Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 15
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_tieng_viet_2_canh_dieu_tuan_15.docx
Nội dung text: Bài giảng Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 15
- Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ BÀI 15: CON CÁI THẢO HIỀN CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: NẤU BỮA CƠM ĐẦU TIÊN (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Nhận biết nội dung chủ điểm. - Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: ▪ Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1. ▪ Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi, hiểu ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ nói về bạn nhỏ chăm chỉ, đã nấu xong bữa cơm đầu tiên cho bố mẹ, tất cả đã đủ rồi mà lại thừa một vết nhọ lấm lem dễ thương trên mặt bạn. Bài thơ khen ngợi và khuyến khích các bạn nhỏ phụ giúp bố mẹ và biết nấu cơm cho gia đình. ▪ Nhận biết được kiểu câu Ai thế nào?, nhận biết được các tiếng bắt vần với nhau. + Năng lực văn học: ▪ Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp. 1
- ▪ Biết liên hệ nội dung bài với thực tế. 2. Phẩm chất - Bồi dưỡng tình yêu thương, quý mến, kính trọng với bố mẹ; chăm chỉ, biết phụ giúp gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. - Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn). IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV chiếu các câu ca dao lên bảng, YC HS chọn từ cha, mẹ, con phù hợp - HS quan sát, đọc các câu ca dao. với ô trống trong mỗi câu ca dao. 2
- - GV mời một số HS trả lời. - Một số HS trả lời. - GV nhận xét, khen ngợi HS, chốt - HS lắng nghe. đáp án: (1) Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. (2) Có vàng, vàng chẳng hay phô Có con, con nói trầm trồ mẹ nghe. (3) Ơn cha nặng lắm con ơi Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang. BÀI ĐỌC 1: NẤU BỮA CƠM ĐẦU TIÊN 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng học bài Nấu bữa - HS lắng nghe. cơm đầu tiên để xem bạn nhỏ đã chuẩn bị cho bữa cơm như thế nào. 2. HĐ 1: Đọc thành tiếng Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu bài Nấu bữa cơm đầu - HS đọc thầm theo. 3
- tiên. - 3 HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ làm - GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ mẫu để cả lớp luyện đọc theo. Cả lớp làm mẫu để cả lớp luyện đọc theo. đọc thầm theo. - GV yêu cầu HS luyện đọc theo - HS luyện đọc theo nhóm 3. nhóm 3 (GV hỗ trợ HS nếu cần thiết). - Các nhóm đọc bài trước lớp. - GV gọi các nhóm đọc bài trước lớp. - HS nhóm khác nhận xét, góp ý cách - GV gọi HS nhóm khác nhận xét, góp đọc của bạn. ý cách đọc của bạn. - HS lắng nghe. - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS đọc tiến bộ. 3. HĐ 2: Đọc hiểu Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung văn bản. - HS đọc thầm bài thơ, thảo luận Cách tiến hành: nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài, - GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn. bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các VD: CH tìm hiểu bài. Sau đó trả lời CH + Câu 1: bằng trò chơi phỏng vấn. ▪ HS 1: Bạn nhỏ trong bài thơ - GV tổ chức trò chơi phỏng vấn: làm việc gì? Từng cặp HS em hỏi – em đáp hoặc ▪ HS 2: Bạn nhỏ trong bài thơ mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia: Đại nấu bữa cơm đầu tiên. diện nhóm đóng vai phóng viên, + Câu 2: phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 ▪ HS 2: Mâm cơm được bạn nhỏ trả lời. Sau đó đổi vai. chuẩn bị như thế nào? Chọn ý đúng: 4
