Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 20

docx 27 trang thuytrong 19/10/2022 23000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_giang_tieng_viet_2_canh_dieu_tuan_20.docx

Nội dung text: Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 20

  1. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / BÀI 20: GẮN BÓ VỚI CON NGƯỜI CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM (10 phút) - GV dẫn dắt: Chủ điểm Bạn trong nhà tuần trước nói về những vật nuôi trong nhà (gà, vịt, bồ câu, chó, mèo, lợn, ). Trong tuần này, các em sẽ được học những bài văn, bài thơ, câu chuyện nói về sự gắn bó thân thiết của con người với những con vật đó. - GV yêu cầu 2HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: a. Có những vật nuôi nào trong tranh? b. Các bạn nhỏ đang làm gì? - HS trả lời: a. Tên vật nuôi trong bức tranh: con mèo vằn lông vàng; con chó nhỏ; vịt mẹ đang tha thẩn trên sân cùng vịt con; gà trống, gà mái cùng đàn con đang đi trên sân. Gần nhà, bên đường, bò, bê đang gặm cỏ. b. Các bạn nhỏ đang chơi đùa với con chó, con mèo trong nhà. - GV dẫn dắt vào bài học: Qua bức tranh, em thấy tình cảm giữa con người với các vật nuôi trong nhà như thế nào? Hai anh em bạn nhỏ rất yêu quý các con vật. Các con vật trong nhà cũng rất quấn quýt với hai anh em. Đây là bức tranh đầm ấm tình cảm giữa hai anh em bạn nhỏ với các vật nuôi trong nhà: Con người và các vật nuôi quân quýt bên nhau. Các vật nuôi rất gắn bó với con người. BÀI ĐỌC 1: CON TRÂU ĐEN LÔNG MƯỢT (Trích) (60 phút) I. MỤC TIÊU
  2. 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Đọc lưu loát với giọng tình cảm bài thơ Con trâu đen lông mượt; phát âm đúng các từ ngừ; ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, mỗi dòng, mỗi khổ thơ. - Hiểu được nghĩa của từ ngữ. Hiểu nội dung bài thơ: Tình cảm gắn bó thân thiết của bạn nhỏ với con trâu. Bạn nhỏ yêu quý con trâu, chăm sóc và trò chuyện với con trâu như một người bạn thân tình. - Nhận biết từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm, xếp đúng các từ ngữ vào nhóm thích hợp: chỉ sự vật, chi đặc điểm. - Nhận biết câu khiến (những câu thơ nào là lời khuyên của bạn nhỏ với con trâu). 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Yêu thích những câu thơ hay, những hình ảnh đẹp. 3. Phẩm chất - Yêu quý những vật nuôi trong nhà. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu. - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu bài học: Mở đầu chủ điểm Gắn bó với con người, các - HS lắng nghe, tiếp thu. em sẽ học bài thơ Con trâu đen lông mượt. Tực ngừ Việt Nam có câu “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Trong các vật nuôi, con trâu là vật
  3. nuôi quan trọng nhất của người nông dân. Qua bài thơ, các em sẽ thấy tình cảm gắn bó của con người với con trâu như thế nào. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc thành tiếng a. Mục tiêu: HS đọc bài thơ Con trâu đen lông mượt với giọng đọc chậm rãi, tha thiết, tình cảm. b. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu bài thơ Con trâu đen lông mượt: Giọng chậm rãi, tha thiết, tình cảm. Nhân giọng những tư ngữ gợi tả, gợi cảm: lông mượt, vênh vênh, cao lớn lênh khênh, đập đất ở 4 dòng thơ đầu. Nhanh - HS lắng nghe, đọc thầm theo. hơn, tha thiết, ân cần với những câu hỏi, lời khuyên ở các dòng thơ còn lại. - GV mời 1HS đứng dậy đọc phần giải nghĩa các từ ngữ khó: cỏ mật, cỏ gà, uống nước nhá, tỏ. - HS đọc phần giải nghĩa: + Cỏ mật: cỏ mọc cao thành bụi, lá khi khô có mùi thơm như mật. + Cỏ gà: cỏ thường có chỗ phình ra ở đầu chồi non, trẻ con hay lấy làm trò chơi “trọi gà”. - GV tổ chức cho HS luyện đọc: + Uống nước nhá: uống nước nhé. + Từng HS đọc tiếp nối 2 dòng thơ một (1 HS đọc liền 3 dòng 7, 8, + Tỏ: sáng rõ, soi rõ. 9). GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS. Chú ý các từ ngừ: lông mượt, đập đất, vất vả, nước mương, xanh mướt, - HS đọc bài. + Đọc trong nhóm: Từng cặp HS đọc tiếp nối (em 9, em 8 dòng thơ). + Thi đọc tiếp nối các đoạn của bài thơ (cá nhân, bàn, tổ). + Cả lớp đọc đồng thanh (cả bài). - HS luyện đọc. + 1 HS giỏi đọc lại toàn bài. Hoạt động 2: Đọc hiểu - HS đọc bài. a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi phần Đọc hiểu SHS trang 13.
