong mỗi câu sau trả lời cho câu hỏi thật giỏi, làm nhiều điều tốt nhé. Ở đâu? a. Cỏ mọc xanh ở chân đê. b. Rau xum xuê trên nương bãi. c. Hoa khoe sắc khắp nơi. - HS đọc yêu cầu câu hỏi. + HS2 (Câu 2): Xếp các từ ngữ sau vào nhóm thích hợp. - GV yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập. - GV phát phiếu khổ to cho 2 HS. 2 HS làm bài trên phiếu, gắn bài lên bảng lớp. - GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả. - HS làm bài. - HS làm bài vào phiếu. - HS trả lời: + Câu 1: Bộ phận trong mỗi câu sau trả lời cho câu hỏi Ở đâu? a. Cỏ mọc xanh ở chân đê. Có mọc xanh ở đâu?
  6. b. Rau xum xuê trên nương bãi. Rau xum xuê ở đâu? c. Hoa khoe sắc khắp nơi. Hoa khoe sắc ở đâu? +Câu 2: Xếp các từ vào nhóm thích hợp: a. Từ ngữ chỉ sự vật: chim én, hoa, cánh, mầm non. b. Từ ngữ chỉ hoạt động: mở hội, lượn bay, dẫn lối, rủ, chao, vẫy. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / /
  7. BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Nghe – viết chính xác bài thơ Chim én (2 khổ thơ đầu – 42 chữ). Qua bài viết, củng cố cách trình bày một bài thơ 5 chữ. - Làm đúng bài tập lựa chọn (2) (3): điền chữ l, n; điền vần ươc, ươt/Tìm tiếng bắt đầu bằng l,n; tiếng có vần ươc, ươt. - Biết viết chữ T hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng tốt gỗ hơn tốt nước sơn cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản. 3. Phẩm chất - Rèn luyện tính kiên nhẫn, cẩn thận. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu. - Giáo án 2. Đối với học sinh - SHS. - Vở Luyện viết 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành:
  8. - GV giới thiệu bài học: Bài học ngày hôm nay các em sẽ Nghe – viết chính xác bài thơ Chim én (2 khổ thơ đầu – 42 chữ; Làm đúng bài - HS lắng nghe, tiếp thu. tập lựa chọn (2) (3); Biết viết chữ T hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng tốt gỗ hơn tốt nước sơn cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ. Chúng ta cùng vào bài học. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nghe – viết (Bài tập 1) a. Mục tiêu: HS nghe GV đọc 2 khổ thơ đầu bài Chim én, nói về nội dung 2 khổ thơ, chú ý các từ ngữ dễ viết sai; viết bài chính tả. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu: HS nghe GV đọc, viết lại 2 khổ thơ đầu bài thơ Chim én. - GV đọc 2 khổ thơ. - HS lắng nghe. - GV mời 1 HS đọc lại 2 khổ thơ. - HS lắng nghe, đọc thầm theo. - GV yêu cầu HS trả lời: 2 khổ thơ đầu bài thơ Chim én nói về nội dung gì? - HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - GV hướng dẫn thêm HS: Về hình thức, HS cần viết 8 dòng. Mỗi dòng có 5 chữ. Chữ đầu mỗi dòng viết hoa. Nên viết mỗi dòng lùi - HS trả lời: 2 khổ thơ đầu bài thơ Chim én vào 3 ô tính từ lề vở. nói về nội dung: Chim én gọi mùa xuân cùng về. Cây cối, đất trời chào đón mùa xuân. - GV nhắc HS đọc thầm lại các dòng thơ, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai: lượn bay, dẫn lối, xum xuê, khoe sắc. - GV yêu cầu HS gấp SGK, nghe GV đọc từng dòng thơ, viết vào vở - HS chú ý từ dễ viết sai. Luyện viết 2. - GV đọc lại bài một lần nữa cho HS soát lại. - HS viết bài. - GV yêu cầu HS tự chữa lỗi, gạch chân từ ngữ viết sai, viết lại bằng bút chì từ ngữ đúng. - HS soát bài. - GV đánh giá, chữa 5 -7 bài. Nhận xét bài về: nội dung, chữ viết, cách trình bày. Hoạt động 2: Bài tập lựa chọn (Bài tập 2, 3) - HS chữa lỗi. a. Mục tiêu: HS chọn l hay n; vần ươc, ướt phù hợp với ô trống. b. Cách tiến hành:
