Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 17

docx 34 trang thuytrong 19/10/2022 22900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_giang_tieng_viet_2_canh_dieu_tuan_17.docx

Nội dung text: Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 17

  1. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ BÀI 17: CHỊ NGÃ EM NÂNG CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: TIẾNG VÕNG KÊU (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Nhận biết nội dung chủ điểm. - Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: ▪ Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1. ▪ Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi, hiểu ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ là tình cảm của người anh dành cho bé Giang thể hiện qua việc đưa võng cho em ngủ. ▪ Tìm được từ ngữ nói về hoạt động, việc làm tốt đối với anh chị em; tìm được từ ngữ nói về tình cảm anh chị em; đặt câu với các từ ngữ tìm được. + Năng lực văn học: ▪ Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp. 1
  2. ▪ Biết liên hệ nội dung bài với thực tế. 2. Phẩm chất - Bồi dưỡng tình yêu thương, quan tâm, chăm sóc II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. - Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn). IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - HS quan sát tranh, hỏi đáp theo - GV chiếu các tranh ở phần Chia sẻ mẫu câu. 2
  3. lên bảng, YC HS quan sát và hỏi đáp theo mẫu: Ai làm gì? Ai thế nào?. - 1 HS đọc, cả lớp cùng quan sát - GV mời 1 HS đọc VD tranh 4 để cả tranh, lắng nghe. cả lớp cùng nghe, quan sát tranh. - Một số HS trình bày kết quả trước - GV mời một số HS trình bày kết quả lớp. VD: trước lớp. + Tranh 1: ▪ Anh đang làm gì? ▪ Anh đang chơi trống lắc với em. ▪ Em thế nào? ▪ Em rất vui. + Tranh 2: ▪ Chị đang làm gì? ▪ Chị đang trồng cây. ▪ Em đang làm gì? ▪ Em đang nhìn chị trồng cây và chuẩn bị tưới cây giúp chị. ▪ Hai chị em thế nào? ▪ Hai chị em đang rất trông đợi cây sẽ lớn. + Tranh 3: ▪ Hai anh em đang làm gì? ▪ Hai anh em đang dắt tay nhau đi trên đường làng ▪ Anh thế nào? ▪ Anh rất quan tâm em. 3
  4. BÀI ĐỌC 1: TIẾNG VÕNG KÊU 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, - HS lắng nghe. chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ Tiếng võng kêu để hiểu tình cảm của người anh dành cho bé Giang qua việc đưa võng cho em ngủ. 2. HĐ 1: Đọc thành tiếng Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu bài Tiếng võng kêu. - HS đọc thầm theo. - GV mời 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ - 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ làm làm mẫu để cả lớp luyện đọc theo. mẫu để cả lớp luyện đọc theo. Cả lớp - GV yêu cầu HS luyện đọc theo đọc thầm theo. nhóm 4 (GV hỗ trợ HS nếu cần thiết). - HS luyện đọc theo nhóm 4. - GV gọi các nhóm đọc bài trước lớp. - Các nhóm đọc bài trước lớp. - GV gọi HS nhóm khác nhận xét, góp - HS nhóm khác nhận xét, góp ý cách ý cách đọc của bạn. đọc của bạn. 4
