Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Chương trình học kỳ 1

docx 581 trang lop2 40150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Chương trình học kỳ 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_canh_dieu_chuong_trinh_hoc_ky.docx

Nội dung text: Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Chương trình học kỳ 1

  1. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON BÀI 1: CUỘC SỐNG QUANH EM CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Nhận biết nội dung chủ điểm. - Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác (bước đầu biết cùng bạn thảo luận nhóm), năng lực tự chủ và tự học (biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập – tìm từ ngữ chỉ người, vật, con vật, thời gian). - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: ▪ Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1. ▪ Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi về công việc của mỗi người, vật, con vật. Hiểu ý nghĩa của bài: Mọi người, mọi vật đều làm việc. Làm việc mang lại niềm hạnh phúc, niềm vui. ▪ Nhận diện từ ngữ chỉ sự vật (người, vật, con vật, thời gian). Tìm thêm được các từ ngữ ở ngoài bài chỉ người, vật, con vật, thời gian. + Năng lực văn học: ▪ Nhận diện được bài văn xuôi. 1
  2. ▪ Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp. ▪ Biết liên hệ nội dung bài với hoạt động học tập, lao động, rèn luyện của bản thân: yêu lao động, ham học, không lãng phí thời gian. 2. Phẩm chất - Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ (biết giá trị của lao động; tìm thấy niềm vui trong lao động, học tập). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. - 30 thẻ từ và các ô từ ngữ để tổ chức 2 nhóm trò chơi xếp khách vào đúng toa (BT 1 – Luyện tập). 2. Đối với học sinh - SGK. - Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn). IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM (10 phút) Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. 2
  3. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS mở SGK Tiếng Việt 2 - HS mở SGK Tiếng Việt 2 trang 4, 5, trang 4, 5, quan sát các bức tranh. quan sát các bức tranh. - GV giới thiệu chủ đề mở đầu sách: - HS lắng nghe. Em là búp măng non nói về các bạn thiếu nhi – những măng non, tương lai của đất nước đang hớn hở tới trường. Bài học mở đầu Cuộc sống quanh em nói về thế giới xung quanh các con thật đẹp, thật vui, mọi người, mọi vật đều làm công việc của mình. - GV mời 1 HS đọc to, rõ YC của BT - 1 HS đọc to, rõ YC của BT. Cả lớp Chia sẻ; giao nhiệm vụ cho cả lớp: đọc thầm theo. Cả lớp tiếp nhận 3
  4. Quan sát bức tranh miêu tả cuộc sống nhiệm vụ GV đặt ra. xung quanh các em, thảo luận nhóm đôi, trả lời các CH. GV theo dõi, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ. - GV tổ chức cho vài nhóm báo cáo - Một vài nhóm báo cáo kết quả, các kết quả, các nhóm khác bổ sung. nhóm khác bổ sung. - GV chốt đáp án: - HS nghe GV chốt đáp án. + Câu 1: Đây là những ai, những vật gì, con gì? Trả lời: Đây là trường học – các bác nông dân – 2 HS vui vẻ đi học – 1 con trâu to béo – cây dừa xanh tốt – đèn đường – chủ thợ xây đang xây một bức tường – cây chuối tốt tươi – xe tắc xi đi trên đường – 1 con mèo lông vàng xinh xắn – cây hoa cúc vàng. + Câu 2: Mỗi người trong tranh làm việc gì? Trả lời: Bác nông dân ôm một bó lúa, mấy bác đang gặt lúa trên đồng. / Hai HS đang tới trưởng. / Chú thợ xây đang xây một bức tường. + Câu 3: Mỗi vật, mỗi con vật trong tranh có ích gì? Trả lời: Con trâu giúp người cày ruộng. / Con mèo giúp bắt chuột. / 4