  9. - GV nêu yêu cầu của bài tập 2: Chọn chữ hoặc vần thích hợp phù - HS lắng nghe, soát lại bài của mình một lần hợp với ô trống: (GV chọn bài tập a) nữa. a. Chữ l hay n: - GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa, là, bài vào vở Luyện viết. - HS lắng nghe, đọc thầm theo. GV phát phiếu khổ to cho 2 HS, HS làm bài trên phiếu, gắn bài trên bảng lớp. - GV yêu cầu cả lớp đọc lại đoạn văn đã điền chữ, điền vần hoàn chỉnh. - GV nêu yêu cầu bài tập, chọn cho HS bài tập 3b: Tìm và viết: - HS làm bài: vàng lừng, nắng, nó, xù lông, + 2 tiếng có vần ươc. lót dạ. + 2 tiếng có vần ươt. - GV yêu cầu HS làm bài vào vở Luyện viết. - HS đọc bài. - GV mời đại diện HS trình bày kết quả. Hoạt động 3: Viết chữ T hoa (Bài tập 4) - HS lắng nghe, đọc thầm theo yêu cầu câu a. Mục tiêu: HS nắm được quy trình viết chữ T hoa, viết chữ T hoa hỏi. vào vở Luyện viết 2; viết câu ứng dụng Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. b. Cách tiến hành: - HS làm bài. - GV chỉ chữ mẫu trong khung chữ, hỏi HS: Chữ T hoa cao mấy li, có mấy ĐKN? Được - HS trả lời: Tìm và viết: viết bởi mấy nét? + 2 tiếng có vần ươc: nước, trước. - GV chỉ chữ mẫu, miêu tả: Nét viết chữ hoa T là kết hợp của 3 + 2 tiếng có vần ươt: trượt, lướt. nét cơ bản: cong trái (nhỏ), lượn ngang (ngắn) và cong trái (to) nối liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ. - GV chỉ dẫn HS viết: Đặt bút giữa ĐK4 và ĐK5, viết nét cong trái nhỏ viết liền với nét lượn ngang từ trái sang phải, sau đó lượn trở lại - HS trả lời: Chữ T hoa cao 5 li, có 6 ĐKN. viết tiếp nét cong trái (to), cắt nét lượn ngang và cong trái (nhỏ), tạo Được viết bởi 1 nét. vào xoắn nhỏ ở đầu chữ, phần cuối nét cong lượn vào trong (giống ở
  10. chữ C hoa); dừng bút trên ĐK2. Chú ý nét cong trái (to) lượn đều và không cong quá nhiều về bên trái. - HS quan sát, lắng nghe. - GV viết mẫu chữ T hoa cỡ vừa (5 li) trên bảng lớp; kết hợp nhắc lại cách viết. - GV yêu cầu viết chữ T hoa vào vở Luyệt viết 2. - GV hướng dẫn HS viết câu ứng dụng: GV giải thích nghĩa của câu - HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu. ứng dụng Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: Nghĩa đen – chất gỗ tốt, quý hơn lớp sơn ở ngoài; nghĩa bóng – phẩm chất tốt quan trọng hơn ngoại hình đẹp. - GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: + Độ cao của các chữ cái: Chữ T hoa (cỡ nhỏ) và các chữ g, h cao 2.5 li. Chữ T cao 1.5 li. Những chữ còn lại (ô, ư, ơ, n, c, s) cao 1 li. - HS quan sát trên bảng lớp. + Cách đặt dấu thanh: Dấu sắc đặt trên ô, dấu ngã đặt trên ô, dấu sắc đặt trên ơ, - GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở Luyện viết 2. - HS viết bài - GV đánh giá nhanh 5 -7 bài, nêu nhận xét. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS viết bài. - HS lắng nghe, tự soát lại bài của mình. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / /
  11. BÀI ĐỌC 2: CHIM RỪNG TÂY NGUYÊN (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng. - Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải cuối bài. Trả lời được các câu hỏi về chim rừng ở Tây Nguyên, đặc điểm của một số loài chim. - Biết đặt câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu? - Tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu? 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Cảm nhận được và yêu thích những hình ảnh đẹp trong bài văn. 3. Phẩm chất - Từ bài đọc, thêm yêu quý và có ý thức bảo vệ chim chóc trong thiên nhiên. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu. - Giáo án 2. Đối với học sinh - SHS. - Vở Luyện viết 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành:
