Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn dạng toán nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị ở Lớp 2
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn dạng toán nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị ở Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giai_toa.pdf
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn dạng toán nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị ở Lớp 2
- 1 UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA BÌNH TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN GIA BÌNH BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤTLƯỢNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN DẠNG TOÁN NHIỀU HƠN, ÍT HƠNMỘT SỐ ĐƠN VỊ Ở LỚP 2 Họ và tên: Nguyễn Thị Hà Anh Chức vụ: Giáo viên dạy lớp 2 Đơnvị công tác: Trường Tiểu học Thị Trấn Gia Bình Gia Bình, ngày 10 tháng 11 năm 2023
- 1 MỤC LỤC Nội dung Trang Phần I: Đặt vấn đề 3 Phần II: Nội dung 5 1. Thực trạng công tác dạy và học 5 2. Biện pháp nâng cao chấtlượng giải toán có lời văn cho học sinh 10 lớp 2 dạng nhiềuhơn, ít hơn 2.1. Biện pháp 1:Điều tra phân loạiđối tượng học sinh. 10 2.2. Biện pháp 2: Rèn kĩnăng giải tốt dạng toán có lờivăn về nhiều hơn, 11 ít hơnmột số đơn vị ở lớp 2. 2.3. Biện pháp 3: Tăng cường thực hành, luyện tập. 14 2.4. Biện pháp 4: Chấm chữa kịp thờiđể uốn nắn, sửa chữa cho học sinh 14 khắc sâu kiến thức. 3. Kết quả đạt được 15 4. Kết luận 20 5. Kiến nghị, đề xuất 21
- 2 QUYƯỚC VIẾT TẮT Tiểu học - TH Sáng kiến kinh nghiệm - SKKN Sách giáo khoa - SGK Ví dụ - VD Học sinh - H, HS Giáo viên - GV
- 3 PHẦN I:ĐẶT VẤNĐỀ Trong chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các môn học khác trong trường Tiểu học có những vai trò quan trọng góp phầnđào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Toán học là môn khoa họctự nhiên có tính logic và tính chính xác cao. Nó góp phần rèn luyện cho học sinh phương pháp suy luận,đặt vấnđềvàgiải quyết vấnđề; góp phần phát triển óc thông minh, suy nghĩ độclập, linh động, sáng tạo cho học sinh. Mặt khác, các kiến thức, kĩnăng môn ToánởTiểu học còn có nhiều ứng dụng trongđời sống thực tế. Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy việc dạy giải toán có lời văn trong chương trình toán bậc Tiểu học nói chung vàởlớp 2 nói riêng là hết sức cần thiết. Ởlứa tuổihọc sinh Tiểu học khảnăng suy luận, phân tích của các em còn hạn chế nên việcdạy học sinh giải toán có lời văn sẽgópphần giúp các em phát triển được khảnăng tư duy, quan sát và có trí tưởng tượng phong phú,đặt nền móng cho các em họctốt môn Toánở các lớp trên. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy khối lớp 2, tôi thấy các em được làm quen với toán có lời văn từlớp 1 nhưng mới chỉdừng lạiởviệc viết phép tính để tìm kết quảvàtrảlời sauđó chứ HS chưa phân tách thành các dạng toán cụthểvà chưa trình bày bài giải hoàn chỉnh. Lên đến lớp 2 HS được họcmộtsốdạng toán cụ thểvà trình bày bài giải toán có lời văn thành bài giảitrọnvẹn