  5. - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi - HS lắng nghe. HS đọc tiến bộ. 3. HĐ 2: Đọc hiểu Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung văn bản. - HS đọc thầm bài thơ, thảo luận Cách tiến hành: nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài, - GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn. bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các VD: CH tìm hiểu bài. Sau đó trả lời CH + Câu 1: bằng trò chơi phỏng vấn. ▪ HS 1: Tiếng võng kêu cho biết - GV tổ chức trò chơi phỏng vấn: bạn nhỏ trong bài thơ đang Từng cặp HS em hỏi – em đáp hoặc làm gì? mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia: Đại ▪ HS 2: Tiếng võng kêu cho biết diện nhóm đóng vai phóng viên, bạn nhỏ trong bài thơ đang phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 đưa võng cho em bé ngủ. trả lời. Sau đó đổi vai. + Câu 2: ▪ HS 1: Tìm những hình ảnh cho thấy bé Giang đang ngủ rất đáng yêu. ▪ HS 2: Những hình ảnh cho thấy bé Giang đang ngủ rất đáng yêu: tóc bay phơ phất, vương vương nụ cười. + Câu 3: ▪ HS 2: Bạn nhỏ nói gì với em bé 5
  6. trong hai khổ thơ cuối? ▪ HS 1: Trong hai khổ thơ cuối, bạn nhỏ hỏi em bé có gặp con cò lặn lội bờ sông không, có gặp cánh bướm mênh mông không, bạn nhỏ nói em bé cứ ngủ vì có tay bạn nhỏ đưa võng đều. - GV nhận xét, chốt đáp án. - HS lắng nghe. 4. HĐ 3: Luyện tập Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Tìm được từ ngữ nói về hoạt động, việc làm tốt đối với anh chị em; tìm được từ ngữ nói về tình cảm anh chị em; đặt câu với các từ ngữ tìm được. Cách tiến hành: - GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận - HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT. GV vào VBT. theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ. - GV chiếu lên bảng nội dung BT 1 và - HS lên bảng báo cáo kết quả. 2, mời HS lên bảng báo cáo kết quả. - GV nhận xét, gợi ý đáp án: - HS lắng nghe, sửa bài. + BT 1: Tìm từ ngữ a) Nói về hoạt động, việc làm tốt đối 6
  7. với anh chị em. VD: giúp đỡ, chăm sóc, kèm cặp, v.v b) Nói về tình cảm anh chị em. VD: yêu thương, quý mến, quan tâm, v.v + BT 2: Đặt câu với một từ tìm được ở BT 1. VD: ▪ Anh chị rất quan tâm em. ▪ Em rất yêu thương anh chị. ▪ Anh kèm cặp em học bài. 7
  8. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ BÀI 17: CHỊ NGÃ EM NÂNG BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Có óc quan sát và ý thức thẩm mỹ khi trình bày văn bản. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: ▪ Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác khổ thơ 3 và 4 bài thơ Tiếng võng kêu. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 4 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô. ▪ Làm đúng BT chọn chữ s/ x, vần âc/ ât. ▪ Biết viết chữ cái Ô, Ơ viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Ở hiền thì sẽ gặp lành cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 2. Phẩm chất - Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. - Bồi dưỡng tình yêu thương và kính trọng cha mẹ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên 8
  9. - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. - Phần mềm hướng dẫn viết chữ Ô, Ơ. - Mẫu chữ cái Ô, Ơ viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li. 2. Đối với học sinh - SGK. - Vở Luyện viết 2, tập một. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm). IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV nêu MĐYC của bài học. - HS lắng nghe. 2. HĐ 1: Nghe – viết Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác khổ thơ 3 và 4 bài thơ Tiếng võng kêu. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 4 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 9