  12. - GV giới thiệu bài học: Bài Chim rừng Tây Nguyên miêu tả một khu vực đặc biệt trong rừng Tây Nguyên, nơi tập trung rất nhiều loài chim hoang dã. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc thành tiếng a. Mục tiêu: HS đọc bài Chim rừng Tây Nguyên SGK trang 42 với giọng đọc vui tươi, rộn ràng, hào hứng. b. Cách tiến hành : - GV đọc mẫu bài thơ: Giọng vui tươi, rộn ràng, hào hứng - HS lắng nghe, đọc thầm theo. - GV mời 1 HS đứng dậy đọc to lời giải nghĩa những từ ngữ khó trong bài: rợp, hòa âm, thanh mảnh. - HS đọc phần chú giải: - GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 3 khổ thơ. + Rợp: bóng che, kín. - GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc + Hòa âm: phối hợp nhiều âm thanh với đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: Y-rơ-pao, trong xanh, nhau cùng lúc. soi bóng, ríu rít, chao lượn, rợp mát, kơ-púc, rộn vang. + Thanh mảnh: thon thả, xinh xắn. - GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 3 đoạn: + HS1 (Đoạn 1): từ đầu đến “mênh mông”. - HS đọc bài. + HS2 (Đoạn 2): tiếp theo đến “tiếng sáo”. + HS3 (Đoạn 3): đoạn còn lại. - GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ). - HS thi đọc. - GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài. Hoạt động 2: Đọc hiểu - HS đọc bài, các HS khác lắng nghe. a. Mục tiêu: HS trả lời các câu trong phần Đọc hiểu SGK trang 43. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 câu hỏi: + HS1 (Câu 1): Tìm những từ ngữ tả vẻ đẹp của mặt hồ Y-rơ-pao. + HS2 (Câu 2): Quanh hồ Y-rơ-pao có những loại chim nào? - HS đọc yêu cầu câu hỏi.
  13. + HS3 (Câu 3): Dựa theo bài đọc, hãy tả lại hình dáng của một loài chim mà em yêu thích. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hỏi – đáp và trả lời câu hỏi. - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - HS thảo luận theo nhóm. - HS trình bày: + Câu 1: Những từ ngữ tả vẻ đẹp của mặt hồ Y-rơ-pao: mặt nước hồ Y-rơ-pao chao mình rung động, mặt hồ càng xanh thêm và như rộng ra mênh mông. + Câu 2: Quanh hồ Y-rơ-pao có những loại chim: chim đại bàng chân vàng, mỏ đỏ chao lượn, bóng che rợp mặt đất; bầy thiên nga trắng muốt đang bơi lội; chim kơ-púc mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt; họ nhà chim đủ các loại, các màu sắc ríu rít bay đến. + Câu 3: Dựa theo bài đọc, tả lại hình dáng của một loài chim mà em yêu thích: Chim đại bàng đẹp lộng lẫy, chân vàng, mỏ đỏ. Mỗi khi nó chao lượn, bóng che rợp mắt đất. Mỗi - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài đọc giúp em có thêm hiểu biết lần nó vỗ cánh lại phát ra tiếng vi vu vi vút gì? từ trên nền trời xanh thẳm, nghe như có hàng trăm chiếc đàn cùng hòa âm, ngân vang trên Hoạt động 3: Luyện tập bầu trời. a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang - HS trả lời: Bài đọc giúp em thêm hiểu biết 43. về các loài chim rưng Tây Nguyên. Tây b. Cách tiến hành: Nguyên có nhiều loài chim quý và lạ. Em thêm yêu quý các loài chim và có ý thức bảo - GV mời HS đọc nối tiếp yêu cầu 2 câu hỏi: vệ chim chóc trong thiêu nhiên. + HS1 (Câu 1): Bộ phận in đậm trong những câu sau trả lời cho câu - HS đọc yêu cầu câu hỏi. hỏi nào? a. Hồ Y-rơ-pao ở Tây Nguyên.