- 4 Đây là một khó khăn với học sinh vì các em không chỉ phải đọcđề toán mà các em cần phải hiểuđề toánđểbiết bài toán thuộcdạng toán nào, tóm tắt đề bài, và giải bài toánđầyđủ, Vì vậy có những học sinh tính toán tốt nhưng khi học giải toán có lời văn các em còn lúng túng trong việc phân tích đểhiểu đề bài dẫn đến viết câu trảlời chưađúng, Đặc biệt với dạng toán về nhiều hơn, ít hơn nếu học sinhđọcđề bài không kĩ, không hiểu rõ đề bài thì học sinh sẽ làm sai. Qua giảng dạy trong năm học 2021-2022 cũng là nămđầu tiên áp dụng chương trình GDPT 2018, tôi thấy HS mắc sai nhiều nhất khi giải toán có lời văn là dạng nhiều hơn, ít hơn mộtsố đơn vị.Học sinh thường không đọckĩ đề, chỉdựa vào chữ “ ít hơn hay nhiều hơn” đểgiải toán. Vậy làm thế nào để cóthể nâng cao chất lượng giải toán có lời văn dạng nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị ởlớp 2?Đó không chỉlàtrăn trởcủacủa riêng tôi mà là củatất cả giáo viên khối lớp 2. Là một giáo viên trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạyởkhối lớp 2, qua kinh nghiệm củabản thân và họchỏi, trao đổi cùng đồng nghiệp, tôiđãmạnh dạn áp dụng một số biện pháp giải toán có lời văn trong quá trình hướng dẫn học sinh củalớp 2A3 trong năm học 2022- 2023 và tôi thấy đã có tiến triển rõ rệt. Trong năm học 2023- 2024, tôi vẫn tiếp tụcsửdụng các biện pháp này. Chính vì thếtôi mạnh dạn trình bày “Biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văndạng nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị ởlớp 2”.
- 5 PHẦN II: NỘI DUNG 1. Thực trạng công tác dạy và học Trong những năm qua, được nhà trường phân công giảng dạy lớp 2, tôi nhận thấy thực trạng công tác dạy và học có những thuận lợi và khó khăn sau đây: 1.1. Thuậnlợi - Ngành giáo dục luôn có sự chỉ đạo cụ thể, sâu sát. Nhà trường luôn động viên, khích lệ, tạođiều kiệnđể giáo viên chúng tôi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. - Phòng học được trang bị đầy đủ cơsở vật chất, trang thiết bị dạy học hiệnđại cơbảnđápứng được yêu cầu đổi mới. - Đasố các em học sinh ngoan, có ý thức học tập tốt, tích cực tham gia các hoạtđộng của lớp, của nhà trường. Các em cóđầy đủ đồ dùng học tập.Địa phương là nơi có truyền thống hiếu học. Các cấp lãnhđạo rất quan tâm vàđầu tư cho giáo dục.Đasố phụ huynh đồng thuận, ủng hộ và luôn phối hợp với giáo viên trong quá trình giáo dục học sinh. - Giáo viên thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, thường xuyênđổi mới phương pháp dạy học vào tiết học. 1.2. Khó khăn - Phần lớn học sinh lớp tôi là con em nông dân nên các em nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động học tập, tiếp thu bài chậm và mau quên. Nhiều em chưa tập trung trong giờ học; có những em thường xuyên làm việc riêng trong lớp. Dođókết quả học tập chưa cao. - Một số em kĩnăng đọc chưa tốt nên đọc chậm và không hiểu đề bài, chưa phân biệt được cáiđã cho và cái phải tìm trong giải toán có lời văn. - Trong khi làm bài do tính ham chơi nên các em không chú ý hoặc làm bài cho xong nênđọc đề bài không kĩdẫnđến viết câu trả lời hoặc thực hiện tính sai.