- a) Chuẩn bị rất đầy đủ. b) Chỉ thiếu trái ớt phần bố. c) Có thêm một vết nhọ nồi trên má. ▪ HS 1: a). + Câu 3: ▪ HS 1: Bạn nghĩ bố mẹ sẽ nói gì khi thấy vết nhọ nồi trên má con? Chọn ý bạn thích: a) Con có vết nhọ trên má kìa! b) Ôi, con tôi đảm đang quá! c) Lần đầu nấu cơm vất vả quá! ▪ HS 2: HS chọn theo ý thích. - GV nhận xét, chốt đáp án. - HS lắng nghe. 4. HĐ 3: Luyện tập Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Nhận biết được kiểu câu Ai thế nào?, nhận biết được các tiếng bắt vần với nhau. Cách tiến hành: - HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT - GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận vào VBT. nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT. GV theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ. - HS lên bảng báo cáo kết quả. - GV chiếu lên bảng nội dung BT 1 và 2, mời HS lên bảng báo cáo kết quả. - HS lắng nghe, sửa bài. 5
- - GV chốt đáp án: + BT 1: Các câu dưới đây thuộc mẫu câu nào? a) Bạn nhỏ rất chăm chỉ. b) Bạn nhỏ lau từng chiếc bát. c) Má bạn nhỏ hồng ánh lửa Trả lời: Mẫu câu Ai thế nào?. + BT 2: Những tiếng trong khổ thơ cuối bắt vần với nhau: b) Tiếng rồi và tiếng nồi. 6
- Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ BÀI 15: CON CÁI THẢO HIỀN BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Có óc quan sát và ý thức thẩm mỹ khi trình bày văn bản. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: ▪ Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài thơ Mai con đi nhà trẻ. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô. ▪ Làm đúng BT điền chữ r, d hoặc gi; chọn đúng dấu thanh phù hợp. ▪ Biết viết chữ cái N viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 2. Phẩm chất - Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. - Bồi dưỡng tình yêu thương và kính trọng cha mẹ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 7
- - Phần mềm hướng dẫn viết chữ N. - Mẫu chữ cái N viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li. 2. Đối với học sinh - SGK. - Vở Luyện viết 2, tập một. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm). IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV nêu MĐYC của bài học. - HS lắng nghe. 2. HĐ 1: Nghe – viết Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài thơ Mai con đi nhà trẻ. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô. Cách tiến hành: 2.1. GV nêu nhiệm vụ: HS nghe (thầy, cô) đọc, viết lại bài thơ Mai con đi 8
- nhà trẻ. - GV đọc mẫu 1 lần bài thơ. - HS đọc thầm theo. - GV yêu cầu 1 HS đọc lại bài thơ, cả lớp đọc thầm theo. - 1 HS đọc lại bài thơ trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo. - GV nói về nội dung và hình thức của bài văn: - HS lắng nghe. + Về nội dung: Bài thơ nói về tình cảm của người bố dành cho bạn nhỏ sắp đi nhà trẻ. + Về hình thức: Bài thơ gồm 2 khổ. Mỗi khổ 4 dòng. Mỗi dòng 5 tiếng. Chữ đầu mỗi dòng viết hoa và lùi vào 3 ô li tính từ lề vở. 2.2. Đọc cho HS viết: - HS nghe – viết. - GV đọc thong thả từng dòng thơ cho HS viết vào vở Luyện viết 2. Mỗi dòng đọc 2 hoặc 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS. - GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát - HS soát lại. lại. 2.3. Chấm, chữa bài: - GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch - HS tự chữa lỗi. chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả). - HS quan sát, lắng nghe. - GV chấm 5 – 7 bài, chiếu bài của HS 9
- lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày. 3. HĐ 2: Hoàn thành BT điền r/ d/ gi và dấu hỏi/ dấu ngã Mục tiêu: Làm đúng BT điền chữ r, d hoặc gi; chọn đúng dấu thanh phù - HS đọc và hoàn thành BT vào VBT. hợp. Cách tiến hành: - Một số HS lên bảng làm bài. - GV YC HS đọc YC của BT 2, 3 và - Một số HS nhận xét bài làm của hoàn thành BT vào VBT. bạn, trình bày bài làm của mình. - GV mời một số HS lên bảng làm bài. - HS lắng nghe, sửa bài vào vở. - GV mời một số HS nhận xét bài làm của bạn, trình bày bài làm của mình. - GV nhận xét, chốt đáp án: + BT 2: Chọn chữ hoặc dấu thanh phù hợp: a) Chữ r, d hay gi? Tuổi thơ tôi trôi qua êm đềm trong tiếng hát ru của bà, của mẹ, của các dì: “gió mùa thu, mẹ ru con ngủ ” b) Dấu hỏi hay dấu ngã? Mẹ bảo trăng như lưỡi liềm Ông rằng: trăng tựa con thuyền cong mui Bà nhìn: như hạt cau phơi 10
