Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 28

docx 27 trang thuytrong 19/10/2022 6620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_giang_tieng_viet_2_canh_dieu_tuan_28.docx

Nội dung text: Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 28

  1. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / : BÀI 28: CÁC MÙA TRONG NĂM CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM (15 phút) - GV giới thiệu chủ điểm Các mùa trong năm và 4 tranh minh họa mùa xuân, hạ, thu, đông. - GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Mỗi bức tranh thể hiện mùa nào? Vì sao em biết? - HS trả lời câu hỏi: + Tranh 1: Một cô bé mặc quần áo ấm, đội mũ len đi trên đường. Cây cối bên đường trơ trụi, không một chiếc lá. Đó là bức tranh mùa đông. + Tranh 2: Bầu trời xanh, hoa lá đua nở, chim én bay về. Đó là bức tranh mùa xuân ấm ấp trăm hoa đua nở. + Tranh 3: Trong vườn cây, lá ngả màu vàng. Lá bay, lá rụng vàng trên mặt đất. Đó là mùa thu. + Tranh 4: Trời trong xanh, một cậu bé mặc quần đùi, thả diều. Cánh diều bay cao. Đó là mùa hè nóng bức. - GV giải thích thêm: + Mùa đông thời tiết rất lạnh, có gió mùa Đông Bắc, có mưa phùn. Mùa động diễn ra vào các tháng 10, 11, 12. + Mùa xuân có mưa phùn, tiết trời ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc. + Mùa thu trời se lạnh, chuẩn bị vào đông, lá của nhiều loài cây vàng úa, rụng. Vì vậy, mùa thu được gọi là mùa lá rụng. + Mùa hè nóng bức, oi ả. Nhưng phải có nắng mùa hè, trái cây mới ngọt hơn, có hoa thơm hơn.
  2. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nơi em ở có mấy mùa? Đó là những mùa nào? Thời tiết của mỗi mùa thế nào? - HS trả lời. - GV giải thích: Cách chia bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông là cách chia thông thường. Trên thực tế, thời tiết mỗi vùng một khác. Ví dụ, ở miền Bắc nước ta có bốn mùa xâu, hạ, thu, đông; ở miền Nam nước ta chỉ có hai mùa là mùa mưa và mùa khô. BÀI ĐỌC 1: CHUYỆN BỐN MÙA (1,5 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Đọc trôi chảy toàn bài, phát âm đúng các từ ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật (bà Đất, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông). - Hiểu nghĩa của các từ ngữ: đâm chồi nảy lộc, đơm, tựu trường. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng và đều có ích cho cuộc sống. Từ hiểu biết về các mùa. - Biết đặt và trả lời câu hỏi Vì sao? - Luyện tập về sử dụng dấu phẩy. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: • Nhận diện được một truyện kể. • Nhận biết và yêu thích một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp. 3. Phẩm chất - HS thêm yêu thiên nhiên đất nước. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu để chiếu. - Giáo án. 2. Đối với học sinh
  3. - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu bài học: Bài Chuyện bốn mùa mở đầu chủ điểm sẽ - HS lắng nghe, tiếp thu. giúp các em mở rộng hiểu biết về bốn mùa xuân, hạ, thu, đông và biết thêm mỗi mùa có đặc điểm gì riêng, thú vị. - GV chi tranh minh hoạ trong SGK. GV yêu cầu HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi: Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì? - HS trả lời: Tranh vẽ một bà cụ với gương mặt hiền hậu, đội khăn mỏ quạ, đang tươi cười đứng giữa bốn cô gái xinh đẹp. Mỗi cô có một cách ăn mặc, trang điểm riêng. Họ đang trò chuyện với nhau. - GV dẫn dắt vào bài học: Muốn biết bà cụ và các cô gái là ai, họ đang nói với nhau điều gì, các em hãy đọc Chuyện bốn mùa. - HS lắng nghe, tiếp thu. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc thành tiếng a. Mục tiêu: HS đọc bài Chuyện bốn mùa với giọng người kể chuyện với giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật (bà Đất, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông). b. Cách tiến hành : - GV đọc mẫu bài đọc: giọng người kể chuyện với giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật (bà Đất, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông).