- 6 - Đặc biệt nhiều em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, một số em bố mẹ đi làmănxaphải ở với ông bà nên việc học tập của các em thực sự chưa được quan tâm. Học sinh ít được luyện tập thêm bài ở nhà. 1.3. Nguyên nhân của thực trạng - Trìnhđộ nhận thức của học sinh chưađồng đều, kĩnăngđọc, phân tích và tóm tắt bài toán còn chưa thành thạo. - Các em chưa có động cơhọc tậpđúng đắn. Một số em còn rụt rè, nhút nhát, không dámđưa ra ý kiến của mình. - Một số phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến việc học của con em, phụ huynh còn phó mặc việc học tập của con em họ cho nhà trường. - Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cùng với internet và các dịch vụ vui chơi, giải trí hấp dẫnđã lôi cuốn các em. Để kiểm chứng thực trạng, giữa kì 1 năm học 2021-2022, tôiđã tiến hành khảo sát học sinh lớp 2A3 do tôi giảng dạy tại Trường Tiểu học Thị Trấn Gia Bình. Kết quả khảo sát của học sinh nămhọc 2021-2022 (trước khi áp dụng biện pháp) như sau: Điểm 9- 10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 Lớp Sĩsố SL % SL % SL % SL % 2A3 36 9 25 15 41,7 10 27,8 2 5,5 Bảng tổng hợp khả năng giải toán của HS: Tổng HS giải Những lỗiHS thường mắc. số HS toán tốt Lỗi trình bày Chưa xác định được Sai câu Sai danh bài giải dữ kiện bài toán trảlời số 36 9 7 10 6 10
- 10 Qua kết quả khảo sát tôi thấyđây là một phần kiến thức quan trọng của chương trình lớp 2 mà còn nhiều học sinh nắm chưa vững nên cần phải khắc phục ngayđể giúp các em có kiến thức vững vàng học lên các lớp trên và giúp các em vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, trong quá trình dạy giải toán có lời văn cho học sinh tôi đãápdụng các biện pháp sau: 2. Biện pháp nâng cao chấtlượng dạy giải toán có lời văndạng nhiều hơn, ít hơnmột số đơn vị ở lớp 2. 2.1. Biện pháp 1:Điều tra, phân loại đốitượng học sinh. * Mục tiêu: Giúp giáo viên thấy được lỗi sai cơbản của học sinh trong giải toán, từ đó tìm cách khắc phục phù hợp. * Cách tiến hành: Vàođầu năm, khi tiếp nhận lớp, qua quan sát việc học hàng ngày và qua một số bài kiểm tra, tôi tiến hành lập bảng phân loại theo từng mặt hạn chế của các em. Kết quả điều tra của lớp 2A3 năm học 2022-2023 do tôi chủ nhiệm: Tổng số Đọc yếu Tính toán Chưa biết phân Chưa biết cách HS yếu tích đề bài viết câu trả lời. 34 5 6 8 4 Trên cơsở đótôitiến hành rèn theo những mặt tồn tại của các em. Rèn lồng ghép vào các tiết học, các môn học. Đối với những học sinh đọc yếu, hiểuđề còn chậm, trong tiết Tiếng Việt tôi cũng tăng cường rènđọc và cho HS tìm hiểu văn bản. Tôi cũng khuyến khích các emđọc những cuốn truyện tranhđể giúp các em đọc tốthơn và có thói quen đọc sách. Đối với HS tính toán chậm, kĩnăng tính chưa tốt tôi tăng cường cho các em làm thêm những bài tínhđơn giản và trong giờ truy bài tôi hướng dẫn Ban cán sự lớp tổ chức mộtsố trò chơi vui nhộncólồng ghép các phép tínhđểtạo hứng thú và cơhội cho các bạn yếu rèn luyện kĩnăng tính. Nếu các bạn tính sai gợi ý cho các bạn thực hiện tính lại để bạn tự phát hiện ra chỗ sai của mình.
- 11 2.2. Biện pháp 2: Rèn kĩnăng giải toán có lờivăndạng toán nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị trong chương trình Toán 2. * Mục tiêu: Giúp học sinh có kĩnăng giải toán thông qua 4 bước. * Cách tiến hành: Mỗi khi dạy học sinh giải toán có lờivăn, tôi rèn cho học sinh thực hiện theo 4 bước sau: Bước 1: Tìm hiểu bài Thông qua việc đọc bài toán, HS phải đọckĩ đề bàiđể hiểu rõ bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Khiđọc bài toán phải hiểu thật rõ một số từ, thuật ngữ quan trọngđể xácđịnhđúng dạng và làm bài chođúng. Cách phân biệt dạng toán nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị như sau: - Cho HSđọc bài toán và xácđịnh xem bài toán cho biết gì và bài toán hỏi gì? - Sự vật cần tìm và sự vật bài toánđã cho biết có khác nhau không? - Sự vật cần tìm như thế nào với sự vật mà bài toánđã cho biết? + Nếu sự vật cần tìm nhiều hơn sự vậtđã biết thìđólàdạng toán nhiều hơn một số đơn vị. + Nếu sự vật cần tìmíthơn sự vậtđã biết thìđó là dạng toán ít hơn một số đơn vị. * Dạng toán Nhiều hơnmột số đơnvị: Ví dụ 1: (trang 50): Có 6 bông hoa màuđỏ, số bông hoa màu vàng nhiều hơn số bông hoa màu đỏ là 3 bông. Hỏi có bao nhiêu bông hoa màu vàng? + Sự vật cần tìm là số bông hoa màu vàng khác với sự vậtđã cho là số bông hoa màu đỏ.