  14. b. Những tiếng chim ríu rít cất lên quanh hồ. c. Họ nhà chim ríu rít bay đến đậu ở những bụi cây quanh hồ. + HS2 (Câu 2): Tìm bộ phận câu trả lời cho các câu hỏi Ở đâu? a. Đại bàng chao lượn trên nền trời xanh thẳm. b. Trên mặt hồ, bầy thiên nga trắng muốt đang bơi lội. c. Ven hồ, những con chim kơ-púc hót lên lanh lảnh. - GV hướng dẫn HS: - HS lắng nghe, thực hiện. + Câu 1: HS cần xác định bộ phận câu in đậm trả lời cho câu hỏi nào. - HS thảo luận theo nhóm. + Câu 2: HS cần tìm, gạch chân bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ở - HS trả lời: đâu? + Câu 1: - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, HS trao đổi và trả lời câu hỏi. a. Hồ Y-rơ-pao ở đâu? - GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận. b. Những tiếng chim ríu rít bay đến đậu ở đâu? c. Họ nhà chim ríu rít bay đến đậu ở đâu? + Câu 2: a. trên nền trời xanh thẳm. b. trên mặt hồ. c. ven hồ. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / LUYỆN NÓI VÀ NGHE: QUAN SÁT ĐỒ CHƠI HÌNH MỘT LOÀI CHIM (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Biết thực hành nói lời đồng ý và đáp lời đồng ý đúng tình huống.
  15. - Quan sát một đồ vật, đồ chơi hình loài chim (tranh ảnh loài chim). Chi lại những điều đã quan sát. Nói lại được rõ ràng, mạnh dạn tự tin những gì đã quan sát, ghi lại. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Lắng nghe ý kiến của các bạn. Biết nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn. 3. Phẩm chất - Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu. - Giáo án 2. Đối với học sinh - SHS. - Vở Luyện viết 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - HS lắng nghe, tiếp thu. - GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ thực hành nói lời đồng ý và đáp lời đồng ý đúng tình huống. Sau đó, tập quan sát một đồ vật, đồ chơi hình loài chim hoặc tranh ảnh loài chim em yêu thích. Ghi lại những điều đã quan sát. Nói lại được rõ ràng, mạnh dạn, tự tin những gì đã quan sát, đã ghi lại. Chúng ta sẽ xem hôm nay bạn nào là người nói được hay. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  16. Hoạt động 1: Thực hành nói lời đồng ý và đáp lời đồng ý (Bài tập 1) a. Mục tiêu: Cùng bạn thực hành nói và đáp lời đồng ý trong 3 tình huống SGK đưa ra. b. Cách tiến hành: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1: Cùng bạn thực hành nói và đáp lời đồng ý trong các tình huống sau: - HS đọc yêu cầu câu hỏi. a. Bạn muốn thăm góc học tập của em. b. Em muốn giới thiệu với bạn các đồ chơi của mình. c. Bạn muốn em hướng dẫn cách chơi một đồ chơi. - GV yêu cầu từng cặp HS thực hành nói lời đồng ý và đáp lời không - HS thực hành theo nhóm. đồng ý. - GV mời một số cặp HS tiếp nối nhau báo cáo trước lớp. - HS trình bày: a. Bạn muốn thăm góc học tập của em. HS1: Mình muốn thăm góc học tập của bạn. HS2: Xin mời bạn vào xem. HS3: Cảm ơn bạn. b. Em muốn giới thiệu với bạn các đồ chơi của mình. HS1: Mình muốn giới thiệu với bạn đồ chơi của mình. HS2: Thích quá, mình rất muốn xem đồ chơi của bạn. HS1: Mời bạn vào xem. c. Bạn muốn em hướng dẫn cách chơi một đồ chơi. HS1: Mình muốn bạn hướng dẫn cách chơi đồ chơi này, được không?
  17. HS2: Được chứ, mình sẽ hướng dẫn bạn ngay. HS1: Hay quá, cảm ơn bạn. Hoạt động 2: Quan sát đồ vật, đồ chơi hình loài chim (tranh, ảnh) và ghi chép (Bài tập 2) a. Mục tiêu: HS quan sát đồ vật, đồ chơi hình loài chim (tranh, ảnh) và ghi chép. - HS đọc yêu cầu câu hỏi. b. Cách tiến hành: - GV mời 2 HS đọc nối tiếp yêu cầu bài tập 2: + HS1 đọc yêu cầu bài tập 2: Quan sát: a. Mang đến lớp đồ vật, đồ chơi hình một loài chim (tranh ảnh loài chim) em yêu thích. b. Quan sát đồ vật, đồ chơi (tranh ảnh) và ghi lại kết quả quan sát. c. Nói lại với các bạn kết quả quan sát. + HS2 đọc gợi ý: - GV yêu cầu HS bày lên những gì các em mang đến: đồ vật, đồ chơi - HS lắng nghe, tiếp thu. hình loài chim (tranh, ảnh). GV nhắc HS nào không mang gì đến lớp sẽ chọn nói về một đồ chơi, tranh ảnh trong SGK hoặc nói về đồi chơi, tranh ảnh GV mang đến. - GV mời HS tiếp nối nhau nói về đồ chơi, tranh ảnh loài chim sẽ quan sát.