  4. - GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 2 đoạn - HS lắng nghe, đọc thầm theo. ttrong bài đọc: + HS1 (Đoạn 1): từ đầu đến “thích em được”. - HS đọc bài. + HS2 (Đoạn 2): đoạn còn lại. - GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: rước đèn, đâm chồi nảy lộc - GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 2 đoạn như GV đã - HS luyện phát âm. phân công. - GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ). - HS luyện đọc. - GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài. - HS thi đọc. Hoạt động 2: Đọc hiểu a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang - HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc 82. thầm theo. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi: + HS1 (Câu 1): Câu chuyện có mấy nàng tiên? Mỗi nàng tiên tượng trưng cho mùa này? - HS đọc yêu cầu câu hỏi. + HS2 (Câu 2): Theo lời các nàng tiên, mỗi mùa có gì hay? + HS3 (Câu 3): Theo lời bà Đất, mỗi mùa đều có ích, đều đáng yêu như thế nào? - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi. - GV mời đại diện HS trình bày kết quả. - HS thảo luận theo nhóm. - HS trả lời:
  5. + Câu 1: Truyện có 4 nàng tiên: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mỗi nàng tiên tượng trưng cho 1 mùa trong năm. + Câu 2: Theo lời các nàng tiên, mỗi mùa có điều hay: - Theo nàng Đông: Mùa xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc. Ai cũng yêu quý nàng Xuân. - Theo nàng Xuân: Phải có nắng của nàng Hạ thì cây trong vườn mới đơm trái ngọt. Có nàng Hạ, các cô cậu học trò mới được nghỉ hè. - Theo lời nàng Hạ: Thiếu nhi thích nàng Thu nhất. Không có nàng Thu, làm sao có đêm trăng rằm rước đèn, phá cỗ. - Theo lời nàng Thu: Có nàng Đông mới có giấc ngủ ấm trong chăn. Mọi người không thể không yêu nàng Đông. + Câu 3: Theo lời bà Đất, mỗi mùa đều có ích, đều đáng yêu: Mùa xuân làm cho cây lá tươi tốt. Mùa hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Mùa thu làm cho trời xanh cao. Cho HS nhớ ngày tựu trường. Mùa đông ấp ủ mầm sống để xuân về cây trái đâm chồi nảy lộc. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bài đọc, em hiểu điều gì? - HS trả lời: Bài đọc ca ngợi bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng, Hoạt đông 3: Luyện tập đều có ích cho cuộc sống. a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 116. b. Cách tiến hành: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu Bài tập 1: Sử dụng câu hỏi Vì sao? Hỏi đáp với bạn: a. Vì sao mùa xuân đáng yêu? - HS đọc yêu cầu câu hỏi.
  6. b. Vì sao mùa hạ đáng yêu? c. Vì sao mùa thu đáng yêu? d. Vì sao mùa đông đáng yêu? - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, cùng bạn hỏi đáp và trả lời câu hỏi. - HS thảo luận theo nhóm đôi. - GV mời đại diện HS trình bày kết quả. - HS trình bày: a. Vì sao mùa xuân đáng yêu?/ Vì mùa xuân tiết trời ấm áp, hoa lá tốt tươi, cây cối đâm chồi nảy lộc. b. Vì sao mùa hạ đáng yêu?/Vì mùa hạ có nắng, giúp hoa thơm trái ngọt. c. Vì sao mùa thu đáng yêu?/Vì mùa thu có đêm trăng rước đèn, phá cỗ. d. Vì sao mùa đông đáng yêu?/Vì mùa đông mới có giấc ngủ ấm trong chăn. - GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 2: Em cần thêm dấu - HS đọc yêu cầu câu hỏi. phẩy vào những chỗ nào trong 2 câu in nghiêng: Mùa thu, con đường em đi học hằng ngày bỗng đẹp hẳn lên nhờ những cánh đồng hoa cúc. Mỗi bông cúc xinh xắn dịu dàng lung linh như những tia nắng nhỏ. Còn bầu trời thì tràn ngập những tiếng chim trong trẻo ríu ran. - GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn, làm bài vào Vở bài tập. - GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời. GV giúp HS ghi lại kết - HS đọc thầm, làm bài vào vở. quả lên bảng phụ. - HS trình bày: Mùa thu, con đường em đi học hằng ngày bỗng đẹp hẳn lên nhờ những cánh đồng hoa cúc. Mỗi bông cúc xinh xắn, dịu dàng lung linh như những tia nắng nhỏ.