  5. Đèn đường chiếu sáng đường phố. / Cây dừa cho trái ngọt. Cây chuối cho quả thơm ngon. / Xe tắc xi chở khách. Cây cúc nở hoa, tô điểm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. BÀI ĐỌC 1: LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI (60 phút) 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - HS lắng nghe. - GV nói lời dẫn để tới thiệu bài đọc mở đầu chủ điểm: Các em thấy đấy, mỗi người một công một việc để xây dựng nên cuộc sống này. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài đọc Làm việc thật là vui. 2. HĐ 1: Đọc thành tiếng Mục tiêu: Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1. Cách tiến hành: - HS lắng nghe. - GV đọc mẫu bài Làm việc thật là 5
  6. vui: Giọng đọc vui, hào hứng, nhịp hơi nhanh; kết hợp giải nghĩa từ ngữ khó: sắc xuân, rục rỡ, tưng bừng, đỡ. - HS luyện đọc theo yêu cầu của GV: - GV tổ chức cho HS luyện đọc: + 1 HS đầu bàn đọc, sau đó lần lượt + GV chỉ định 1 HS đầu bàn đọc, sau các em bên cạnh đứng lên đọc tiếp đó lần lượt từng em đứng lên đọc nối đến hết bài. tiếp nối đến hết bài. Khi theo dõi HS đọc, GV sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thể đọc cho HS nhắc nhở các em cần nghỉ hơi đúng và đọc đoạn văn với giọng thích hợp. VD, ngắt nghỉ đúng ở câu: Con tu hú kêu / tu hú, tu hú. Cành đào nở hoa / cho sắc xuân thêm rực rỡ, / ngày xuân thêm tưng bừng. + HS làm việc nhóm đôi. + GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi: Từng cặp HS đọc tiếp nối 2 đoạn trong nhóm. + HS thi đọc nối tiếp 2 đoạn trước lớp theo cặp. Cả lớp bình chọn. + GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp 2 đoạn trước lớp theo cặp, yêu cầu + Cả lớp đọc đồng thanh cả bài. cả lớp lắng nghe, bình chọn. + GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài với giọng vừa phải, không đọc + 1 HS khá, giỏi đọc lại toàn bài. quá to. + GV mời 1 HS khá, giỏi đọc lại toàn bài. 3. HĐ 2: Đọc hiểu 6
  7. Mục tiêu: Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi về công việc của mỗi người, vật, con vật. Hiểu ý nghĩa của bài: Mọi người, mọi vật đều làm việc. Làm việc mang - 3 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ 3 CH: lại niềm hạnh phúc, niềm vui. + Câu 1: Mỗi vật, con vật được nói Cách tiến hành: trong bài đọc làm việc gì? - GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc to, + Câu 2: Bé bận rộn như thế nào? rõ 3 CH. + Câu 3: Vì sao bé bận rộn mà lúc nào cũng vui? Chọn ý em thích: a) Vì bé làm việc có ích. b) Vì bé yêu những việc mình làm. c) Vì bé được làm việc như mọi vật, mọi người. - HS thảo luận nhóm đôi, sau đó trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn. - GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận - HS thực hiện trò chơi, trả lời CH: nhóm đôi, sau đó trả lời CH tìm hiểu + Câu 1: Đồng hồ tích tắc báo phút, bài bằng trò chơi phỏng vấn. báo giờ. Gà trống gáy vang báo trời - GV hướng dẫn HS thực hiện trò sáng. Tu hú kêu báo sắp tới mùa vải chơi phỏng vấn: Mỗi nhóm cử 1 đại chín. Chim bắt sâu bảo vệ mùa màng. diện tham gia. Người tham gia nói to, Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rõ, tự tin. Cặp chơi đầu tiên (nhóm 1, rực rỡ, ngày xuân thêm tưng bừng. nhóm 2): Đại diện nhóm 1 đóng vai + Câu 2: Bé làm bài, bé đi học, bé phóng viên, phỏng vấn đại diện nhóm quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ 2. Nhóm 2 trả lời. Sau đó đổi vai. mẹ. + Câu 3: HS trả lời theo ý thích. 7
  8. + Câu 1: HS 1 hỏi, HS 2 trả lời. + Câu 2: HS 2 hỏi, HS 1 trả lời + Câu 3: HS 1 hỏi, HS 2 trả lời. Sau đó đổi ngược lại, HS 2 hỏi, HS 1 trả lời. - GV chốt: Xung quanh các em, mọi vật, mọi người đều làm việc. Làm việc mang lại lợi ích cho gia đình, cho xã hội. Làm việc tuy vất vả, bận rộn nhưng công việc mang lại cho ta niềm hạnh phúc, niềm vui rất lớn. 4. HĐ 3: Luyện tập Mục tiêu: Nhận diện từ ngữ chỉ sự vật (người, vật, con vật, thời gian). Tìm thêm được các từ ngữ ở ngoài bài chỉ người, vật, con vật, thời gian. Cách tiến hành: 4.1. BT 1 (Trò chơi xếp hành khách vào toa tàu) - 1 HS YC của BT 1. Cả lớp nghe bạn - GV mời 1 HS đọc YC của BT 1. Cả đọc, quan sát tranh minh hoạ. lớp nghe bạn đọc, quan sát tranh minh hoạ 3 HS cầm 3 tấm biển, mỗi tấm biển đều ghi từ ngữ trên đó. - HS quan sát, đọc theo GV. - GV chỉ từng tấm biển cho HS cả lớp đọc 15 từ ngữ, sau đó chỉ từng toa tàu cho HS đọc tên mỗi toa: Toa chở Người – Toa chở Vật – Toa chở Con 8