- 12 + Cái cần tìm là số bông hoa màu vàng nhiều hơn cáiđã cho là số bông hoa màu đỏ là 3 bông. Đây là dạng toán nhiềuhơn một số đơn vị. Ví dụ 2: Việt có 8 viên bi và Việt ít hơn Nam 4 viên bi. Hỏi Nam có mấy viên bi? + Sự vật cần tìm là số viên bi của Nam khác với sự vậtđã cho là số viên bi của Việt. + Số bi viên bi của Việt ít hơn của Nam nghĩalàsố viên bi của Nam nhiều hơn số viên bi của Việt là 4 viên. Đây là dạng toán nhiều hơn một số đơn vị. * Dạng toán ít hơnmột số đơn vị: Ví dụ 3 (trang 51): Mai gấp được 8 cái thuyền, Nam gấp đượcíthơn Mai 2 cái. Hỏi Nam gấp được mấy cái thuyền? + Sự vật cần tìm là số thuyền Nam gấp được khác với sự vậtđã cho là số thuyền Mai gấp được. + Cái cần tìm là số thuyền Nam gấp được ít hơn cáiđã cho làsố thuyền Mai gấp được. Đây là dạng toán ít hơn một số đơn vị. Ví dụ 4: Bút chì của Lan dài 18cm. Bút chì của Lan dài hơn bút chì của Huệ 5cm. Hỏi bút chì của Huệ dài bao nhiêu xăng- ti- mét? + Sự vật cần tìm là bút chì của Huệ dài bao nhiêu xăng- ti- mét khác với sự vậtđã cho là bút chì của Lan dài 18cm. + Bút chì của Lan dài hơn bút chì của Huệ 5cm nghĩa là bút chì của Huệ ngắn hơn bút chì của Lan. Đây là dạng toán ít hơn một số đơn vị. Khi HSđã phân tích và hiểuđề toán thì GV cho HS chuyển sang tóm tắt bài toán. Bước 2. Tóm tắt bài toán: - Là bước quan trọngđể thể hiện phần trọng tâm và toát lên những cáiđã cho và cái phải tìm của đề bài. - Bước này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tóm tătbằng lờivăn ngắn gọn hoặc bằng sơ đồ đoạn thẳng.
- 13 Ở ví dụ 1 bên trên ta có thể tóm tắt bằng 2 cách như sau: Ví dụ 1: (trang 50): Có 6 bông hoa màuđỏ, số bông hoa màu vàng nhiều hơn số bông hoa màu đỏ là 3 bông. Hỏi có bao nhiêu bông hoa màu vàng? Tóm tắt Tóm tắt Cách 1: Cách 2: 6 bông Hoa đỏ: 6 bông. Hoa đỏ: 3 bông Hoa vàng nhiều hơn hoađỏ: 3 bông. Hoa vàng: Hoa vàng: bông? ? bông Bước 3: Thực hiện phép tính và đưa câu trả lời. - Sau khi tìm hiểuđề bài xácđịnhđúng dạng toán và tóm tắtđề bài học sinh cần tìm lời giải và phép tínhđúng cho bài. - Học sinh có thể làm việc nhân hoặc nhómđôiđể các em thảo luận tìm câu lời giải hay và phép tínhđúng cho bài toán. Sauđó đưa rađáp số cho bài toán. Ví dụ 1 (trang 50): Có 6 bông hoa màuđỏ, số bông hoa màu vàng nhiều hơn số bông hoa màuđỏ là 3 bông. Hỏi có bao nhiêu bông hoa màu vàng? - GV hỏi học sinh: Muốn tìm số bông hoa màu vàng ta làm thế nào? (Ta làm phép tính cộng, ta lấy số bông hoa màuđỏ là 6 bông cộng với số nhiều hơn là 3 bông) - Phép tínhđúng: 6 + 3 = 9 (bông) - Hỏi HS câu trả lời: + Có số bông hoa màu vàng là: + Số bông hoa màu vàng là: Bước 4: Trình bày lời giải hoàn chỉnh Bài giải Có số bông hoa màu vàng là: 6 + 3 = 9 (bông) Đáp số: 9 bông hoa vàng.