  10. ô. Cách tiến hành: 2.1. GV nêu nhiệm vụ: HS nghe (thầy, cô) đọc, viết lại khổ thơ 3, 4 bài thơ Tiếng võng kêu. - HS đọc thầm theo. - GV đọc mẫu lần 1 khổ 3, 4 bài thơ. - 1 HS đọc lại bài thơ trước - GV yêu cầu 1 HS đọc lại khổ 3, 4 bài thơ, cả lớp. Cả lớp đọc thầm theo. lớp đọc thầm theo. - HS lắng nghe. - GV nói về nội dung và hình thức của bài văn: + Về nội dung: Khổ thơ 3 và 4 bài thơ Tiếng võng kêu là lời bạn nhỏ nói với em bé khi em bé ngủ, thể hiện sự tưởng tượng và quan tâm của bạn nhỏ đối với em mình. + Về hình thức: Gồm 2 khổ. Khổ 3 có 5 dòng, mỗi dòng 4 tiếng. Khổ 4 có 8 dòng, 6 dòng đầu, mỗi dòng 4 tiếng; hai dòng cuối, mỗi dòng 2 tiếng. Chữ đầu mỗi dòng viết hoa và lùi vào 3 ô li tính từ lề vở. Riêng ba câu cuối: câu thứ nhất lùi vào 5 ô, câu thứ 2 lùi vào 7 ô, câu thứ ba lùi vào 9 ô. 2.2. Đọc cho HS viết: - HS nghe – viết. - GV đọc thong thả từng dòng thơ cho HS viết vào vở Luyện viết 2. Mỗi dòng đọc 2 hoặc 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS. - HS soát lại. - GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại. 2.3. Chấm, chữa bài: 10
  11. - GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết - HS tự chữa lỗi. sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả). - GV chấm 5 – 7 bài, chiếu bài của HS lên bảng - HS quan sát, lắng nghe. lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày. 3. HĐ 2: Hoàn thành BT chọn chữ s/ x hoặc vần âc/ ât Mục tiêu: Làm đúng BT điền chữ s/ x, âc/ ât. Cách tiến hành: - GV YC HS đọc YC của BT 2, 3 và hoàn thành - HS đọc và hoàn thành BT BT vào VBT. vào VBT. - GV mời một số HS lên bảng làm bài. - Một số HS lên bảng làm bài. - GV mời một số HS nhận xét bài làm của bạn, - Một số HS nhận xét bài trình bày bài làm của mình. làm của bạn, trình bày bài làm của mình. - HS lắng nghe, sửa bài vào - GV nhận xét, chốt đáp án: vở. + BT 2: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống a) Chữ s hay x? Đám mây xốp trắng như bông Ngủ quên dươi đáy hồ trong lúc nào Nghe con cá đớp ngôi sao 11
  12. Giật mình, mây thức bay vào rừng xa. NGUYỄN BAO b) Vần âc hay ât? Đố bạn quả gì to nhất Quả gấc hay quả thanh trà? Không! Đó chính là quả đất Dành cho tất cả chúng ta. Theo ĐỊNH HẢI + BT 3: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống a) Chữ s hay x? ▪ cư xử ▪ sử dụng ▪ nước sôi ▪ xôi nếp b) Vần âc hay ât? ▪ giấc mơ ▪ thật thà ▪ đấu vật ▪ nhấc bổng 4. HĐ 3: Tập viết chữ Ô, Ơ hoa 4.1. Quan sát mẫu chữ hoa Ô, Ơ - HS lắng nghe GV hướng - GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ dẫn, quan sát, nhận xét. mẫu Ô: 12
  13. + Đặc điểm: cao 5 li, 6 đường kẻ ngang, bao gồm viết 3 nét. + Cấu tạo: ▪ Nét 1, là nét cong kín, phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ. Nét cong phải có sự cân xứng, chữ tròn không bị méo hoặc lệch qua một bên. ▪ Nét 2, 3, viết nét thẳng xiên ngắn trái nối với nét thẳng xiên ngắn phải để tạo dấu mũ. Đầu nhọn của dấu mũ chạm vào đường kẻ 7. Dấu mũ đặt cân đối trên đầu chữ hoa. + Cách viết: ▪ Nét 1: Viết như chữ O. ▪ Nét 2: Thêm 2 nét thẳng xiên ngắn nối nhau tạo thành nét gãy nhọn trên đầu. - GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ - HS lắng nghe GV hướng mẫu Ô: dẫn, quan sát, nhận xét. + Đặc điểm: cao 5 li, 6 đường kẻ ngang, viết gồm 2 nét. + Cấu tạo: ▪ Nét 1, là nét cong kín, phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ. ▪ Nét 2, nét râu. + Cách viết: 13