  9. vật – Toa chở Thời gian. - GV giải thích cách chơi: 3 tấm biển to ghi tên 15 hành khách. Cần xếp mỗi hành khách vào đúng toa. Đưa - HS lắng nghe GV giải thích. người vào toa chở Người, đưa vật vào toa chở Vật, đưa con vật vào toa chở Con vật, đưa thời gian vào toa chở Thời gian. - GV chia lớp thành 4 nhóm, tổ chức chơi trò chơi xếp nhanh 15 hành khác vào 4 toa tàu phù hợp lên bảng. - GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án: - Cả lớp chơi trò chơi. + Toa chở Người: em, mẹ. + Toa chở Vật: đồng hồ, hoa, nhà, - Cả lớp và GV cùng nhận xét bài làm, rau, trời, (quả) vải. thống nhất đáp án. + Toa chở Con vật: Gà, tu hú, chim, sâu. + Toa chở Thời gian: ngày, giờ, phút. - GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh các từ đã xếp vào các toa. - Cả lớp đọc đồng thanh các từ đã 9
  10. 4.2. BT 2 (Tìm thêm ngoài bài đọc xếp vào các toa. các từ ngữ chỉ người, vật, con vật, thời gian) - GV mời 1 HS đọc YC của BT 2, cả lớp đọc thầm theo. - GV lưu ý HS cần tìm những từ ngữ - 1 HS đọc YC của BT 2, cả lớp đọc đó ở bên ngoài bài đọc. thầm theo. - GV yêu cầu HS làm bài vào VBT, - HS lưu ý. báo cáo kết quả. - HS làm bài vào VBT, báo cáo kết quả. VD: + Từ chỉ người: ông, bà, chị, thầy giáo, cô giáo, + Từ chỉ vật: bút, phấn, thước, cặp tóc, áo quần, lê, ổi + Từ chỉ con vật: mèo, chó, voi, bò, ngan, + Từ ngữ chỉ thời gian: mùa màng, giây, tuần, tháng, tiết học, Giáng sinh, - GV chốt lại: Những từ các em vừa Tết, năm mới, xuân, hạ, thu, đông tìm ở trên là từ chỉ sự vật. GV viết bảng: Các từ chỉ người, vật, con vật, - HS lắng nghe, quan sát. thời gian, gọi chung là từ chỉ sự vật. - GV mời một vài HS nhắc lại. - Một vài HS nhắc lại. 5. Củng cố, dặn dò Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã 10
  11. học, chuẩn bị cho tiết học sau. Cách tiến hành: - GV mời 2 tổ HS tiếp nối nhau đọc lại 2 đoạn của bài. - 2 tổ HS tiếp nối nhau đọc lại 2 đoạn - GV tổ chức trò chơi Ô cửa bí mật: của bài. Một vài HS mở lần lượt các ở cửa có - HS chơi trò chơi Ô cửa bí mật. YC đọc lại một đoạn văn bất kì hoặc những câu văn mình yêu thích. Có ô cửa may mắn viết lời chúc hoặc tặng tràng vỗ tay. - GV mời 1 HS phát biểu: Sau tiết học em biết thêm được điều gì? Em biết - 1 HS phát biểu. Cả lớp lắng nghe. làm gì? - GV nhận xét tiết học khen ngợi, biểu dương những HS học tốt. - HS lắng nghe. - GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết Tập đọc Mỗi người một việc. - HS lắng nghe, chuẩn bị cho tiết Tập đọc sau. 11
  12. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON BÀI 1: CUỘC SỐNG QUANH EM BÀI VIẾT 1 : CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: ▪ Chép lại chính xác bài thơ Đôi bàn tay bé (40 chữ). Qua bài chép, hiểu cách trình bày một bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô li tính từ lề vở. ▪ Nhớ quy tắc chính tả c / k. Làm đúng BT điền chữ c hoặc k vào chỗ trống. ▪ Viết đúng 9 chữ cái đầu trong bảng chữ cái theo tên chữ. Thuộc lòng tên 9 chữ cái. ▪ Biết viết chữ cái A viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Ánh nắng ngập tràn biển rộng cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định. + Năng lực văn học: Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu thơ trong bài chính tả. 3. Phẩm chất - Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học 12