  4. b. Cách tiến hành: - HS đọc bài. - GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc yêu câu 3 câu hỏi: - HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc + HS1 (Câu 1): Bài thơ là lời của ai? thầm theo. + HS2 (Câu 2): Tìm từ ngữ tả hình dáng con trâu trong 4 dòng thơ đầu? + HS3 (Câu 3): Cách trò chuyện của bạn nhỏ thể hiện tình cảm với con trâu như thế nào? - HS đọc yêu cầu câu hỏi. - GV yêu cầu từng cặp HS thực hành hỏi - đáp. - GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả. - HS hỏi - đáp, tìm câu trả lời. - HS trả lời: + Câu 1: Bài thơ là lời của bạn nhỏ chăn trâu nói với con trâu. + Câu 2: Từ ngữ tả hình dáng con trâu trong 4 dòng thơ đầu: Con trâu màu đen, có bộ - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bài thơ em hiểu điều gì? lông mượt. Nó cao lớn lênh khênh. Cặp sừng vênh vênh. Chân đi như đập đất. + Câu 3: Cách trò chuyện của bạn nhở the hiện bạn nhỏ rất yêu quý con trâu, nói với con trâu như nói với một người bạn thân thiết. - HS trả lời: Bài thơ nói về tình cảm gắn bó Hoạt động 3: Luyện tập thân thiết của bạn nhỏ với con trâu, tình cảm gắn bó của người nông dân với con trâu - a. Mục tiêu: HS sắp xếp được các từ vào nhóm thích hợp, tìm được con vật được nuôi trong nhà, giúp đỡ nông những lời khuyên của bạn nhỏ với con trâu. dân làm những công việc nhà nông vất vả b. Cách tiến hành: như cày bừa, kéo xe và các vật nặng. - GV mời 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu 2 bài tập. + HS1 (Câu 1): Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp +
  5. HS2 (Câu 2): Tìm những câu là lời khuyên của bạn nhỏ với con trâu: a. Trâu ơi, ăn cỏ mật - HS đọc yêu cầu câu hỏi. Hay là ăn cỏ gà? b. Đừng ăn lúa đồng ta. c. Trâu ơi, uống nước nhá. d. Trâu cứ chén cho no khỏe. Ngày mau cày cho khỏe. - GV yêu cầu HS làm bài bài vào Vở bài tập. - GV gắn lên bảng lớp 24 thẻ từ để HS 2 nhóm thi tiếp sức xếp các từ vào nhóm thích hợp. - GV mời 2 HS đứng dậy trả lời câu 2. Hoạt động 4: Học thuộc lòng 9 dòng thơ đầu a. Mục tiêu: HS học thuộc lòng 9 dòng thơ đầu. - HS làm bài vào vở. b. Cách tiến hành: - HS thi tiếp sức: - GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, học thuộc lòng 9 dòng thơ + Từ chỉ sự vật: trâu, sừng, nước, Mặt Trời, đầu. Mặt Trăng. - GV mời 1-2 HS xung phong đọc trước lớp. + Từ chỉ đặc điểm: đen, mượt, vênh vênh, trong, hồng, tỏ, xanh. - GV hướng dẫn HS có thể về nhà tự học thuộc lòng. - HS trả lời: Câu a và c là câu hỏi; câu b và d là lời khuyên. - HS luyện đọc.