  14. ▪ Nét 1: Viết như chữ O. ▪ Nét 2: đặt bút trên đường kẻ 6, viết đường cong nhỏ (nét râu) bên phải chữ hoa O. Đỉnh nét râu cao hơn đường kẻ 6 một chút. 4.2. Quan sát cụm từ ứng dụng - HS lắng nghe. - GV giới thiệu cụm từ ứng dụng Ở hiền thì sẽ gặp lành. - HS lắng nghe. - GV giúp HS hiểu: Câu tục ngữ là niềm tin vào quy luật nhân quả, ở hiền thì sẽ gặp lành. Câu tục ngữ cũng khuyến khích chúng ta sống hướng thiện. - GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét độ - HS quan sát và nhận xét. cao của các chữ cái: ▪ Những chữ có độ cao 2,5 li: Ơ, h, g, l. ▪ Những chữ có độ cao 2 li: p. ▪ Những chữ có độ cao 1,5 li: t. ▪ Những chữ còn lại có độ cao 1 li: i, ê, n, s, e, ă, a, n. - HS quan sát, lắng nghe. - GV viết mẫu chữ Ở trên phông kẻ ô li (tiếp theo chữ mẫu). 4.3. Viết vào vở Luyện viết 2, tập một - HS viết chữ Ơ cỡ vừa và - GV yêu cầu HS viết chữ Ơ cỡ vừa và cỡ nhỏ cỡ nhỏ vào vở. vào vở. - HS viết cụm từ ứng dụng - GV yêu cầu HS viết cụm từ ứng dụng Ở hiền Ở hiền thì sẽ gặp lành. thì sẽ gặp lành. 14
  15. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ BÀI 17: CHỊ NGÃ EM NÂNG BÀI ĐỌC 2: CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: ▪ Đọc trôi chảy truyện (phát âm đúng: ngắt nghỉ đúng theo dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc 60 tiếng / phút). ▪ Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Câu chuyện nói về sự yêu thương, đoàn kết của các thành viên trong gia đình, mở rộng ra là sự đoàn kết của cả một tập thể thì mới có sức mạnh. ▪ Nhận biết tác dụng của dấu phẩy và biết đặt dấu phẩy vào đúng chỗ trong câu. + Năng lực văn học: Nhận biết nội dung, mạch truyện. Biết bày tỏ sự yêu thích đối với nhân vật trong truyện. 2. Phẩm chất - Từ bài đọc, biết liên hệ bản thân, yêu thương, đoàn kết trong gia đình và cộng đồng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên 16
  16. - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn). IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu bài: Có một người cha - HS lắng nghe. thấy các con mình không hòa thuận nên đã ra đề để cho các con bẻ một bó đũa. Nếu ai bẻ được sẽ có thưởng. Liệu những người con đó có bẻ được bó đũa không và ngụ ý của người cha ở đây là gì. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học Câu chuyện bó đũa. 2. HĐ 1: Đọc thành tiếng Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản. 17
  17. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu bài Câu chuyện bó đũa. - HS lắng nghe. - GV tổ chức cho HS luyện đọc: - HS luyện đọc. + Đọc nối tiếp: GV chỉ định 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS. + Đọc nhóm 3: GV yêu cầu HS đọc theo nhóm 3. + GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. + GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài. 3. HĐ 2: Đọc hiểu Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện. Cách tiến hành: - GV mời 4 HS tiếp nối đọc 4 CH. - 4 HS tiếp nối đọc 4 CH. - GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại - Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH. trả lời các CH. - HS trả lời CH trước lớp. - GV đặt CH và mời một số HS trả lời. - GV nhận xét, chốt đáp án: - HS lắng nghe. + Câu 1: Thấy các con không hòa thuận, người cha gọi họ đến, bảo họ 18
  18. làm gì? Trả lời: Thấy các con không thuận, người cha gọi họ đến, bảo họ: “Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền”. + Câu 2: Vì sao không người con nào bẻ gãy được bó đũa? Chọn ý đúng: a) Vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ. b) Vì họ bẻ từng chiếc một. c) Vì họ bẻ không đủ mạnh. Trả lời: a) Vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ. + Câu 3: Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào? Trả lời: Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng. + Câu 4: Qua câu chuyện, người cha muốn khuyến các con điều gì? Trả lời: Qua câu chuyện, người cha muốn khuyến các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh. 4. HĐ 3: Luyện tập 19