  13. - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Phương tiện dạy học a. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. - Bảng lớp, slide viết bài thơ HS cần chép và bảng chữ cái (BT 3). - Bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ ở BT 3. - Phần mềm hướng dẫn viết chữ A. - Mẫu chữ cái A viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li. b. Đối với học sinh - SGK. - Vở Luyện viết 2, tập một. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. MỞ ĐẦU Mục tiêu: Củng cố nền nếp học tập, rèn luyện tính cẩn thận, kiên nhẫn khi làm BT. Cách tiến hành: - GV nhắc một số điểm cần lưu ý về - HS lắng nghe. yêu cầu của tiết luyện viết chính tả, viết chữ, việc chuẩn bị đồ dùng cho tiết học (vở, bút, bảng, ). - GV nhắc nhở HS cần cẩn thận, kiên 13
  14. nhẫn khi làm BT. - HS lắng nghe. B. DẠY BÀI MỚI Hoạt động 1: Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV nêu mục đích và yêu cầu của bài học (như trong phần Mục tiêu yêu cầu cần đạt). - HS lắng nghe. Hoạt động 2: Tập chép Mục tiêu: Chép lại chính xác bài thơ Đôi bàn tay bé (40 chữ). Qua bài chép, hiểu cách trình bày một bài thơ 5 chữ, chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô li tính từ lề vở. Cách tiến hành: - GV đọc trên bảng bài thơ HS cần tập chép: Đôi bàn tay bé; yêu cầu cả lớp nhìn lên bảng, đọc thầm theo. - Cả lớp nhìn bảng, đọc thầm theo. - GV mời một số HS đọc lại bài thơ trước lớp, yêu cầu cả lớp đọc thầm - Một số HS đọc lại bài thơ trước lớp, theo. cả lớp đọc thầm theo. - GV đặt câu hỏi và hướng dẫn HS nhận xét bài thơ: - HS nghe câu hỏi và trả lời. VD: + Bài thơ nói điều gì? + Bài thơ nói về đôi bàn tay bé siêng 14
  15. + Tên bài được viết ở vị trí nào? năng, chăm chỉ, rất đáng yêu. + Tên bài được viết ở giữa trang vở, + Bài có mấy dòng thơ? Mỗi dòng có cách lề khoảng 4 ô li. mấy tiếng? Chữ đầu câu viết như thế + Bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng có 5 nào? tiếng, chữ đầu câu viết hoa, lùi vào 3 - GV gọi một số HS trả lời câu hỏi, ô li tính từ lề vở. yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - Một số HS trả lời câu hỏi. Cả lớp - GV nhận xét, chốt đáp án, hướng lắng nghe, nhận xét. dẫn HS chuẩn bị viết. - HS lắng nghe. - GV nhắc HS chú ý chép đúng những từ ngữ khó: bàn tay, bé xíu, siêng - HS lắng nghe, lưu ý. năng, xâu kim, nhanh nhẹn, - GV yêu cầu HS nhìn mẫu chữ trong vở Luyện viết 2, tập một, chép vào vở. GV theo dõi, uốn nắn. - HS nhìn mẫu chữ trong vở Luyện viết 2, tập một, chép vào vở. - GV yêu cầu HS đọc lại bài, tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở hoặc vào cuối bài chép. - HS đọc lại bài, tự chữa lỗi bằng bút - GV nhận xét, đánh giá 5 – 7 bài về chì ra lề vở hoặc vào cuối bài chép. các mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày; yêu cầu cả lớp lắng nghe, - HS lắng nghe, tự sửa bài của mình. tự sửa bài của mình. Hoạt động 3: Điền chữ c hoặc k Mục tiêu: Nhớ quy tắc chính tả c/ k. Làm đúng BT điền chữ c hoặc k vào 15
  16. chỗ trống. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của BT: Chọn chữ c hoặc k để điền phù hợp với ô trống. - HS lắng nghe. - GV mời 1 HS nhắc lại quy tắc chính tả của c và k. GV chốt: k + e, ê, i; c + - HS nhắc lại quy tắc chính tả của c a, o, ô, u, ư. và k, lắng nghe GV chốt đáp án. - GV yêu cầu cả lớp làm BT vào vở Luyện viết 2, tập một. GV mời 1 HS lên làm BT trên bảng. - 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở. - GV mời một số HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn và trình bày bài làm của mình; yêu cầu cả lớp lắng - Một số HS trình bày bài làm của nghe, nhận xét. mình và nhận xét bài trên bảng của - GV nhận xét, chốt đáp án, yêu cầu bạn. HS tự sửa lại bài: cái đồng hồ, con tu - HS lắng nghe, tự sửa bài vào vở. hú, tiếng kêu, câu chuyện, kì lạ. Hoạt động 4: Hoàn chỉnh bảng 9 chữ cái Mục tiêu: Viết đúng 9 chữ cái đầu trong bảng chữ cái theo tên chữ. Thuộc lòng tên 9 chữ cái. Cách tiến hành: - GV mở bảng phụ đã viết bảng chữ cái, nêu yêu cầu: Viết vào vở những 16