- 14 Sau khi học sinh làm bài xong giáo viên cần phải kiểm tra lại bài làm của học sinh để nhận xét, sửa chữa. 2. 3. Biện pháp 3: Tăng cường thực hành, luyện tập. * Mục tiêu: Rèn luyện, củng cố khắc sâu cách giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị, tiến tới các em giải được thành thạo. Qua thực hành, luyện tập sẽ phát triển năng lực tưduyvàlập luận, năng lực giao tiếp toán học. * Cách tiến hành: Sau tiết học, tôi thường tận dụng thời gian cho học sinh nêu miệng hoặc làm một số ví dụ về dạng toán trên. Các bài toán này là do giáo viên chuẩn bị, gần gũi với thực tế cuộc sống ở xung quanh các em như đồ vật trong lớp học, trong giađình, người thân liên quanđến “nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị”. Ngoài ra, giáo viên cũngtận dụng tiết tăng cường để luyện tập cho các em một cách phù hợp. Ở những tiết học này, thường giáo viên cho hoạt động cá nhân hoặc hoạt động cặpđôiđể các em tương tác và rèn kĩnăng cho mình và cho bạn. Bài tập có thể được phân hóa theo nhóm năng lực, từ dễ đến khó. Một số bài toán giúp HS mở rộng và khắc sâu lại kiến thức nhưVídụ 2 và ví dụ 4 như trên. Với việc mở rộng kiến thức này, học sinh sẽ linh hoạt hơn khi giải toán chứ không chỉ dựa vào chữ “nhiều hơn” là là làm tính cộng, “ít hơn” là làm phép tính trừ. Đối với học sinh giỏi tôi có thể hỏi thêm: “Cả hai” 2.4. Biện pháp 4: Chấm chữa kịp thời để uốn nắn, sửa chữa cho học sinh khắc sâu kiến thức. * Mục tiêu: Qua chấm chữa bài, giáo viên thấy đượcđiểm mạnh,điểm yếu, lỗi sai cơbản của học sinh, từ đó giúp học sinh sửa sai cụ thể, và bản thân học sinh cũng tự thấy mình hiểu chỗ nào, chỗ nào chưa hiểuđể điều chỉnh kịp thời. * Cách tiến hành:
- 15 Sau khi cung cấp kiến thức bài học, học sinh vận dụng giải quyết các bài tập trong sách giáo khoa.Đối với học sinh khá giỏi thì dễ dàng, cònđối với học sinh trung bìnhđể làmđúng 100% số bài tập ngay tại lớp là khó khăn. Vì vậy trong quá trình học sinhđang làm bài tập, tôiđã quan sát việc làm bài của số học sinh này nhiềuhơn, kịp thời phát hiện những chỗ saiđể uốn nắn học sinh và giúp học sinh tự chữa; cũng có khi dùng những câu hỏi gợi ýđể giúp các em nhận ra lỗi sai và sửa. Trong tiết toán, thời gian có hạn, tôi chú ý chấm chữa nhiều cho học sinh trung bình, học sinh yếu và chú ý tới những lỗi sai mà học sinh mắc nhiều. Với cách làm nhưvậy lỗi sai không bị kéo dài, mà học sinh có thói quen làm toán đúng, chủ động giải. Về sửa lỗi, tôi cố gắng chữa triệtđể những lỗi mà học sinh mắc phải, kể từ những lỗi nhỏ nhất như tên đơn vị, cách ghi kết quả vào ngay trong vở đến lỗi lớn như sai cách giải, câu trả lời chưa rõ ý thì chữa ngay và làm lại bàiđó. Sauđó tôi kiểm tra chấm chữa, nhận xét phần chữa của học