  19. Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Nhận biết tác dụng của dấu phẩy và biết đặt dấu phẩy vào đúng chỗ trong câu. Cách tiến hành: - 1 HS đọc to trước lớp YC của 2 BT. Cả lớp đọc thầm theo. - GV mời 1 HS đọc to trước lớp YC - HS làm bài vào VBT. của 2 BT. - GV yêu cầu HS làm bài vào VBT. - Một số HS trình bày kết quả trước - GV mời một số HS trình bày kết quả lớp. trước lớp. - HS lắng nghe. - GV nhận xét, gợi ý cách trả lời: + BT 1: Các dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì? Ông cụ bèn gọi con trai, con gái, con dâu, con rể đến khuyên răn. Dấu phẩy có tác dụng tách các bộ phận cùng loại với nhau, ở đây cụ thể là tách các thành phần chỉ người con của ông cụ. + BT 2: Cần thêm dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu in nghiêng? Anh Sơn đố Linh: “Đố em xe nào được đi trên vỉa hè?”. Linh lẩm nhẩm: “Xe máy[,] xe đạp[,] xe xích 20
  20. lô[,] xe bò, ”, rồi lắc đầu: - Không xe nào được đi trên vỉa hè đâu. Vỉa hè là của người đi bộ. - Xe nôi được đi trên vỉa hè, em ạ. Theo sách Ngụ ngôn hè phố Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ BÀI 15: CON CÁI THẢO HIỀN LUYỆN NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN “CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA” (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: NL giao tiếp (chủ động, tự nhiên, tự tin khi nhập vai kể chuyện). - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: a) Rèn kĩ năng nói: ▪ Dựa vào trí nhớ và gợi ý, biết hợp tác cùng bạn (mỗi bạn một đoạn) kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện Câu chuyện bó đũa, sau đó kể được toàn bộ câu chuyện. ▪ Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ, động tác. b) Rèn kĩ năng nghe: Biết lắng nghe bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Có thể kế tiếp lời bạn. + Năng lực văn học: 21
  21. ▪ Bước đầu biết kể chuyện một cách mạch lạc, có cảm xúc. ▪ Biết nêu mong muốn và viết lại kết thúc câu chuyện. 2. Phẩm chất - Từ bài đọc, biết liên hệ bản thân, đoàn kết, yêu thương gia đình, tập thể, cộng đồng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu: Trong tiết học hôm - HS lắng nghe. nay các em sẽ thực hành kể từng đoạn câu chuyện Câu chuyện bó đũa. Chúng ta sẽ thi đua xem bạn nào nhớ nội dung câu chuyện, kế hay, biểu 22
  22. cảm. 2. Thực hành kể chuyện 2.1. HĐ 1: Cùng bạn kể tiếp nối các đoạn của Câu chuyện bó đũa Mục tiêu: Dựa vào trí nhớ và gợi ý, biết hợp tác cùng bạn (mỗi bạn một đoạn) kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện Câu chuyện bó đũa. Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ, động tác. Cách tiến hành: - GV YC HS quan sát và nêu nội dung - HS quan sát và nêu nội dung của của từng tranh. từng tranh: + Tranh 1: Người cha gọi các con đến. + Tranh 2: Tất cả người con thử sức bẻ bó đũa mà không bẻ được. + Tranh 3: Người cha bẻ từng chiếc một. + Tranh 4: Người cha nói về ý nghĩa của bó đũa. Tất cả các con đã hiểu điều cha muốn nói. - GV nhận xét, chốt đáp án. - HS lắng nghe. - GV YC HS làm việc nhóm 4, dựa vào tranh để kể lại chuyện. Mỗi bạn kể - HS làm việc nhóm 4, dựa vào tranh để kể lại chuyện. Mỗi bạn kể một 23