  7. - GV mời HS đọc lại đoạn văn đã điền dấu phẩy hoàn chỉnh. Còn bầu trời thì tràn ngập những tiếng chim trong trẻo, ríu ran. - HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / : BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  8. - Nghe đọc, viết lại đúng đoạn cuối Chuyện bốn mùa (“từ Các cháu mỗi người một vẻ” đến “đâm chồi nảy lộc”. - Làm đúng bài tập lựa chọn 2, 3: Điền chữ ch, tr; điền vần êt, êch. - Biết viết hoa chữ Y cỡ vừa và cỡ nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Yêu tổ quốc, yêu đồng bào (cỡ nhỏ), chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: • Củng cố cách trình bày đoạn văn. • Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản. 3. Phẩm chất - Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu để chiếu. - Giáo án. 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu bài học: Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ Nghe đọc, viết lại đúng đoạn cuối Chuyện bốn mùa; Làm đúng bài tập lựa chọn 2, 3: Điền chữ ch, tr; điền vần êt, êch: Viết hoa chữ - HS lắng nghe, tiếp thu. Y cỡ vừa và cỡ nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Yêu tổ quốc, yêu đồng bào. Chúng ta cùng vào bài học. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  9. Hoạt động 1: Nghe – viết (Bài tập 1) a. Mục tiêu: HS đọc lại đoạn cuối trong bài Chuyện bốn mùa, biết được nội dung đoạn văn; viết đoạn chính tả. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu: HS nghe, viết lại đoạn đoạn cuối Chuyện bốn mùa (“từ Các cháu mỗi người một vẻ” đến “đâm chồi nảy lộc”. - GV đọc đoạn văn. - GV mời 1 HS đọc lại đoạn văn. - HS lắng nghe yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu HS trả lời: Đoạn văn nói về nội dung gì? - GV hướng dẫn thêm HS: Về hình thức hình thức, tên bài viết lùi vào 3 ô tính từ lề vở. Chữ đầu đoạn viết hoa, viết lùi vào 1 ô. Chú - HS lắng nghe, đọc thầm theo. ý đánh dấu gạch đầu dòng đoạn văn – chỗ bắt đầu lời bà Đất. - HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc - GV nhắc HS đọc thầm lại các dòng thơ, chú ý những từ ngữ mình thầm theo. dễ viết sai: tựu trường, mầm sống, đâm chồi nảy lộc, Viết đúng - HS trả lời: Đoạn văn là lời bà Đất khen ngợi các dấu câu (dấu hai chấm, dấu phẩy). bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông. - GV yêu cầu HS gấp SGK, nghe GV đọc từng dòng, viết vào vở - HS lắng nghe, thực hiện. Luyện viết 2. - GV đọc lại bài một lần nữa cho HS soát lại. - HS chú ý. - GV yêu cầu HS tự chữa lỗi, gạch chân từ ngữ viết sai, viết lại bằng bút chì từ ngữ đúng. - GV đánh giá, chữa 5 -7 bài. Nhận xét bài về: nội dung, chữ viết, cách trình bày. - HS viết bài. Hoạt động 2: Điền chữ ch, tr; điền vần êt, êch (Bài tập 2) - HS soát bài. a. Mục tiêu: GV chọn cho HS làm bài tập 2a, chọn chữ ch hoặc tr - HS tự chữa lỗi. phù hợp với ô trống. b. Cách tiến hành: - HS lắng nghe, tự soát lại bài của mình. - GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 2a: Chọn chữ ch hay tr phù hợp với ô trống:
  10. - HS đọc yêu cầu câu hỏi. - GV yêu cầu HS đọc thầm các dòng thơ, làm bài vào Vở bài tập. - GV viết nội dung bài tập lên bảng, mời 2 HS lên bảng làm bài. - GV yêu cầu cả lớp đọc lại khổ thơ đã điền chữ hoàn chỉnh. Hoạt động 3: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống (Bài tập 3) a. Mục tiêu: GV chọn cho HS làm bài tập 3b, chọn vần êt/êch phù - HS làm bài. hợp, điền vào ô trống. b. Cách tiến hành: - HS lên bảng làm bài: tròn, treo, che, trốn, - GV chọn cho HS làm bài tập 3b, mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu chơi. bài tập: Chọn vần êt hay êch phù hợp với ô trống: - HS đọc lại khổ thơ đã điền chữ hoàn chỉnh. - GV yêu cầu HS đọc thầm các từ ngữ, làm bài vào Vở bài tập. - GV viết nội dung bài tập lên bảng, mời 2 HS lên bảng làm bài. - GV yêu cầu cả lớp đọc lại các từ ngữ đã điền chữ hoàn chỉnh. - HS đọc yêu cầu câu hỏi. Hoạt động 4: Tập viết chữ hoa Y a. Mục tiêu: HS lắng nghe quy trình viết chữ hoa Y, viết chữ hoa Y vào Vở Luyện viết 2; viết câu ứng dụng Yêu tổ quốc, yêu đồng bào. b. Cách tiến hành: - HS làm bài vào vở. - GV chỉ chữ mẫu trong khung chữ và hỏi HS: Chữ Y hoa cao mấy - HS lên bảng làm bài: chênh lệch, kết quả, li, có mấy ĐKN? Được viết bởi mấy nét? trắng bệch, ngồi bệt. - HS đọc lại các từ ngữ đã điền chữ hoàn chỉnh.
  11. - GV chỉ chữ mẫu và nói: + Nét 1: nét móc 2 đầu (giống ở chữ U). + Nét 2: nét khuyết ngược. - GV hướng dẫn HS cách viết và viết mẫu lên bảng lớp: + Nét 1: Đặt bút trên ĐK 5, viết nét móc 2 đầu (đầu móc bên trái - HS trả lời: Chữ Y hoa cao 8 li, có 8 ĐKN. cuộn vào trong, đầu móc bên phải hướng ra ngoài); dừng bút giữa Được viết bởi 2 nét. ĐK 2 và ĐK 3. + Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, rê bút thẳng lên ĐK 6 rồi chuyển hướng ngược lại để viết nét khuyết ngược (kéo dài xuống ĐK 4 phía dưới); dừng bút ở Đk 2 trên. - GV yêu cầu HS viết chữ hoa Y vào vở Luyện viết 2. - GV yêu cầu HS đọc to câu ứng dụng: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào. - HS quan sát, lắng nghe, thực hiện. - GV giải thích cho HS ý nghĩa câu ứng dụng: Là một trong 5 lời Bác Hồ dậy thiếu nhi. - GV hướng dẫn HS và nhận xét câu ứng dụng: + Độ cao của các chữ cái: chữ Y cao 4 li. Các chữ T, y, g, b cao 2.5 li; các chữ q, đ cao 2 li; các chữ còn lại cao 1 li. + Cách đặt dấu thanh: Dấu hỏi đặt trên chữ ô (Tổ), dấu sắc đặt trên chữ ô (quốc), dấu huyền đặt trên chữ ô (đồng), a (bào). + Nối nét: nét cuối của chữ Y nối với nét đầu của chữ ê. - GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở Luyện viết 2. - GV chữa nhanh 5 -7 bài. - HS viết bài. - HS đọc câu ứng dụng. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện.
  12. - HS viết bài. - HS lắng nghe, tự soát lại bài của mình. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / : BÀI ĐỌC 2: BUỒI TRƯA HÈ (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Đọc trôi chày toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ. Ngẳt nghi hơi đúng sau các dấu câu và sau mỗi dòng thơ. Biết đọc bài thơ với giọng vui; gây ấn tượng với những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
  13. - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung bài thơ: Miêu tả một buổi trưa mùa hè yên ả nhưng vẫn thấy hoạt động của muôn loài: cây cỏ, con vật, con người; vẫn nghe thấy âm thanh những hoạt động của muôn loài (tiếng tằm ăn dâu, tay bà lao xao). - Tìm từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm trong bài thơ. - Luyện tập đặt câu theo mẫu: Ai thế nào?. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Cảm nhận được vẻ đẹp của những từ ngữ, hình ành trong bài thơ. 3. Phẩm chất - Yêu một thời điểm giữa trưa của một ngày mùa hè, yêu thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu để chiếu. - Giáo án. 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV chỉ hình minh hoạ bài thơ và giới thiệu: Bài thơ Buổi trưa - HS lắng nghe, tiếp thu. hè nói về thời điểm của một ngày - buổi trưa, vào mùa hè. Bài thơ có gì hay, miêu tà một “ buổi trưa mùa hè có gì đặc biệt? Các em hãy cùng lắng nghe.