- Cháu cười: quả chuối vàng tươi ngoài vườn LÊ HỒNG THIỆN + BT 3: Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống: a) (rành, dành, giành): ▪ để dành ▪ dành dụm ▪ giành lấy ▪ rành mạch b) (nửa, nữa): ▪ một lần nữa ▪ lát nữa ▪ nửa trái ổi - HS lắng nghe, quan sát. ▪ một nửa 4. HĐ 3: Tập viết chữ N hoa 4.1. Quan sát mẫu chữ hoa N - GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ mẫu N: + Cấu tạo: ▪ Nét 1: Móc ngược trái (giống nét 1 ở chữ hoa M). ▪ Nét 2: Thẳng xiên. ▪ Nét 3: Móc xuôi phải (hơi nghiêng). + Cách viết: 11
- ▪ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, hơi lượn sang phải. Rê bút đến khi chạm tới đường kẻ 6 thì dừng lại. ▪ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng đầu bút để viết nét thẳng xiên. Dừng bút ở đường kẻ 1. ▪ Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2. Chuyển hướng đầu bút để viết nét móc xuôi phải từ - HS quan sát, lắng nghe. dưới lên, hơi nghiêng sang bên phải. Đến đường kẻ 6 thì lượn cong xuống, dừng bút ở đường - HS đọc câu ứng dụng. kẻ 5. - GV viết chữ N lên trên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết. - HS lắng nghe. 4.2. Quan sát cụm từ ứng dụng - GV giới thiệu cụm từ ứng dụng Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển - HS quan sát và nhận xét độ cao của Đông. các chữ cái. - GV giúp HS hiểu: Cụm từ ứng dụng nói đến công ơn của mẹ, nhắc nhở chúng ta phải ghi nhớ, trân trọng, biết ơn. - GV hướng dẫn HS quan sát và nhận - HS quan sát, lắng nghe. 12
- xét độ cao của các chữ cái: ▪ Những chữ có độ cao 2,5 li: N, g, h, Đ. - HS viết chữ N cỡ vừa và cỡ nhỏ vào ▪ Những chữ còn lại có độ cao 1 vở. li: i, a, m, e, ư, ơ, c, o, a, ê, n, ô. - HS viết cụm từ ứng dụng Nghĩa mẹ - GV viết mẫu chữ Nghĩa trên phông như nước ở ngoài Biển Đông. kẻ ô li (tiếp theo chữ mẫu). 4.3. Viết vào vở Luyện viết 2, tập một - GV yêu cầu HS viết chữ N cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở. - GV yêu cầu HS viết cụm từ ứng dụng Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. 13
- Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ BÀI 15: CON CÁI THẢO HIỀN BÀI ĐỌC 2: SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: ▪ Đọc trôi chảy truyện (phát âm đúng: ngắt nghỉ đúng theo dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc 60 tiếng / phút). ▪ Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Người mẹ luôn quan tâm cậu bé dù cậu hư và bỏ nhà ra đi. Mẹ mong nhớ mà biến thành cây vú sữa. Cậu bé cuối cùng cũng nhận ra lỗi lầm và tình cảm của mẹ. ▪ Biết nói lời xin lỗi và lời an ủi; hỏi đáp theo mẫu câu Ai thế nào?. + Năng lực văn học: Nhận biết nội dung, mạch truyện. Biết bày tỏ sự yêu thích đối với nhân vật trong truyện. 2. Phẩm chất - Từ bài đọc, biết liên hệ bản thân, vâng lời bố mẹ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 14
- 2. Đối với học sinh - SGK. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn). IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu bài: Bài đọc Sự tích cây vú sữa sẽ cho các em hiểu về tình - HS lắng nghe. mẫu tử thiêng liêng và sự tích hình thành cây vú sữa. 2. HĐ 1: Đọc thành tiếng Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu bài Sự tích cây vú sữa. - HS đọc thầm theo. - GV tổ chức cho HS luyện đọc: - HS luyện đọc: + Đọc nối tiếp: GV chỉ định 3 HS đọc + 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của nối tiếp nhau 3 đoạn của bài. GV bài trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo. phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn 15