  17. chữ cái còn thiêu theo tên chữ. - HS lắng nghe. - GV chỉ cột có 9 tên chữ cái cho cả lớp đọc. - GV mời 1 HS làm bài trên bảng lớp, - Cả lớp đọc theo GV. yêu cầu các HS còn lại làm bài vào - 1 HS làm bài trên bảng lớp, các HS VBT. còn lại làm bài vào VBT. - GV sửa bài, chốt đáp án: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê. - HS lắng nghe, sửa vào VBT. - GV cho cả lớp đọc thuộc lòng bảng 9 chữ cái tại lớp. - Cả lớp đọc thuộc lòng 9 chữ cái tại Hoạt động 5: Viết chữ A hoa lớp. Mục tiêu: Biết viết chữ cái A viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Ánh nắng ngập tràn biển rộng cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định. Cách tiến hành: 5.1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét 17
  18. - GV chỉ chữ mẫu trong khung chữ, hỏi HS: Chữ A hoa gồm mấy nét, cao - HS quan sát, trả lời câu hỏi. mấy li?. GV chốt đáo án: Chữ A hoa gồm 3 nét, cao 5 li. - GV chỉ mẫu chữ, miêu tả: Nét 1 gần giống nét móc ngược (trái) nhưng - HS quan sát, lắng nghe. hơi lượn ở phía trên và nghiên về bên phải. Nét 2 là nét móc phải. Nét 3 là nét lượn ngang. - GV hướng dẫn HS cách viết: - HS quan sát, lắng nghe. + Nét 1: Đặt bút ở đường kẻ ngang 3 (ĐK 3), viết nét móc ngược (trái) từ dưới lên, nghiêng về bên phải và lượn ở phía trên, dừng bút ở ĐK 6. + Nét 2: Từ điểm dừng bút ở nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải. Dừng bút ở ĐK 2. + Nét 3: Lia bút lên khoảng giữa thân chữ, viết nét lượn ngang thân chữ từ trái qua phải. - GV viết mẫu chữ A hoa cỡ vừa (5 dòng kẻ li) trên bảng lớp; kết hợp - HS quan sát. nhắc lại cách viết để HS theo dõi. 5.2. Hướng dẫn HS viết câu ứng dụng - GV cho HS đọc câu ứng dụng: Ánh 18
  19. nắng ngập tràn biển rộng. - HS đọc câu ứng dụng. - GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: + Độ cao của các chữ cái: Chữ A hoa (cỡ nhỏ) và h, g, b cao mấy li? Chữ p - HS quan sát, nghe câu hỏi, trả lời: cao mấy li? Chữ t cao mấy li? Những Chữ A hoa (cỡ nhỏ) và h, g, b cao 2,5 chữ còn lại (n, ă, â, a, i, ê, ô, r) cao li. Chữ p cao 2 li. Chữ t cao 1,5 li. mấy li? GV mời 1 – 2 HS trả lời câu Những chữ còn lại cao 1 li. hỏi, sau đó chốt đáp án. + Cách đặt dấu thanh: Dấu sắc đặt trên A, ă. Dấu nặng đặt dưới â, - GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng - HS lưu ý. vào vở Luyện viết 2, tập một. - GV đánh giá nhanh 5 – 7 bài. Sau đó - HS viết câu ứng dụng vào vở. nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, chuẩn bị cho tiết học sau. Cách tiến hành: - GV nhận xét tiết học. - GV nhắc nhở HS về tư thế viết, chữ - HS lắng nghe, hoàn thành nhiệm vụ viết, cách giữ vở sạch, đẹp, yêu cầu giao vể nhà. những HS vhwa viết xong bài trên lớp về nhà viết tiếp, luyện viết thêm phần bài ở nhà. 19
  20. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON BÀI 1: CUỘC SỐNG QUANH EM BÀI ĐỌC 2: MỖI NGƯỜI MỘT VIỆC (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Rèn cho HS có kĩ năng hợp tác làm việc nhóm để hoàn thành nội dung Luyện tập qua kĩ thuật Khăn trải bàn. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: ▪ Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS dễ phát âm sai và viết sai Ngắt nghỉ đúng giữa các dòng thơ, câu thơ. Tốc độ đọc 60 tiếng / phút. ▪ Hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài. Trả lời được các CH về vật, con vật, loài cây; ích lợi của vật, con vật, loài cây trong bài thơ. Hiểu ý nghĩa của bài: Mọi người, mọi vật đều làm việc. Làm việc có ý nghĩa mang lại niềm hạnh phúc, niềm vui. ▪ Nhận biết các từ ngữ chỉ người, vât, con vật, thời gian. ▪ Nhận biết các từ ngữ trả lời CH Ai?, Con gì?, Cái gì?. + Năng lực văn học: ▪ Nhận diện được bài thơ. ▪ Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp. 3. Phẩm chất - Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 21