  14. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc thành tiếng a. Mục tiêu: HS đọc bài thơ Buổi trưa hè với giọng vui; gây ấn tượng với những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. b. Cách tiến hành : - GV đọc mẫu bài đọc: giọng vui; gây ấn tượng với những từ ngữ - HS lắng nghe, đọc thầm theo. gợi tả, gợi cảm. - GV mời 1 HS đọc phần chú giải từ ngữ trong bài: chập chờn, lao xao. - HS đọc phần chú giả từ ngữ khó trong bài: + Chập chờn: khi ẩn , khi hiện, khi rõ, khi không. + Lao xao: từ gợi tả tiếng động nhỏ xen lẫn vào nhau. - GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 5 khổ - HS đọc bài. thơ trong bài đọc. - GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: lim dim, chập chờn, - HS luyện phát âm. rạo rực mưa rào, lao xao. - GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 5 khổ thơ như GV đã phân công. - HS luyện đọc. - GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ). - HS thi đọc. - GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài. - HS đọc; các HS khác lắng nghe, đọc thầm Hoạt động 2: Đọc hiểu theo. a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 85. b. Cách tiến hành:
  15. - GV mời 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 yêu cầu câu hỏi: + HS1 (Câu 1): Tìm những từ ngữ, hình ảnh ở khổ thơ 1 tả buổi trưa hè yên tĩnh. - HS đọc yêu cầu câu hỏi. + HS2 (Câu 2): Giữa buổi trưa hè yên tĩnh có những hoạt động gì? a. Họat động của con vật. b. Hoạt động của con người. + HS3 (Câu 3): Giữa buổi trưa hè, có thể nghe thấy âm thanh nào? Chọn ý đúng: a. Tiếng tằm ăn dâu. b. Tiếng mọi người lao xao. c. Tiếng mưa rào. + HS4 (Câu 4): Vì sao giữa buổi trưa hè có thể nghe thốy âm thanh nói trên? Chọn ý đúng: a. Vì trưa hè rất nắng. b. Vì trưa hè rất yên tĩnh. c. Vì trưa hè nhiều gió. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi. - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - HS thảo luận theo nhón, trả lời câu hỏi. - HS trình bày: + Câu 1: Những từ ngữ, hình ảnh ở khổ thơ 1 tả buổi trưa hè yên tĩnh: lim dim, nằm im, êm ả. + Câu 2: Giữa buổi trưa hè yên tĩnh có những hoạt động: a. Họat động của con vật: Bò nghỉ, ngẫm nghĩ gì đó, cứ nhai mãi, nhai hoài./Con
  16. bướm chập chờn vờn đôi cánh trắng/ Con tắm ăn dâu nghe như mưa rào. b. Hoạt động của con người: Bé chưa ngủ được, âm thầm rạo rực nằm nghe những âm thanh của buổi trưa hè./Bà dậy thay lá dâu, tay già lao xao. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài thơ giúp cho em hiểu điều gì? + Câu 3: a. Hoạt động 3: Luyện tập + Câu 4: b. a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK - HS trả lời: Bài thơ giúp cho em hiểu một trang 85. trưa mùa hè yên ả nhưng vẫn thấy được hoạt động của muôn loài: cây cỏ, con vật, con b. Cách tiến hành: người; vẫn nghe thấy những tiếng tằm ăn - GV mời 1HS đọc yêu cầu Bài tập 1: Tìm một từ chỉ hoạt động, dâu, tiếng tay bà thay lá lao xao. Qua bài một từ chỉ đặc điểm trong bài thơ Buổi trưa hè. thơ, em thấy yêu buổi trưa hè, yêu thiên nhiên, cỏ cây hoa lá. - GV giao nhiệm vụ: Mỗi em tìm một từ ngữ chỉ hoạt động, một từ ngữ chỉ đặc điểm trong bài thơ. - HS đọc