  23. một đoạn và đổi đoạn cho nhau. đoạn và đổi đoạn cho nhau. - GV mời một số HS kể nối tiếp các - Một số HS kể nối tiếp các đoạn câu đoạn câu chuyện trước lớp. chuyện trước lớp. - GV nhận xét, khen ngợi HS. - HS lắng nghe. 2.2. HĐ 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện Mục tiêu: Ghi nhớ và tự tin kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp. Cách tiến hành: - 1 HS đọc to YC của BT 2. Cả lớp đọc - GV mời 1 HS đọc to YC của BT 2. thầm theo. - GV khích lệ tinh thần xung phong, - Một số HS kể lại toàn bộ câu mời một số HS kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp. Cả lớp quan sát, chuyện trước lớp kết hợp cử chỉ lắng nghe. biểu cảm. GV hỗ trợ khi cần thiết. - GV nhận xét, khen ngợi HS. - HS lắng nghe. 24
  24. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ BÀI 17: CHỊ NGÃ EM NÂNG BÀI VIẾT 2: VIẾT TIN NHẮN THEO TÌNH HUỐNG (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực riêng: + Nhận diện được tin nhắn. + Biết viết tin nhắn theo tình huống. 2. Phẩm chất - Bồi dưỡng tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là với anh chị em. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. - VBT. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. 25
  25. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm). IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu: Bài học hôm nay - HS lắng nghe. chúng ta sẽ cùng đọc và tập viết tin nhắn. 2. HĐ 1: Đọc tin nhắn và trả lời câu hỏi Mục tiêu: Đọc tin nhắn, trả lời các câu hỏi để hiểu cách viết tin nhắn và nội dung của tin nhắn. Cách tiến hành: - GV mời 2 HS đọc 2 tin nhắn trong - 2 HS đọc 2 tin nhắn trong SGK. SGK. - GV YC HS hoạt động theo cặp, trả - HS hoạt động theo cặp, trả lời các lời các CH của BT 1. CH. - GV mời một số HS trình bày trước - Một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp, YC cả lớp nghe, nhận xét. lớp nghe, nhận xét. - GV nhận xét, chốt đáp án, khen - HS lắng nghe. ngợi HS: 26
  26. a) Những ai nhắn tin cho Trang? Nhắn tin bằng cách nào? Trả lời: Anh Tuấn và bạn Bích nhắn tin cho Trang bằng cách viết vào mẩu giấy. b) Vì sao anh Tuấn và bạn Bích phải nhắn tin cho Trang bằng cách ấy? Trả lời: Anh Tuấn và bạn Bích phải nhắn tin cho Trang bằng cách ấy vì anh Tuấn và bạn Bích không gặp được Trang trực tiếp, cần phải để lại lời nhắn. c) Anh Tuấn nhắn Trang những gì? Bạn Bích nhắn Trang những gì? Trả lời: + Anh Tuấn nhắn Trang là anh để xôi cho Trang ở trong nồi cơm và tối anh về sẽ quà sinh nhật tặng cho Trang. + Bạn Bích nhắn Trang cất giúp bạn quyển truyện bạn đã đặt ở cửa sổ. 3. HĐ 2: Viết tin nhắn theo tình huống Mục tiêu: Biết viết tin nhắn theo tình huống. 27
  27. Cách tiến hành: - 1 HS đọc YC của BT 2. - GV mời 1 HS đọc YC của BT 2. - HS tự chọn 1 trong 2 đề. - GV cho HS tự chọn 1 trong 2 đề: a) Viết tin nhắn theo tình huống em tự nghĩ ra. b) Viết tin nhắn theo tình huống: Chủ nhật, bố mẹ về quê. Anh đi học vẽ, trưa mới về. Ông ngoại đón em đến nhà ông bà chơi và ăn cơm ở đó. Hãy nhắn tin để anh biết. - GV mời một số HS viết tin nhắn lên - Một số HS viết tin nhắn lên bảng, bảng, các HS còn lại làm việc cá các HS còn lại làm việc cá nhân, hoàn nhân, hoàn thành BT. thành BT. - GV nhận xét, chữa bài. - HS lắng nghe, chữa bài vào vở. 28