- nắn tư thế đọc của HS. - HS đọc theo nhóm 3. + Đọc nhóm 3: GV yêu cầu HS đọc theo nhóm 3. - HS thi đọc nối tiếp trước lớp. Cả + GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. + 1 HS giỏi đọc lại toàn bài. + GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài. 3. HĐ 2: Đọc hiểu Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện. Cách tiến hành: - 4 HS tiếp nối đọc 4 CH. - GV mời 4 HS tiếp nối đọc 4 CH. - Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc - GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH. truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, - HS trả lời CH trước lớp. trả lời các CH. - GV đặt CH và mời một số HS trả lời. - HS lắng nghe. - GV nhận xét, chốt đáp án: + Câu 1: Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi? Trả lời: Cậu bé bỏ nhà ra đi vì cậu ham chơi, bị mẹ mắng. + Câu 2: Khi quay về nhà, không thấy mẹ, cậu bé làm gì? Trả lời: Khi quay về nhà, không thấy mẹ, cậu bé khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà 16
- khóc. + Câu 3: Khi cậu bé ôm cây xanh mà khóc, điều kì lạ gì đã xảy ra? Trả lời: Khi cậu bé ôm cây xanh mà khóc, điều kì lạ là từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa toàn, quả xuât hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu. + Câu 4: Những hình ảnh nào của cây vú sữa gợi cho cậu bé nhớ đến mẹ? Trả lời: Những hình ảnh của cây vú sữa gợi cho cậu bé nhớ đến mẹ: một dòng sữa của quả trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ. 4. HĐ 3: Luyện tập Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn - 1 HS đọc to trước lớp YC của 2 BT. bản: Biết nói lời xin lỗi và lời an ủi; Cả lớp đọc thầm theo. hỏi đáp theo mẫu câu Ai thế nào?. - HS làm bài vào VBT. Cách tiến hành: - GV mời 1 HS đọc to trước lớp YC - Một số HS trình bày kết quả trước của 2 BT. lớp. - HS lắng nghe. - GV yêu cầu HS làm bài vào VBT. - GV mời một số HS trình bày kết quả 17
- trước lớp. - GV nhận xét, gợi ý cách trả lời: + BT 1: Theo em, nếu được gặp lại mẹ, cậu bé sẽ nói lời xin lỗi thế nào? Mẹ sẽ an ủi cậu thế nào? Trả lời: Nếu được gặp lại mẹ: ▪ Cậu bé sẽ xin lỗi mẹ: “Con xin lỗi mẹ vì đã ham chơi, bỏ nhà đi.”. ▪ Mẹ sẽ an ủi cậu bé: “Con biết lỗi và trở về là được rồi.”. + BT 2: Dựa theo truyện Sự tích cây vú sữa, hãy cùng bạn hỏi đáp theo mẫu câu Ai thế nào?. a) Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa. Ở nhà, cảnh vật thế nào rồi? b) Những đài hoa nở trắng như mây. Những đài hoa trông như thế nào? c) Trái cây chín và ngọt thơm như sữa mẹ. Trái cây như thế nào? 18
- Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ BÀI 15: CON CÁI THẢO HIỀN LUYỆN NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN “SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA” (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: NL giao tiếp (chủ động, tự nhiên, tự tin khi nhập vai kể chuyện). - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: a) Rèn kĩ năng nói: ▪ Dựa vào trí nhớ và gợi ý, biết hợp tác cùng bạn (mỗi bạn một đoạn) kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện Sự tích cây vú sữa, sau đó kể được toàn bộ câu chuyện. ▪ Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ, động tác. b) Rèn kĩ năng nghe: Biết lắng nghe bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Có thể kế tiếp lời bạn. + Năng lực văn học: ▪ Bước đầu biết kể chuyện một cách mạch lạc, có cảm xúc. ▪ Biết nêu mong muốn và viết lại kết thúc câu chuyện. 2. Phẩm chất - Từ bài đọc, biết liên hệ bản thân, vâng lời bố mẹ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên 19
- - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu: Trong tiết học hôm - HS lắng nghe. nay các em sẽ thực hành kể từng đoạn câu chuyện Sự tích cây vú sữa. Chúng ta sẽ thi đua xem bạn nào nhớ nội dung câu chuyện, kế hay, biểu cảm. 2. Thực hành kể chuyện 2.1. HĐ 1: Kể từng đoạn của câu chuyện Sự tích cây vú sữa Mục tiêu: Dựa vào trí nhớ và gợi ý, biết hợp tác cùng bạn (mỗi bạn một đoạn) kể tiếp nối từng đoạn câu 20
- chuyện Sự tích cây vú sữa. Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ, động tác. - HS lắng nghe GV hướng dẫn. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS đọc các ý tóm tắt để nhớ cốt truyện, từ các ý tóm tắt, phát triển lại thành câu chuyện và kể cho các bạn. - HS thảo luận theo nhóm 4, tập kể - GV YC HS thảo luận theo nhóm 4, từng đoạn của câu chuyện. tập kể từng đoạn của câu chuyện. - Một số HS kể nối tiếp trước lớp. Cả - GV đến từng nhóm hỗ trợ HS. lớp lắng nghe, nhận xét. - GV mời một số HS ở một số nhóm kể nối tiếp trước lớp, YC cả lớp lắng nghe, nhận xét cách kể chuyện của - HS lắng nghe. các bạn. - GV nhận xét, khen ngợi HS. 2.2. HĐ 2: Viết lại kết thúc của câu chuyện Mục tiêu: Biết nêu mong muốn câu chuyện kết thúc như thế nào, viết lại - 1 HS đọc to YC của BT 2. Cả lớp đọc câu chuyện. thầm theo. Cách tiến hành: - HS nghe và trả lời CH. - GV mời 1 HS đọc to YC của BT 2. - GV đặt CH gợi dẫn: Cậu bé còn rất nhỏ và cần người nuôi nấng, mẹ cậu biến thành cây vú sữa, không trở về thì ai sẽ là người nuôi cậu đây? Cậu 21
- bé và mẹ đều yêu thương nhau, các - Một số HS chia sẻ mong muốn câu em có muốn cho cậu bé được gặp lại chuyện kết thúc như thế nào. mẹ không? - HS viết lại kết thúc truyện vào vở. - GV mời một số HS chia sẻ mong muốn câu chuyện kết thúc như thế nào. - GV YC HS viết lại kết thúc truyện vào vở. 22
- Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ BÀI 15: CON CÁI THẢO HIỀN BÀI VIẾT 2: KỂ MỘT VIỆC ĐÃ LÀM THỂ HIỆN TÌNH CẢM YÊU QUÝ, BIẾT ƠN BỐ MẸ (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ: + Biết kể lại một việc đã làm thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn bố mẹ. + Viết đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một việc đã làm thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn bố mẹ. 2. Phẩm chất - Bồi dưỡng tình yêu thương, quý mến, kính trọng bố mẹ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. - VBT. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. 23
- - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm). IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu: Bài học hôm nay giúp - HS lắng nghe. các em biết kể lại một việc đã làm thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn bố mẹ và viết được đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một việc đã làm thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn bố mẹ. 2. HĐ 1: Kể một việc đã làm thể hiện sự tình cảm yêu quý, biết ơn bố mẹ Mục tiêu: Biết kể lại một việc đã làm thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn bố mẹ. Cách tiến hành: - HS lắng nghe. - GV nêu YC của BT 1. - HS lắng nghe, đọc gợi ý, suy nghĩ để - GV hướng dẫn HS đọc CH gợi ý. kể về một việc đã làm thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn bố mẹ. - Một số HS kể tại chỗ. - GV mời một số HS kể tại chỗ. - HS lắng nghe. 24
- - GV nhận xét, khen ngợi HS. 3. HĐ 2: Dựa vào những điều vừa kể, viết đoạn văn (4 – 5 câu) về một việc em đã làm thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn bố mẹ Mục tiêu: Viết được đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một việc đã làm thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn bố mẹ. - 1 HS đọc và xác định YC của BT 2 Cách tiến hành: trước lớp. - GV mời 1 HS đọc và xác định YC của - HS làm việc cá nhân, viết đoạn văn. BT 2 trước lớp. - GV YC HS làm việc cá nhân, viết - Một số HS viết bài làm của mình lên đoạn văn. GV hỗ trợ HS khi cần thiết. bảng. - GV mời một số HS viết bài làm của - Một số HS khác nhận xét bài của mình lên bảng. bạn. - GV mời một số HS khác nhận xét - HS lắng nghe, sửa bài. bài của bạn. - GV nhận xét, sửa bài, chốt đáp án. 25
- Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ BÀI 15: CON CÁI THẢO HIỀN GÓC SÁNG TẠO: TRAO TẶNG YÊU THƯƠNG (hơn 55 phút) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: Biết viết về một món quà tặng bố mẹ hoặc bố mẹ tăng. + Năng lực văn học: Biết sử dụng vẻ đẹp của ngôn từ, cách diễn đạt để viết được đoạn văn hay. Cảm nhận được cái hay, cái đẹp để bình chọn những đoạn viết hay. 2. Phẩm chất - Bồi dưỡng tình yêu thương, quý mến, kính trọng với ông bà. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. - Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. 26
- - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu MĐYC của bài học. - HS lắng nghe. 2. HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học Mục tiêu: Hiểu được yêu cầu của bài học. Cách tiến hành: - GV nêu nhanh YC của 2 BT: - HS lắng nghe. + BT 1: Viết đoạn văn về một món quà bố mẹ tặng em hoặc em tặng bố mẹ. + BT 2: Sau khi cả lớp đã hoàn thành đoạn văn, cả lớp bình chọn các đoạn văn hay. 3. HĐ 2: Làm bài Mục tiêu: Hoàn thành BT. Cách tiến hành: - HS chọn 1 trong 2 đề, đọc gợi ý, viết - GV YC HS chọn 1 trong 2 đề, dựa đoạn văn. 27
- vào CH gợi ý, viết đoạn văn (BT 1). 4. HĐ 3: Giới thiệu, bình chọn những đoạn viết hay Mục tiêu: Tự tin giới thiệu sản phẩm trước lớp, bình chọn sản phẩm. Cách tiến hành: - Các tổ đọc bài trong nhóm, chọn ra - GV YC các tổ đọc bài trong nhóm, bài hay nhất. chọn ra bài hay nhất. GV đến từng tổ và giúp đỡ. - Mỗi tổ giới thiệu bài của tổ mình trước lớp. Cả lớp cùng bình chọn. - GV YC mỗi tổ sau khi chọn xong bài cho tổ mình thì giới thiệu trước cả lớp để bình chọn. - HS lắng nghe. - GV nhận xét, khen ngợi HS. 28
- Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ BÀI 15: CON CÁI THẢO HIỀN TỰ ĐÁNH GIÁ (15 phút) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Biết tự đánh giá theo các đề mục đã cho sẵn. - Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ: Biết đánh dấu vào bảng để tự đánh giá những điều HS đã biết, đã làm được sau Bài 14, Bài 15. 2. Phẩm chất - Rút ra được những bài học cho bản thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. - Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 29
- 1. Giao nhiệm vụ cho HS Mục tiêu: HS tiếp nhận nhiệm vụ, tự đánh giá những gì đã biết và làm được Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS đọc bảng tự đánh giá: Bảng - HS lắng nghe. tự đánh giá gồm 2 cột: nội dung 2 cột có quan hệ với nhau theo từng cặp. - HS hoàn thành bảng tự - GV yêu cầu HS hoàn thành bảng tự đánh giá. đánh giá. 2. Tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ Mục tiêu: HS thực hiện nhiệm vụ, tự đánh giá những gì đã biết và làm được. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đánh dấu dấu + / – (hoặc các dấu v) vào các dòng thích hợp trong bảng tự đánh giá - HS HS đánh dấu vào ở VBT (hoặc phiếu học tập). các dòng thích hợp trong bảng tự đánh giá ở - GV theo dõi, hướng dẫn đánh dấu. VBT. 3. Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện - HS làm BT. nhiệm vụ Mục tiêu: Báo cáo kết quả và rút kinh nghiệm cho những bài học sau. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS để trang VBT đã đánh dấu tên lên mặt bàn. - HS để trang VBT đã - GV dùng máy chiếu qua đầu (overhead) chiếu đánh dấu tên lên mặt 30
- kết quả làm bài của 1, 2 HS; nhận xét, biểu dương bàn. HS. - HS quan sát, lắng nghe. 4. Củng cố, dặn dò Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học, chuẩn bị cho bài học mới. Cách tiến hành: - HS lắng nghe, chuẩn bị - GV nhắc HS chuẩn bị tranh, ảnh về anh chị em tranh, ảnh cho bài học trong gia đình, chuẩn bị cho bài học sau. sau. 31