yêu cầu câu hỏi. - GV mời một số HS trình bày kết quả. GV ghi nhanh những từ đúng. - HS thực hiện. - HS trình bày kết quả: + Một từ chỉ hoạt động: nằm, nghỉ, ngẫm, - GV mời 1 HS đọc yêu cầu Bài tập 2: Hãy đặt một câu theo mẫu nghĩ, nhai, vờn, ngủ, nghe, ăn, dậy, thay. Ai thế nào? để nói về buổi trưa hè. + Một từ chỉ đặc điểm: lim dim, êm ả, thơm, - GV yêu cầu mỗi HS đặt 1 câu và viết vào Vở bài tập. vắng, chập chờn, âm thầm, rạo rực, lao xao. - GV mời mời một số HS trình bày kết quả. - HS đọc yêu cầu câu hỏi. - HS làm bài. - HS trình bày: Buổi trưa hè rất yên ả./Buổi trưa hè thật yên tĩnh./Giữa trưa, cánh bướm chập chờn.
  17. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / : LUYỆN NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN “CHUYỆN BỐN MÙA” (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Dựa vào tranh và gợi ý dưới tranh, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Chuyện bốn mùa. - Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt; thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. - Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Kể tiếp được đoạn bạn đang kể. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  18. - Năng lực riêng: Cảm nhận được và ghi nhớ những câu văn hay, hình ảnh đẹp về 4 mùa. 3. Phẩm chất - Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu để chiếu. - Giáo án. 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu bài học: Trong tiết học này, các em luyện tập kể lại 4 đoạn (1, 2, 3, 4) của Chuyện bốn mùa. Sau đó, kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc dựng hoạt cảnh 1, 2 đoạn. Hi vọng những câu văn - HS lắng nghe, tiếp thu. hay, hình ảnh đẹp trong truyện sẽ khiến các em yêu thích, ghi nhớ đểcó thể kể lại được câu chuyện, tham gia dựng hoạt cảnh tự tin, hấp dẫn. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Kể lại từng đoạn 1, 2, 3, 4 của Chuyện bốn mùa (Bài tập 1) a. Mục tiêu: HS quan sát tranh minh họa, kể từng đoạn theo tranh. b. Cách tiến hành: * Chuẩn bị:
  19. - GV gắn 4 hình minh hoạ lên bảng và nêu yêu cầu của Bài tập 1: Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn (1, 2, 3, 4) của Chuyện bốn mùa. - HS lắng nghe. - GV chỉ tranh, mời 1 HS đọc lần lượt từng lời bắt đầu đoạn dưới mỗi tranh, giúp HS nhận ra các nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông trong mỗi tranh. - HS đọc các lời bắt đầu dưới mỗi tranh: + Tranh 1: Đông cầm tay Xuân bảo + Tranh 2: Xuân dịu dàng nói + Tranh 3: Hạ tinh nghịch xen vào + Tranh 4: Thu đặt tay lên vai Đông * Kể chuyện theo nhóm: - HS chia thành các nhóm. - GV chia HS hình thành nhóm 4 HS, giao nhiệm vụ cho mỗi bạn - HS kể trong nhóm. kể 1 đoạn. - GV yêu cầu HS tiếp nối nhau kể nhanh trong nhóm. - HS kể từng đoạn trước lớp. - GV mời 1 nhóm 4 HS xung phong kể chuyện. GV nhắc HS 1 kể theo tranh 1 sẽ mở đầu bằng câu: Một ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau Những HS kể sau cần tiếp nối kịp lượt lời bạn kể trước. Kể bằng ngôn ngữ tự nhiên. - GV tuyên dương những HS thực hiện tốt yêu cầu. - Cả lớp và GV nhận xét, khen ngợi nhóm HS kể đúng, kể hay, tiếp nối kịp lượt lời.