  21. 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn). IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. KIỂM TRA BÀI CŨ Mục tiêu: Ôn tập lại kiến thức đã học. Cách tiến hành: - 2 HS đọc 1 đoạn của bài Làm việc - GV kiểm tra 2 HS, mỗi em đọc 1 thật là vui, trả lời CH về nội dung đoạn của bài Làm việc thật là vui, đặt đoạn đọc. CH về nội dung đoạn đọc. B. DẠY BÀI MỚI 1. GV giới thiệu Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - HS lắng nghe. - GV giới thiệu: Tiếp tục BT đọc tiết trước, bài thơ Mỗi người một việc giúp các em thấy mọi người, mọi đồ 22
  22. vật, con vật xung quanh chúng ta đều làm việc. Làm việc có ý nghĩa mang lại niềm hạnh phúc, niềm vui. Bài học hôm nay còn giúp các em làm quen với kĩ năng hợp tác làm việc cùng bạn bè theo một kĩ thuật mới có tên là Khăn trải bàn. 2. HĐ 1: Đọc thành tiếng Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản. - HS lắng nghe GV đọc mẫu. Cách tiến hành: - HS luyện đọc theo GV: - GV đọc mẫu bài Mỗi người một việc: + 1 HS đầu bàn đọc 2 câu lục bát đầu, giọng đọc vui, nhịp nhàng. sau đó lần lượt từng bạn bên cạnh - GV tổ chức cho HS luyện đọc: đọc tiếp các câu lục bát tiếp theo cho + GV chỉ định 1 HS đầu bàn đọc 2 câu đến hết bài. lục bát đầu, sau đó lần lượt từng bạn bên cạnh đọc tiếp các câu lục bát tiếp theo cho đến hết bài. Khi theo dõi HS đọc, GV sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc cho HS; nhắc nhở các em cần nghỉ hơi đúng và đọc đoạn văn với giọng thích hợp. VD: Mỗi người một việc/ vui sao/ Bé ngoan/ làm được + HS làm việc nhóm đôi. việc nào,/ bé ơi?. + GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi: Đọc nối tiếp và đoạn toàn bộ bài cho + HS thi đọc diễn cảm. GV và cả lớp nhau nghe. bình chọn. 23
  23. + GV tổ chức cho HS thi đọc diễn + Cả lóp đọc đồng thanh cả bài. cảm, mời một số HS đọc cả bài trước lớp. GV và cả lớp bình chọn. + GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh + 1 HS khá, giỏi đọc lại toàn bài. cả bài với giọng vừa phải, không đọc quá to. + GV mời 1 HS khá, giỏi đọc lại toàn bài. 3. HĐ 2: Đọc hiểu - 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 CH trong Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung văn SGK. bản. - HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi Cách tiến hành: trong SGK. - GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 CH - HS chơi trò chơi phỏng vấn. trong SGK. - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi trong SGK. - Cả lớp và GV chốt đáp án. - GV tổ chức trò chơi phỏng vấn: một bạn nhóm này hỏi, một bạn nhóm kia trả lời, sau đó đổi ngược lại. - GV và cả lớp chốt đáp án: + Câu 1: Bài thơ nói đến những đồ vật, con vật và loài cây nào? Trả lời: Bài thơ nói đến: Các vật: cái chổi, cây kim, sợi chỉ, quyển vở, đồng hồ, cái rá, hòn than, cánh cửa; Con vật: con gà; 24
  24. Loài cây: ngọn mướp. + Câu 2: Hãy nói về ích lợi của một đồ vật (hoặc con vật, loài cây) trong bài thơ. Trả lời: VD: Ích lợi của cái chổi là quét nhà, ích lợi của quyển vở là ghi chép, ích lợi của con gà là báo thức, v.v + Câu 3: Tìm câu hỏi rong bài thơ và trả lời câu hỏi đó. Trả lời: Bài thơ có 1 CH: Mỗi người một việc vui sao/ Bé ngoan làm được việc nào, bé ơi?. GV gợi ý cho mỗi HS đóng vai bé ngoan, tự trả lời CH. VD: Em có thể quét nhà, giúp bà xâu kim, giúp mẹ nấu cơm, / Em chăm sóc đàn gà, vịt, đi chăn trâu, / Em chăm chỉ học hành, được thầy cô khen, cha mẹ rất vui lòng, 4. HĐ 3: Luyện tập - 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến 1, 2. thức tiếng Việt, văn học trong văn bản. Cách tiến hành: - GV mời 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT 1, 2. - HS lắng nghe. 25