  6. - HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / /
  7. BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Nghe - viết lại chính xác bài thơ Trâu ơi. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ lục bát (chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, dòng 6 chừ viết lùi vào 2 ô tính từ lề vở; dòng 8 chữ lùi vào 1 ô). - Làm đúng bài tập lựa chọn: Điền chữ s hay x; điền vần iêc hay iêt; giải đúng các câu đố. - Biết viết chữ Q hoa cờ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Quê hương đổi mới từng ngày cỡ nhỏ, chữ viết đúng mầu, đều nét, biết nối nét chữ. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản. 3. Phẩm chất - Bồi dưỡng đức tính HS tính kiên nhẫn, cấn thận. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SHS. - Vở Luyện tập 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành:
  8. - GV giới thiệu bài học: Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ được nghe - viết lại chính xác bài thơ Trâu ơi; Làm đúng bài tập lựa chọn: Điền chữ s hay x; điền vần iêc hay iêt; giải đúng các câu đố; Biết viết chữ Q hoa cờ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Quê hương đổi mới từng ngày cỡ nhỏ. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nghe – viết a. Mục tiêu: HS nghe GV đọc bài ca dao, hiểu nội dung bài ca dao; HS viết bài ca dao vào vở. b. Cách tiến hành: - HS lắng nghe, đọc thầm theo. - GV nêu nhiệm vụ: Nghe - viết bài ca dao Trâu ơi. - HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc - GV đọc mẫu 1 lần bài ca dao. thầm theo. - GV mời 1 HS đứng dậy đọc bài ca dao. - HS lắng nghe, tiếp thu. - GV hướng dẫn HS nhận xét: Bài ca dao viết về con trâu là bạn thân thiết cùa người nông dân, giúp nông dân cày cấy, trồng lúa. về hình thức: Đây là bài thơ lục bát (dòng trên 6 chữ, dòng dưới 8 chữ). Chữ đầu mỗi dòng viết hoa. Viết dòng 6 lùi vào 2 ô tính từ lề vở. Viết dòng 8 lùi vào 1 ô. - GV đọc chậm từng dòng thơ cho HS viết. Đọc từng cụm từ ngắn - HS viết bài. cho HS dễ nhớ, dễ viết đúng: - HS soát bài. - GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lỗi. - HS sửa lỗi. - GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết lại bằng bút chì). - GV đánh giá 5-7 bài. Nêu nhận xét. - HS lắng nghe, tiếp thu. Hoạt động 2: Bài tập chính tả lựa chọn a. Mục tiêu: HS chọn chữ s hoặc x, vần iêc hoặc iêt để điền vào câu đố. b. Cách tiến hành: Bài tập 2: - GV nêu yêu cầu của bài tập 2: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô - HS lắng nghe, đọc yêu cầu bài tập. trống:
  9. a. Chữ s hoặc x: b. Vần iêc hay iêt - GV yêu cầu HS làm bài vào vở Luyện viết 2, giải câu đố. - GV mời HS lên bảng làm bài, báo cáo kết quả. - HS làm bài. Bài tập 3: - HS trình bày: - GV nêu yêu cầu của bài tập 3: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô a. suốt - xướng / Giải câu đố: là con ve sầu. trống: b. Nước chảy mạnh là chảy xiết. a. Chữ s hoặc x? Mất một vật quý, em rất tiếc. b. Vần iêc hoặc iêt? - GV yêu cầu HS làm bài vào vở Luyện tập. - HS làm bài. - GV mời HS lên bảng làm bài, báo cáo kết quả. - HS trình bày: - GV nhận xét đánh giá. a. xông lên, dòng sông, xen lẫn, hoa sen. Hoạt động 3: Tập viết chữ Q hoa b. viết chữ, làm việc, bữa tiệc, thời tiết. a. Mục tiêu: HS nghe hướng dẫn quy trình viết chữ Q hoa và viết chữ Q hoa vào vở Luyện chữ. b. Cách tiến hành: - HS trả lời: Chữ Q hoa cao 5 li - 6 ĐKN. Được viết bởi mấy nét 2 nét. - GV chỉ chữ mẫu trong khung chữ, hỏi HS: Chữ Q hoa cao mấy li, có mấy ĐKN? Được viết bởi mấy nét? - HS quan sát, tiếp thu. - GV chỉ chữ mẫu, miêu tả: • Nét 1: Cong kín, phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ (giống chữ hoa O).