  20. Hoạt động 2: Dựng hoạt cảnh 1, 2 đoạn / hoặc kể lại toàn bộ câu chuyện (Bài tập 2) - GV nêu yêu cầu của Bài tập 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện. - GV lưu ý HS nên thay Bài tập kể toàn bộ câu chuyện bằng bằng bài tập dựng hoạt cảnh 1, 2 đoạn tuỳ chọn. - HS lắng nghe, thực hiện. - GV hướng dẫn HS cách làm: + Lớp hình thành các nhóm, phân các vai: bà Đất; 4 nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông. - HS lắng nghe, thực hiện. + Mỗi nhóm dựng một hoạt cảnh theo gợi ý: Đoạn 1 và đoạn 2: Bốn nàng tiên chào hỏi nhau. Nàng Đông cầm tay nàng Xuân, khen nàng Xuân, nàng Xuân trả lời. Đoạn 3 và đoạn 4: Nàng Hạ khen nàng Thu, giọng vui vẻ, tinh nghịch. Nàng Đông nói về mình, giọng không vui; nàng Thu an ủi nàng Đông. Đoạn 5: Bà Đất khen từng nàng tiê, đặ tay lên vai từng nàng tiên đó. - GV mời một vài nhóm tiếp nối nhau thi dựng hoạt canh trước lớp. Mỗi lần một nhóm HS kể xong, cả lóp vỗ tay cảm ơn. - GV hướng dẫn cả lớp bình chọn nhóm HS dựng hoạt cảnh hấp dẫn. - HS dựng hoạt cảnh, kể chuyện trước lớp.
  21. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / : BÀI VIẾT 2: VIẾT VỀ MỘT MÙA EM YÊU THÍCH (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Dựa vào quan sát hằng ngày, học hỏi cách quan sát mùa trong năm qua các bài văn, bài thơ và dựa vào các gợi ý, HS nói được về mùa em yêu thích. - Viết 4-5 câu về mùa đó, gắn kèm tranh ảnh minh họa. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Biết cảm nhận về mùa để viết được về mùa đó. 3. Phẩm chất - Yêu thiên nhiên, yêu các mùa trong năm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu để chiếu. - Giáo án.
  22. 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu bài học: Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ - HS lắng nghe, tiếp thu. dựa vào quan sát hằng ngày, học hỏi cách quan sát mùa trong năm qua các bài văn, bài thơ và dựa vào các gợi ý; Viết 4-5 câu về mùa đó, gắn kèm tranh ảnh minh họa. Chúng ta cùng vào bài học. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nói về một mùa em yêu thích a. Mục tiêu: HS nói về một mùa em yêu thích theo gợi trong SGK. b. Cách tiến hành: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu Bài tập 1, đọc các gợi ý: Nói về một mùa em yêu thích: - HS đọc yêu cầu câu hỏi. Gợi ý: - Nơi em ở có mấy mùa? Đó là những mùa nào? - Em thích mùa nào? - Mùa đó có gì đặc biệt? - - Em thích làm gì trong mùa đó? - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nói về một mùa em yêu thích theo gợi trong SGK. - GV mời 2-3 HS nói mùa em yêu thích trước lớp. Hoạt động 2: Viết đoạn văn (4-5 câu) về mùa em yêu thích - HS thảo luận theo nhóm đôi. - HS trình bày: Nơi em ở chỉ có 2 mùa, đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô nắng, nóng.
  23. a. Mục tiêu: HS dựa vào những điều vừa nói, viết (4-5 câu) về Mùa mưa có mưa rất nhiều. Em thích mùa mùa em yêu thích. mưa vì khí hậu sẽ mát mẻ hơn. b. Cách tiến hành: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu Bài tập 2: Dựa vào những điều vừa nói, viết (4-5 câu) về mùa em yêu thích. - HS đọc yêu cầu câu hỏi. - GV hướng dẫn HS: Dựa vào những gì đã nói, viết một đoạn văn tự do, sáng tạo, có thể viết nhiều hơn 5 câu. - GV đọc mẫu cho HS nghe 1 đoạn viết của HS năm trước: Tôi thích mùa hè. Mùa hè, tôi được về quê với ông bà. Ông cho tôi cùng đi thả trâu. Tôi còn được cưỡi trâu nữa. Buổi chiều, tôi theo - HS lắng nghe, thực hiện. anh họ ra sườn đê thả diều. Đây là tranh anh họ tôi cưỡi trâu đấy. Nghỉ hè ở quê thật thích. - GV yêu cầu HS viết đoạn văn vào Vở bài tập. - HS nghe đoạn văn mẫu. - GV mời một số HS đọc đoạn viết trước lớp. - GV khen ngợi những đoạn viết thú vị, HS đọc trôi chảy, có cảm xúc. - HS viết bài. - HS đọc bài.