  25. - GV giải thích: + Với BT 1, các em hãy xếp mỗi từ ngữ đã cho vào nhóm thích hợp (từ ngữ chỉ người, vật, con vật, thời - Các nhóm lắng nghe GV hướng dẫn, gian). GV chỉ từng từ ngữ trong giải thích, thực hiện nhiệm vụ theo khung cho cả lớp đọc. kĩ thuật Khăn trải bàn. + BT 2 dạy các em tìm từ ngữ trả lời cho các CH Ai?, Con gì?, Cái gì?. - GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4 HS), giao nhiệm vụ cho các nhóm: Trao đổi, hoàn thành 2 BT theo kĩ thuật Khăn trải bàn. GV hướng dẫn HS thực hiện: GV gắn lên bảng lớp sơ đồ Khăn trải bàn, chỉ sơ - HS nhận giấy. đồ (4 góc, ứng với 4 HS), giải thích: + 4 vị trí ở góc khăn là nơi ghi ý kiến mỗi cá nhân. + Vị trí giữa khăn ghi ý kiến thống - Các nhóm hoàn thành BT. nhất của cả nhóm. - GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A3 để làm khăn, phát cho mỗi HS 1 trang giấy nhỏ (1 góc khăn). - GV yêu cầu mỗi HS làm nhanh cả 2 - Các nhóm gắn Khăn trải bàn của 26
  26. BT trên giấy, rồi gắn đáp án vào 1 nhóm mình lên bảng lớp, báo cáo kết góc khăn, sau đó cả nhóm trao đổi, quả trước lớp. thống nhất đáp án, viết vào giữa - HS lắng nghe GV nhận xét, chốt đáp khăn (tờ giấy A3) bằng bút dạ. án. - GV gọi các nhóm gắn Khăn trải bàn của nhóm mình lên bảng lớp, mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả (to, rõ). - GV chốt đáp án, khen ngợi những nhóm làm đúng, nhanh: + BT 1: ▪ Người: bà, bé ▪ Vật: chổi, kim, chỉ, vở, mướp, lá, than, gạo, cửa ▪ Con vật: gà ▪ Thời gian: ngày, (buổi) sáng + BT 2: Bé trả lời cho CH Ai? Gà trả lời cho CH Con gì? Chổi trả lời cho CH Cái gì? - 1 HS đọc lại bài thơ, cả lớp đọc Kim trả lời cho CH Cái gì? thầm theo. Gạo trả lời cho CH Cái gì? - HS lắng nghe, chuẩn bị bài mới ở 5. Củng cố, dặn dò nhà. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, chuẩn bị cho tiết học sau. Cách tiến hành: - GV mời 1 HS đọc lại bài thơ, yêu 27
  27. cầu cả lớp đọc thầm theo. - GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài mới. 28
  28. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON BÀI 1: CUỘC SỐNG QUANH EM LUYỆN NÓI VÀ NGHE: CHÀO HỎI, TỰ GIỚI THIỆU (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Bước đầu biết giao tiếp chủ động, tự nhiên, tự tin. - Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ: + Biết nói rõ ràng, thành câu khi đóng vai các vật, con vật, loài cây trong bài đã học, tự giới thiệu. Bước đầu biết thực hiện một cuộc giao lưu, trao đổi đơn giản với các bạn HS trong trường: Biết chào hỏi, tự giới thiệu một cách tự tin; biểu diễn một tiết mục đơn giản. Biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, + Bước đầu viết nói câu giới thiệu, chuẩn bị học tốt cho tiết viết câu giới thiệu theo mẫu Ai là gì?. + Lắng nghe và hiểu ý kiến của bạn tham gia trong cuộc giao lưu. + Biết nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn. 3. Phẩm chất - Thể hiện tình cảm thân ái đối với bạn bè cùng lứa. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh 29
  29. - SGK. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu: Trong tiết Luyện nói - HS lắng nghe. hôm nay, các em sẽ thực hành làm các BT tự giới thiệu bản thân bằng cách đóng vai gà trống, quyển vở, đồng hồ, loài cây, trong bài đã đọc và thực hiện trò chơi giao lưu với các bạn HS trong trường. Qua trò chơi này, các em sẽ làm quen với mẫu câu giới thiệu Ai là gì? (Tôi là ai? Bạn là ai?). 2. Hướng dẫn HS làm BT 2.1. HĐ 1: Đóng vai, tự giới thiệu (BT 1) Mục tiêu: Biết nói rõ ràng, thành câu khi đóng vai các vật, con vật, loài cây trong bài đã học, tự giới thiệu. 30