  28. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ BÀI 17: CHỊ NGÃ EM NÂNG GÓC SÁNG TẠO: CHÚNG TÔI LÀ ANH CHỊ EM (hơn 55 phút) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: Biết viết về một việc tốt đã làm cho em bé (hoặc anh, chị). Biết tạo lập văn bản đa phương thức: trang trí cho bài viết bằng ảnh, tranh tự vẽ. + Năng lực văn học: ▪ Viết vào dòng thơ về em bé (hoặc anh, chị). ▪ Biết sử dụng vẻ đẹp của ngôn từ, cách diễn đạt để viết được đoạn văn hay. Cảm nhận được cái hay, cái đẹp để bình chọn những bài viết hay. 2. Phẩm chất - Bồi dưỡng tình yêu thương giữa anh chị em. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. 29
  29. - Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu MĐYC của bài học. 2. HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học Mục tiêu: Hiểu được yêu cầu của bài học. Cách tiến hành: - 2 HS đọc YC của 2 BT. - GV mời 2 HS đọc YC của 2 BT. - GV hướng dẫn HS: - HS lắng nghe GV hướng dẫn. + Với BT 1: Chọn một trong hai đề để viết bài viết. + Với BT 2: Sau khi hoàn thành bài viết, cả lớp tiến hành bình chọn bài viết hay. 3. HĐ 2: Làm bài 30
  30. Mục tiêu: Hoàn thành BT. Cách tiến hành: - GV YC HS chọn 1 trong 2 đề, dựa - HS chọn 1 trong 2 đề, đọc gợi ý, viết vào CH gợi ý, viết đoạn văn (BT 1). đoạn văn. 4. HĐ 3: Giới thiệu, bình chọn những bài viết hay Mục tiêu: Tự tin giới thiệu sản phẩm trước lớp, bình chọn sản phẩm. Cách tiến hành: - GV YC các tổ chọn bài viết và tranh - Các tổ chọn tranh và bài viết. ảnh đẹp nhất của tổ mình. - Mỗi tổ sau khi chọn bài xong, giới - GV YC mỗi tổ sau khi chọn xong thì thiệu trước lớp. Cả lớp bình chọn. giới thiệu trước cả lớp để bình chọn. - GV nhận xét, khen ngợi HS. - HS lắng nghe. 31
  31. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ BÀI 17: CHỊ NGÃ EM NÂNG TỰ ĐÁNH GIÁ (15 phút) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Biết tự đánh giá theo các đề mục đã cho sẵn. - Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ: Biết đánh dấu vào bảng để tự đánh giá những điều HS đã biết, đã làm được sau Bài 14, Bài 15. 2. Phẩm chất - Rút ra được những bài học cho bản thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. - Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 32
  32. 1. Giao nhiệm vụ cho HS Mục tiêu: HS tiếp nhận nhiệm vụ, tự đánh giá những gì đã biết và làm được Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS đọc bảng tự đánh giá: Bảng - HS lắng nghe. tự đánh giá gồm 2 cột: nội dung 2 cột có quan hệ với nhau theo từng cặp. - HS hoàn thành bảng tự - GV yêu cầu HS hoàn thành bảng tự đánh giá. đánh giá. 2. Tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ Mục tiêu: HS thực hiện nhiệm vụ, tự đánh giá những gì đã biết và làm được. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đánh dấu dấu + / – (hoặc các dấu v) vào các dòng thích hợp trong bảng tự đánh giá - HS HS đánh dấu vào ở VBT (hoặc phiếu học tập). các dòng thích hợp trong bảng tự đánh giá ở - GV theo dõi, hướng dẫn đánh dấu. VBT. 3. Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện - HS làm BT. nhiệm vụ Mục tiêu: Báo cáo kết quả và rút kinh nghiệm cho những bài học sau. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS để trang VBT đã đánh dấu tên lên mặt bàn. - HS để trang VBT đã - GV dùng máy chiếu qua đầu (overhead) chiếu đánh dấu tên lên mặt 33
  33. kết quả làm bài của 1, 2 HS; nhận xét, biểu dương bàn. HS. - HS quan sát, lắng nghe. 4. Củng cố, dặn dò Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học, chuẩn bị cho bài học mới. Cách tiến hành: - HS lắng nghe, chuẩn bị - GV nhắc HS chuẩn bị tranh, ảnh về anh chị em tranh, ảnh cho bài học trong gia đình, chuẩn bị cho bài học sau. sau. 34