  24. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / : TỰ ĐỌC SÁCH BÁO: ĐỌC SÁCH BÁO VIẾT VỀ CÁC MÙA (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn sách báo mình mang tới lớp. - Đọc trôi chảy, to, rõ cho các bạn nghe những gì vừa đọc. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: • Nhận diện được một số bài văn xuôi, thơ. • Biết ghi chép lại một số câu văn hay, hình ảnh đẹp trong một số bài viết. 3. Phẩm chất - Thêm yêu thiên nhiên đất nước, các mùa của đất nước. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu để chiếu. - Giáo án. 2. Đối với học sinh - SHS.
  25. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em mang đến - HS lắng nghe, thực hiện. lớp sách báo viết về các mùa, tự đọc và đọc lại cho các bạn nghe những bài viết hay, trao đổi về những gì mình đọc được. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu cảu bài a. Mục tiêu: HS đọc và hiểu yêu cầu các câu hỏi. b. Cách tiến hành: - GV mời 3 HS đọc tiếp nối 3 bước của tiết học: - HS1 (Câu 1): Em hãy mang đến lớp một quyển sách (tờ báo) viết về thời tiết, các mùa. Giới thiệu sách (báo) với các bạn. - HS đọc yêu cầu câu 1 và đọc tên các cuốn + HS đọc tên các cuốn sách được giới thiệu trong SGK: Cuốn sách sách được giới thiệu trong SGK. lớn rực rỡ về bốn mùa, Thiên nhiên kì diệu hay thảm họa, Lễ hội và bốn mùa, Cuốn sách đầu đời tuyệt đẹp về bốn mùa. + GV yêu cầu HS bày ra trước mặt những cuốn sách mà mình mang đến lớp. - HS bày sách. + GV mời một vài HS giới thiệu với các bạn quyển sách của mình theo gợi ý: tên sách, tên tác giả, tên NXB. - HS2 (Câu 2): Tự đọc một truyện (bài thơ, bài báo) em thích. - HS giới thiệu. + HS đọc bài thơ mẫu: Mùa xuân. + GV hướng dẫn HS: HS nào không mang sách đến lớp có thể đọc - HS đọc yêu cầu câu hỏi. bài thơ Mùa xuân trong SGK. + GV yêu cầu mỗi HS chuẩn bị đọc một bài mình thích cho cả lớp nghe.
  26. Hoạt động 2: Tự đọc sách báo a. Mục tiêu: HS đọc sách, báo và ghi lại những câu văn hay, đáng ghi nhớ vào Phiếu đọc sách. - HS chuẩn bị bài thơ, bài báo. b. Cách tiến hành: - GV giữ cho lớp học yên tĩnh để HS đọc. Nhắc HS khi đọc cần ghi lại vào sổ hoặc phiếu đọc sách những câu văn hay, đáng ghi nhớ. - GV đi tới từng bàn giúp HS chọn bài, đoạn đọc. Hoạt động 3: Đọc cho các bạn nghe - HS đọc sách, ghi Phiếu đọc sách. a. Mục tiêu: HS đọc trước lớp đoạn hoặc bài mình thích. b. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS đọc cho bạn cùng nhóm nghe những gì em vừa đọc. - GV yêu cầu lần lượt từng HS đọc to, rõ ràng, trước lớp một đoạn hoặc bài mình thích. HS đọc xong, các HS khác đặt câu hỏi. - GV mời HS vỗ tay khen bạn sau khi mỗi bạn đọc xong. - HS đọc bài. - GV khen ngợi những HS đọc to, rõ ràng, đọc hay, cung cấp những thông tin thú vị. - HS đọc trước lớp. - HS vỗ tay.