  10. • Nét 2: Lượn ngang (như làn sóng). - HS quan sát, tiếp thu. - GV chỉ dẫn viết cho HS: • Nét 1: Đặt bút trên ĐK 6, đưa bút sang trái, viết nét cong kín, phần cuối lượn vào trong bụng chữ; đến ĐK 4 thì lượn lên một chút rồi dừng bút (như chữ hoa O). • Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút xuống gần ĐK 2 (trong chữ O) viết nét lượn ngang từ trong lòng chữ ra ngoài; dừng bút trên ĐK 2. - HS quan sát. - GV viết mẫu chữ Q hoa cỡ vừa (5 li) trên bảng lớp; kết hợp nhắc lại cách viết. - GV yêu cầu HS viết chữ Q hoa trong vở Luyện viết 2. - HS viết bài. - GV hướng dẫn HS viêt câu úng dụng: + GV cho HS đọc câu ứng dụng: Quê hương đổi mới từng ngày. - HS đọc câu ứng dụng. + GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: • Độ cao của các chữ cái: Chữ Q hoa (cỡ nhỏ) và các chữ h, g, y cao - HS lắng nghe, tiếp thu. 2.5 li; Chữ đ cao 2 li; Chữ t cao 1.5 li; Những chữ còn lại (u, ê, ư, ơ, ô, ) cao 1 li. • Cách đặt dấu thanh: Dấu hỏi đặt trên chữ ô (đổi); dấu sắc đặt trên chữ ơ (mới), dấu huyền đặt trên chữ ư, a (từng, ngày). - GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng trong vở Luyện viết 2. - GV đánh giá nhanh 5-7 bài, nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. - HS viết câu ứng dụng. - HS lắng nghe, tiếp thu. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / BÀI ĐỌC 2: CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  11. - Đọc trôi chảy bài Con chó nhà hàng xóm. Phát âm đúng. Ngắt nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Biết đọc phân biệt lời người kể, lời nhân vật (mẹ của Bé, Bé). - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Nắm được diễn biến của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Tình bạn thân thiết giữa bạn nhỏ với con chó nhà hàng xóm cho thấy các vật nuôi có vai trò rất quan trọng trong đời sống tình cảm của trẻ em. - Biết tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Thế nào? Đặt đúng câu theo mẫu câu Ai thế nào?. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Cảm động trước sự tận tuy cua Cún, tình bạn giữa Bé và Cún. 3. Phẩm chất - Yêu quý, bảo vệ các vật nuôi. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu. - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát tranh minh họa bài - HS trả lời: Tranh vẽ một bạn nhỏ đang chơi đọc và trả lời câu hỏi: Em hãy miêu tả bức tranh nói về nội dung gì? đùa với một chú chó.
  12. - GV giới thiệu bài học: Bài đọc Con chó nhà hàng xóm ngày hôm nay chúng ta học sẽ cho các em thấy tuổi thơ của thiếu nhi sè rất vui nếu có tình bạn với các vật nuôi trong nhà. Chúng ta cùng vào bài. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc thành tiếng a. Mục tiêu: HS đọc bài Con chó nhà hàng xóm với giọng đọc chậm rãi, tha thiết, tình cảm. b. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu bài Con chó nhà hàng xóm: Giọng chậm rãi, tha thiết, tình cảm, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. - HS lắng nghe, đọc thầm theo. - GV mời 1HS đứng dậy đọc phần giải nghĩa các từ ngữ khó: tung tăng, bó bột. - HS đọc phần chú giải: - GV tổ chức cho HS luyện đọc: Từng HS đọc tiếp nối 5 đoạn văn: + Tung tăng: vừa đi vừa nhảy, có vẻ rất vui + HS1 (Đoạn 1): từ đầu đến “khắp vườn”. thích. + HS2 (Đoạn 2): tiếp theo đến “trên giường” + Bó bột: dùng khuôn bột thạch cao bó chặt + HS 3 (Đoạn 3): tiếp theo đến “mẹ ạ”. chỗ xương gãy. + HS4 (Đoạn 4): tiếp theo đến “chơi được”. + HS5 (Đoạn 5): đoạn còn lại. - GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm: Từng cặp HS đọc tiếp nối - HS đọc bài. như GV đã phân công. - GV tổ chức cho HS thi đọc tiếp nối các đoạn của bài đọc. - HS luyện đọc. - GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài. Hoạt động 2: Đọc hiểu - HS thi đọc nối tiếp. a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi phần Đọc hiểu SHS trang 15. - HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc b. Cách tiến hành: thầm theo.