  30. Cách tiến hành: a) GV giúp HS hiểu YC của BT, làm mẫu - 1 HS đọc trước lớp YC của BT 1 và - GV mời 1 HS đọc trước lớp YC của làm mẫu. BT 1 và làm mẫu (Tôi là gà trống ). GV nhắc HS chú ý nói tự nhiên, có thể nói mở rộng, nhiều câu hơn mẫu. - HS khác nhận xét bạn làm mẫu. - GV gọi HS khác nhận xét bạn làm mẫu: + Bạn nói có rõ ràng, thành câu không? + Bạn tự giới thiệu có vui, tự nhiên, lịch sự không? - HS lắng nghe. - GV nhận xét. b) Thực hành giới thiệu - HS lắng nghe. - GV hướng dẫn HS: Các em hãy dựa vào công dụng, ích lợi của đồ vật để đặt câu. - HS lần lượt đặt câu trước lớp. VD: - GV mời các HS lần lượt giới thiệu + Tôi là chổi. Tôi luôn giúp cho nhà trước lớp. được sạch sẽ. + Tôi là quyển vở. Tôi giúp mọi người ghi chép và ghi nhớ kiến thức. + Tôi là mướp. Tôi có rất nhiều ích lợi. Lá, hoa và quả của tôi có thể trở thành món ăn, những quả già lại có thể trở thành đồ rửa bát thân thiện 31
  31. với môi trường. - HS lắng nghe. - GV khen ngợi những HS giới thiệu tự nhiên, tự tin, ấn tượng. 2.2. HĐ 2: Thực hành giao lưu (BT 2) Mục tiêu: Bước đầu biết thực hiện một cuộc giao lưu, trao đổi đơn giản với các bạn HS trong trường: Biết chào hỏi, tự giới thiệu một cách tự tin; biểu diễn một tiết mục đơn giản. Biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt. Cách tiến hành: a) Tìm hiểu YC của BT và làm mẫu - HS lắng nghe, quan sát tranh. - GV nêu yêu cầu của BT 2, hướng dẫn cả lớp quan sát tranh minh họa 2 bạn giao lưu. - 1 HS giỏi đọc yêu cầu BT, các gợi ý. - GV mời 1 HS giỏi đọc yêu cầu BT, Cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo, các gợi ý. GV giải thích tình huống: nghe GV giải thích. Từng cặp hoặc từng nhóm HS sẽ được mời lên sân khấu giao lưu. Các 32
  32. em sẽ nói lời chào các bạn thế nào? Tự giới thiệu thế nào (tên, lớp, sở thích, mơ ước)? Có thể biểu diễn 1 - 2 HS thực hành làm mẫu. tiết mục hát, múa, biểu diễn động tác, mình thích. - GV mời 2 HS giỏi: HS 1 (vai Quang - 2 HS thực hành làm mẫu. Cả lớp vỗ Hải) và HS 2 (vai Thanh Lê) thực tay cổ vũ. hành làm mẫu. - GV và cả lớp vỗ tay cổ vũ khi nghe hai bạn hát, múa, biểu diễn động - 2 cặp HS khác thực hành. tác, nhận xét nhanh cách 2 bạn chào hỏi, tự giới thiệu. b) GV mời tiếp 2 cặp HS khác thực hành giao lưu, chào hỏi, tự giới thiệu tên, lớp, sở thích, mơ ước của mình, và biểu diễn một tiết mục bất - HS lắng nghe, thực hành giao lưu kì. giữa 2 nhóm. c) Thực hành giao lưu giữa 2 nhóm HS - GV giải thích: Vừa rồi, chỉ có 2 HS giao lưu với nhau. Bây giờ, các em sẽ - 2 nhóm thực hành trước lớp. thực hành giao lưu giữa 2 nhóm (mỗi nhóm 2 HS). Các câu giới thiệu tiếp nối sẽ là: Tôi là Tôi là Còn tôi là - GV yêu cầu 2 nhóm (đứng 2 bên) đóng vai: Từng HS của nhóm này - Một số nhóm thực hiện tương tự 33
  33. chào hỏi các bạn nhóm kia, tự giới trước lớp. thiệu (tên, học trường, lớp, sở thích). - HS lắng nghe các bạn và GV nhận Sau đó mỗi nhóm biểu diễn 1 tiết mục xét. hoặc 2 nhóm cùng chơi 1 trò chơi dân gian (kéo co, bịt mắt bắt dê, ). - GV mời thêm một số nhóm thực hiện tương tự. - 1 HS tự nhận xét về tiết học. Cả lớp - GV và các bạn nhận xét các nhóm. lắng nghe. 3. Củng cố, dặn dò - HS lắng nghe. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, chuẩn bị cho tiết học sau. - HS lắng nghe, về nhà chuẩn bị Cách tiến hành: trước những thông tin cho tiết luyện - GV mời 1 HS tự nhận xét về tiết viết câu giới thiệu bản thân. học: Sau tiết học, em biết thêm được điều gì? Em biết làm gì? - GV khen ngợi, biểu dương HS, nhóm HS thực hiện tốt cuộc giao lưu. - GV nhắc HS chuẩn bị trước những thông tin cho tiết luyện viết câu giới thiệu bản thân. 34