  18. - GV yêu cầu HS: - HS lắng nghe, thực hiện. + Quan sát đồ vật, đồ chơi hình loài chim hoặc tranh ảnh về một loài chim, hỏi GV về tranh, ảnh loài chim đó. + Quan sát, ghi lại vào vở những điều mình quan sát được. - GV mời một số HS tiếp nối nhau giới thiệu trước lớp kết quả quan sát được kèm đồ chơi (tranh, ảnh) loài chim. - HS trình bày. - GV khen ngợi những HS quan sát tốt, có những ý mới, ý hay, diễn đạt trôi chảy. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / TỦ SÁCH BẢO VIẾT VỀ CÁC LOÀI CHIM (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn sách báo mình mang tới lớp. - Đọc, kể trôi chảy, to, rõ cho các bạn nghe những gì vừa đọc. Tốc độ phù hợp với lớp 2. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: • Nhận diện được bài văn xuôi, thơ.
  19. • Biết ghi chép lại một số câu văn hay, hình ảnh đẹp; thể hiện tình cảm với con vật, nhân vật trong sách báo. 3. Phẩm chất - Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu. - Giáo án 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - HS lắng nghe, tiếp thu. - GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ đọc sách báo viết về các loài chim; trao đổi về những gì mình đọc được. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học và chuẩn bị a. Mục tiêu: HS đọc các yêu cầu câu hỏi. b. Cách tiến hành: - GV mời 3 HS đứng dậy đọc tiếp nối nhau yêu cầu của tiết học. - HS đọc yêu cầu câu hỏi. - HS 1(Câu 1): Em hãy mang đến lớp quyển sách (tờ báo) viết về các loài chim. Giới thiệu sách (báo) với các bạn. + GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - GV mời một số HS giới thiệu quyển sách của mình: tên sách, tên tác giả, tên nhà xuất bản.
  20. - HS2 (Câu 2): Tự đọc một truyện (bài thơ, bài báo) em thích. + GV giới thiệu bài mẫu: Hộp thư anh Biết Tuốt. Đây là một văn bản thông tin cung cấp những thông tin rất thú vị về các loài chim. Vì sao mỏ của các loài chim không giống nhau? Vì sao có thường đứng bằng một chân? Vì sao chim sẻ thường nhảy chứ không đi. + GV hướng dẫn HS: Nếu không có sách báo mang đi, các em có thể đọc bài này. - HS3 (Câu 3): Đọc lại (kể lại) cho các bạn nghe một truyện (đoạn truyện, bài thơ, bài báo) em vừa đọc. Hoạt động 2: Tự đọc sách báo a. Mục tiêu: HS đọc sách báo; đọc kĩ một đoạn yêu thích để đọc trước lớp; ghi những gì đáng nhớ. b. Cách tiến hành: - GV giữ cho lớp yên tĩnh để HS đọc. Nhắc HS có thể đổi sách cho nhau, chọn đọc kĩ một đoạn yêu thích để đọc trước lớp. Ghi lại vào Sổ tay, Phiếu đọc sách những gì đáng nhớ. Hoạt động 3: Đọc cho các bạn nghe - HS đọc sách, ghi chép. a. Mục tiêu: HS đọc cho các bạn cùng nhóm nghe; đọc trước lớp. b. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS đọc cho các bạn cùng nhóm nghe. - GV yêu cầu HS: Lần lượt từng HS đứng trước lớp, đọc (kể) lại to, rõ những gì vừa đọc. HS đọc xong, các bạn có thể hỏi thêm. - GV yêu cầu cả lớp bình chọn bạn đọc (kể) to, rõ, hấp dẫn, cung cấp những thông tin thú vị. GV dặn các nhóm tự đọc sách cần hỗ trợ nhau. Mời HS đăng kí đọc trước lớp trong các tiết học sau. - HS luyện đọc trong nhóm. - HS đọc, kể. - HS thực hiện.