  13. - GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc yêu câu 3 câu hỏi: + HS1 (Câu 1): Bạn của Bé ở nhà là ai? + HS2 (Câu 2): Cún Bông đã giúp Bé như thế nào? a. Khi Bé ngã? b. Khi Bé phải nằm bất động? - HS đọc yêu cầu câu hỏi. + HS3 (Câu 3): Vì sao bác sĩ nghĩ Bé mau lành là nhờ cún Bông? - GV yêu cầu từng cặp HS thực hành hỏi - đáp. - GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả. - HS thực hành hỏi – đáp, trả lời câu hỏi. - HS trình bày: + Câu 1: Bạn của Bé ở nhà là ai Cún Bông. + Câu 2: Cún Bông đã giúp Bé: a. Khi Bé ngã, Cún đi tìm người tới giúp. b. Khi Bé phải nằm bất động Cún chơi với Bé làm Bé vui. Cún mang cho Bé khi thì tờ báo, khi thì con búp bê. Dù muốn chạy nhảy, nô đùa nhưng Cún rất thông minh, nó hiểu rằng chưa đến lúc Bé có thể chạy đi chơi cùng nó được. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bài đọc em hiểu điều gì từ câu + Câu 3: Bác sĩ nghĩ rằng chính Cún Bông chuyện? đã giúp Bé mau lành vì nhìn Bé vuốt ve Cún Hoạt động 3: Luyện tập Bông, bác sĩ hiểu tình bạn với Cún Bông đã giúp Bé vui vẻ trong những ngày chữa bệnh a. Mục tiêu: HS tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Thế nào?; đế vết thương mau lành. đặt được 1 câu về Cún Bông theo mẫu Ai thế nào? - HS trả lời: Câu chuyện ca ngợi tình bạn b. Cách tiến hành: thân thiết giữa Bé và Cún Bông. Cún Bông - GV mời 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu câu 2 câu hỏi: mang lại niềm vui cho Bé, giúp Bé mau lành
  14. + HS1 (Câu 1): Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Thế nào? bệnh. Các vật nuôi trong nhà là bạn của trẻ a. Vết thương của Bé khá nặng. em. b. Bé và Cún càng thân thiết. c. Bác sĩ rất hài lòng. - HS đọc yêu cầu câu hỏi. + HS2 (Câu 2): Đặt một câu nói về Cún Bông theo mẫu Ai thế nào? - GV hướng dẫn HS: + Câu 1: 2 HS hỏi đáp với câu a, 2 HS hỏi đáp với câu b, 2 HS hỏi đáp với câu c. + Câu 2: HS trong nhóm tiếp nối nhau, mỗi em đặt 1 câu nói về Cún Bông theo mẫu Ai thế nào. - GV mời một số HS trình bày kết quả thảo luận. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trình bày: + Câu 1: a. Vết thương của Bé khá nặng. Vết thương của Bé thế nào? b. Bé và Cún càng thân thiết. Bé và Cún thế nào? c. Bác sĩ rất hài lòng. Bác sĩ thế nào? + Câu 2: Cún Bông rất xinh/Cún Bông rất đáng yêu. /Cún Bông rất trung thành.
  15. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / LUYỆN NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN “CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM” (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn (1,2, 3, 4, 5) và kể toàn bộ câu chuyện “Con chó nhà hàng xóm”. Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt; thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. - Theo dõi bạn kể. Kể tiếp nối kịp lượt lời của bạn. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. 2. Năng lực
  16. - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Nắm được các nhân vật và lời kể trong câu chuyện. Bước đầu biết kể phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (mẹ của Bé và Bé). 3. Phẩm chất - Yêu quý, có ý thức bảo vệ các vật nuôi. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu. - Giáo án 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - HS lắng nghe. - GV kể từng đoạn, toàn bộ câu chuyện Con chó nhà hàng xóm. - GV giới thiệu bài học: Đây là câu chuyện các em đã biết nhưng vẫn - HS lắng nghe, tiếp thu. rất hấp dẫn nếu các em biết kể lại câu chuyện đó một cách sinh động, biểu cảm. Cuối tiết học, các em sẽ biết bạn nào là người kể chuyện hay nhất. Chúng ta cùng vào bài Kể chuyện “Con chó nhà hàng xóm”. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Kể chuyện trong nhóm a. Mục tiêu: HS nối tiếp nhau nói vắn tắt nội dung từng tranh; kể chuyện theo tranh. b. Cách tiến hành:
  17. - GV gắn / chiếu 5 tranh minh hoạ lên bảng, nêu yêu cầu của bài tập: - HS quan sát tranh minh họa. Dựa theo tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện Con chó nhà hàng xóm. - GV chỉ từng hình, mời 5 HS khá, giỏi tiếp nối nhau nói vắn tắt nội dung từng tranh. - HS trình bày: + Tranh l: Bé cùng Cún Bông chạy nhảy tung tăng, chơi đùa rất vui vẻ. + Tranh 2: Bé vấp ngã, bị thương, Cún chạy - GV chia HS thành các nhóm (mỗi nhóm 5 HS), mỗi HS kể theo 1 đi tìm người giúp. tranh. + Tranh 3: Bạn bè biết Bé bị thương, rủ nhau - GV mời 1-2 HS trong nhóm xung phong kể cả 5 đoạn. đến thăm. - GV mời 1-2 HS khá, giỏi kể đoạn 3, 4, 5 của câu chuyện theo lời + Tranh 4: Cún làm Bé vui những ngày Bé nhân vật Bé. Ví dụ: Tôi bị thương khá nặng, bạn bè thay nhau đến bị bó bột. thăm. Nhung khi các bạn về, tôi lại buồn + Tranh 5: Bé khỏi đau, lại vui đùa với Cún. Hoạt động 2: Thi kể chuyện trước lớp Bác sĩ nói Cún đã giúp Bé mau lành. a. Mục tiêu: HS thi kể chuyện theo từng nhóm; kể toàn bộ câu - HS kể chuyện theo nhóm. chuyện. - HS kể chuyện; HS khác lắng nghe, theo dõi. b. Cách tiến hành: - HS kể chuyện; HS khác lắng nghe, theo dõi. - GV mời một số nhóm tiếp nối nhau thi kể từng đoạn của câu chuyện. - HS kể từng đoạn câu chuyện. - Cả lớp và GV nhận xét: về nội dung lời kể; giọng kể to, rõ/ hợp tác kể kịp lượt lời / lời kể tự nhiên, sinh động, biểu cảm. - HS nhận xét. - GV mời 1 HS xung phong kể toàn bộ câu chuyện; kể đoạn 3, 4, 5 cùa câu chuyện theo lời nhân vật Bé.
  18. - GV yêu cầu cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm kể chuyện - HS kể toàn câu chuyện. hay: Kể to, rõ, tự nhiên, đúng nội dung, biểu cảm. - GV khen ngợi những HS chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. - HS bình chọn theo các nội dung được đưa ra. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / BÀI VIẾT 2: LẬP THỜI GIAN BIỂU BUỔI TỐI (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Biết đọc văn bản Thời gian biểu với giọng chậm rãi, rõ ràng, rành mạch: Đọc đúng các số chỉ giờ. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cột, các dòng. Hiểu từ “thời gian biểu” (TGB). Hiểu tác dụng của TGB giúp con người làm việc có kế hoạch). - Biết lập TGB cho hoạt động của mình (TGB buổi tối). 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Biết lập kế hoạch cho hoạt động của bản thân, 3. Phẩm chất - Có ý thức tổ chức cuộc sống khoa học. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu. - Giáo án
  19. 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu bài học: Mỗi ngày, các em có nhiều việc phải làm ở - HS lắng nghe, tiếp thu. nhà và ở trường. Nếu không biết sắp xếp công việc thì có thể suốt ngày bận rộn mà kết quả vẫn không tốt. Nếu biết sắp xếp các việc theo TGB hợp lí, các em có thể làm được nhiều việc mà vẫn thong thả, có thì giờ vui chơi. Bài học hôm nay giúp các em hiểu thế nào là một TGB. Sau đó, dựa theo mẫu, các em biết lập TGB cho hoạt động của bản thân. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu a. Mục tiêu: HS đọc từng dòng trong TGB của bạn Nguyễn Thu Huệ và trả lời các câu hỏi liên quan đến TGB của bạn Huệ. b. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu bài Thời gian biểu, giọng chậm rãi, rõ ràng, rành mạch; nghỉ hơi rõ sau mỗi cụm từ. Ví dụ: + 6 giờ đến 6 giờ 30 // Ngủ dậy, / tập thể dục, / vệ sinh cá nhân // - HS lắng nghe, đọc thầm theo. + 6 giờ 30 đến 7 giờ // Kiểm tra sách vở, ăn sáng // - GV tổ chức cho HS đọc trước lớp: HS tiếp nối nhau đọc từng dòng (l lượt). Ví dụ: + HS 1: Sáng//6 giờ đến 6 giờ 30 // Ngủ dậy, / tập thể dục, /vệ sinh cá nhân // - HS đọc bài. + HS 2: 6 giờ 30 đến 7 giờ // Kiểm tra sách vở, / ăn sáng //
  20. - GV mời 2 HS đọc nối tiếp nhau yêu cầu 3 câu hỏi: + HS1 (Câu a): Hãy kể những việc Thu Huệ làm hằng ngày? + HS2 (Câu b): Thu Huệ lập thời gian biểu để làm gì? + HS3 (Câu c): Thời gian biểu của Thu Huệ ngày cuối tuần có gì - HS đọc yêu cầu câu hỏi. khác ngày thường? - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, hỏi – đáp và trả lời các câu hỏi trong SHS trang 18. - GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận. - HS thảo luận theo nhó, trả lời câu hỏi. - HS trình bày: a. Những việc Thu Huệ làm hằng ngày: + Buổi sáng, Huệ dậy lúc 6 giờ. Sau đó, Huệ tập thể dục và vệ sinh cá nhân 30 phút, đến 6 giờ 30. Từ 6 giờ 30 đến 7 giờ, Huệ sắp xếp sách vở, ăn sáng. 7 giờ Huệ đi học. 17 giờ chiều Huệ đã về nhà. + Buổi chiều + Buổi tối b. Thu Huệ lập TGB để nhớ việc và làm các việc đó một cách thong thả, tuần tự, hợp lí, đúng lúc. Hoạt động 2: Lập TGB buổi tối của em c. TGB ngày nghỉ của Thu Huệ: Thứ 7, CN là ngày nghỉ, Huệ không đến trường. Thứ 7, a. Mục tiêu: HS dựa theo thời gian biểu của bạn Thu Huệ, lập thời Huệ đi học vẽ. CN, Huệ đến thăm ông bà. gian biểu buổi tối của em. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu: Dựa theo mẫu TGB của Thu Huệ, các em hãy lập TGB buổi tối của mình. GV nhắc HS chú ý lập TGB của mình đúng như trong thực tế. - HS lắng nghe, thực hiện.
  21. - GV hướng dẫn HS đọc thầm lại TGB buổi tối của Thu Huệ, làm bài vào Vở bài tập. GV phát phiếu khổ to cho 1 HS. - GV yêu cầu HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp để các bạn - HS nhận phiếu. nhận xét. GV gợi ý cho HS: 18 giờ 30 – 19 giờ: Ăn tối - HS làm bài theo gợi ý. 19 giời – 20 giờ: Chơi với em bé 20 giờ - 21 giờ: Chuẩn bị bài, chuẩn bị sách vở ngày mai 21 giờ - 21 giờ 30 : Đánh răng, vệ sinh cá nhân 21 giờ 30: Đi ngủ - Cả lớp và GV nhận xét: TGB được lập có khoa học, hợp lí không? - HS nhận xét, hỏi thêm bạn.
  22. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / GÓC SÁNG TẠO: VIẾT VỀ VẬT NUÔI (60 phút) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Tạo lập được sản phẩm đa phương thức (kênh chữ kết hợp với hình) có tính sáng tạo: Viết đoạn văn (4-5 câu) hoặc 4-5 dòng thơ về vật nuôi yêu thích. - Chữ viết rõ ràng, mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp. Trang trí đoạn văn/thơ bằng ảnh con vật hoặc tranh tự vẽ, cắt dán. 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Biết giới thiệu tự tin sản phâm của mình với các bạn. 3. Phẩm chất - Có ý thức bảo vệ các vật nuôi. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu. - Giáo án 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  23. a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu bài học: Trong tiết Góc sáng tạo hôm nay, các em sẽ - HS lắng nghe, tiếp thu. làm bài tập: Viết đoạn văn, hoặc viết mấy dòng thơ về một vật nuôi các em yêu thích, kết hợp trang trí bài làm bằng hình ảnh con vật do các em sưu tầm, vẽ hoặc cắt dán. Sau đó, các em sẽ trưng bày, giới thiệu sản phẩm của mình, bình chọn những sản phẩm ấn tượng xứng đáng gắn lên bức tường của lớp suốt tuần. Hi vọng tiết học này sẽ bổ ích với các em, mang lại cho các em nhiều niềm vui. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học a. Mục tiêu: HS đọc nối tiếp nhau yêu cầu bài tập; quan sát 2 đoạn viết trong SHS; chuẩn bị dụng cụ học tập; dán đoạn văn, đoạn thơ đã làm vào vở bài tập. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc 3 BT: + HS 1 đọc BT 1,2: - HS đọc yêu cầu câu hỏi. Câu 1: Viết 4-5 câu (Hoặc 4-5 dòng thơ) về một vật nuôi mà em yêu thích. Câu 2: Trưng bày và bình chọn sản phẩm có nội dung hay, hình ảnh đẹp. + HS 2 đọc BT 3 và 2 sản phẩm mẫu. Câu 3: Các bạn có sản phẩm được chọn giới thiệu trước lớp sản phẩm của mình
  24. - GV khuyến khích HS viết nhiều hơn 5 câu văn (dòng thơ), - GV mời cả lớp quan sát 2 đoạn viết của 2 HS (trong SHS): + 1 bạn cắt dán 1 con thỏ bằng lá cây khô, viết về con thỏ mình yêu thích. GV giới thiệu mẫu đầy đủ của một đoạn viết: Trong thế giới - HS quan sát 2 đoạn viết, lắng nghe. động vật, em thích nhất là con thỏ. Con thỏ rất đáng yêu. Bộ lông của nó mềm và mượt. Tai nó dài. Nó rất ngoan và thích ăn cà rốt. Đôi mắt nó đẹp, sáng long lanh. Thỏ rất thân thiện với mọi người. Em yêu nó lắm. + 1 bạn vẽ con mèo và viết mấy dòng thơ về con mèo yêu quý của mình. - GV yêu cầu HS bày lên bàn những gì đã chuẩn bị: giấy bút, kéo, hồ dán, ảnh vật nuôi, - GV phát thêm cho mỗi HS 1 tờ giấy A4, 1 mẩu giấy (hình chữ nhật hoặc ô van cỡ 7 X 8 cm) có dòng ô li. - GV hướng dẫn HS: Làm thơ - HS chuẩn bị đồ dùng học tập. hoặc viết đoạn văn vào mẩu giấy, dán vào tờ A4, rồi vẽ tranh vật nuôi, tô màu. Cuối tiết, HS sẽ gắn sản phẩm vào VBT để lưu giữ. Hoạt động 2: Làm bài - HS làm thơ, viết đoạn văn, gắn sản phẩm vào VBT. a. Mục tiêu: HS gắn ảnh, tranh vẽ về vật nuôi bên cạnh đoạn viết. b. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS: HS viết đoạn văn hoặc những dòng thơ, gắn ảnh hoặc vè tranh vật nuôi bên cạnh đoạn viết. - GV đi đến từng bàn, hướng dẫn và giúp đỡ HS: chỉ cho các em vị trí thích hợp đế gắn ảnh, vẽ tranh, trang trí, tô màu. Nhắc HS chú ý đặt dấu chấm kết thúc câu. - GV sửa bài cho một số HS lỗi chính tả, từ, câu), nhận xét về trình bày, trang trí để các em có thể viết lại hoặc viết vào mẩu giấy khác - HS lắng nghe, tiếp thu. rồi đính lại. Hoạt động 3: Trưng bày và bình chọn sản phẩm ấn tượng - HS gắn ảnh vảo đoạn thơ, đoạn văn. a. Mục tiêu: HS trong nhóm chọn một số sản phẩm ấn tượng để giới thiệu trước lớp; đọc và giới thiệu sản phẩm của mình; mang sản phẩm - HS lắng nghe, tự soát lại bài của mình. về nhà giới thiệu với người thân.
  25. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS trong nhóm xem các sản phẩm; chọn một số sản phẩm ấn tượng để giới thiệu trước lớp, thi cùng các nhóm khác. - GV cùng HS đính lên bảng lớp 9-10 sản phẩm đã qua vòng sơ khảo. Mời HS lần lượt đọc và giới thiệu sản phẩm của mình. - GV khen ngợi những HS hoàn thành tốt bài tập sáng tạo, được giơ tay bình chọn nhiều nhất. - HS bình chọn các sản phẩm ấn tượng. - GV nhắc HS có thể mang sản phẩm về nhà khoe với người thân trước khi treo ở vị trí trang trọng trong lớp học suốt tuần. - HS đọc và giới thiệu sản phẩm của mình. - HS giới thiệu sản phẩm cho người thân khi về nhà. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / /
  26. TỰ ĐÁNH GIÁ (10 phút) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Biết đánh dấu tự đánh giá những điều mình đã biết, đã làm được sau 2 chủ điểm Bạn trong nhà, Gắn bó với con người (Bài 19, Bài 20). 2. Năng lực - Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài. - Năng lực riêng: Biết tự đánh giá theo các đề mục cho sẵn. 3. Phẩm chất - Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu. - Giáo án 2. Đối với học sinh - SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu bài học: Sau Bài 19 và Bài 20, các em đã biết thêm - HS lắng nghe, thực hiện. những gì? đã làm thêm được những gì? Chúng ta hãy cùng nhau đánh giá theo bảng mẫu gợi ý. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  27. Hoạt động 1: HS tự đọc bảng tổng kết và tự đánh giá - GV hướng dẫn HS: Đánh dấu v vào ô thích hợp ở bảng tổng kết và tự đánh giá trong vở bài tập, xác nhận nhũng việc mình đã biết (cột trái) và những gì đà làm được (cột phải). - HS lắng nghe, thực hiện. - GV yêu cầu HS đánh giá. - GV mời 1 số HS đứng dậy đọc bài tự nhận xét, đánh giá của mình. - HS làm bài tự nhận xét, đánh giá. - HS trình bày.