sinh, học sinh phải tự làm bài đómột lần nữađể khắc sâu bài học. Có những học sinh chữa tới hai lần mớiđúng cũng được tôi kiểm tra triệtđể, cuối cùng phải chữađúng mới thôi. Tôi rất chú ý coi trọng tới việc chữa bài của học sinh. Khi học sinh chữa bài, tôi yêu cầu học sinh ngoài việc chữađúng còn phải trình bày lưu loát, sạchđẹp, rõ ràng hơn. Do đómàhọc sinh chữa bài rất thận trọng, chínhđiều này giúp học sinh nhớ rất kỹ bài giải, lần sau gặp dạng toán khó học sinh rất ít sai sót. 3. Kết quả đạt được Qua việc áp dụng các biện pháp trên vào thực tế giảng dạy học sinh giải toán có lời dạng nhiều hơn,ít hơn một số đơn vị trong năm học 2022- 2023ởlớp 2A3 của trường Tiểu học ThịTrấn Gia Bình, tôi thấy kết quả đã có những chuyển biến nhất định. Khảnăng phân biệt giữa nhiềuhơn và ít hơn với từng bài toán cụ thểđãrấttốt. Phần lớn các emđọc bài toán xongđã nêu được tóm tắt, biết trình bày bài giải, tư duy được nhiều câu lời giải khác nhau. Trình bày bàigiảiđúng và khoa học. Những em còn chậm nayđã córất nhiều tiến bộ,đặc biệt là về cách
- 16 giải. Vì vậy trong năm học 2023-2024, tôi vẫn tiếp tục áp dụng tại lớp 2A3 do tôi chủ nhiệm.Dướiđây là kết quả đạt được trong năm học 2022- 2023 và kết quả bài khảo sát giữa học kì 1 năm học 2023- 2024: Kết quả khảo sát của học sinh nămhọc 2022-2023 và kì 1 năm 2023- 2024 (có áp dụng các biện pháp) như sau: Điểm 9- 10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 Năm học Sĩsố SL % SL % SL % SL % 2022-2023 34 18 52,9 10 29,4 6 17,7 0 2023-2024 33 24 72,7 7 21,3 2 6 0
- 20 Nhìn vào bảng tổng hợp ta thấy chất lượng học sinhđạtđiểm giỏi tăng lên rõ rệt và không còn học sinh yếu. Chỉ còn một vài em kĩ năng trình bày chưa sạch đẹp, và tôi vẫn tiếp tục rènđể các em có thể đạt được kết quả tốt nhất. 4. Kết luận Việc dạy-học giải toán có lời vănlàvấnđề quan trọng trong việc dạy học Toán nói chung và dạy giải toán có lời văn dạng nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị ở lớp 2 nói riêng. Dạy cho học sinh giải toán có lời văn thành thạo không phải là khó, song cũng không hề dễ, làm cho học sinh hiểu được mụcđích quan trọng của nó,đólàcơsở banđầu cho việc tiếp tục học ở các lớp trên.Để đạt được kết quả tốt giáo viên cần: - Đadạng hóa các hình thức và phương pháp dạy học, tăng cường tính chủ động, độc lập, sáng tạo của học sinh. - Tuân thủ quy trình 4 bước giải toán. - Kết hợp nhiều việc thực hành, luyện tập; tăng cường chấm chữa, sửa lỗi sai cho học sinh, nhất là học sinh yếu. - Luôn lắng nghe các em trình bày ý kiến, khuyến khích học sinh phát biểu và xây dựng sự tự tin cho học sinh. Tạo ra một giờ học với không khí thoải mái, không gây căng thẳng, áp lực cho học sinh. - Trong quá trình giảng dạy phải luôn nắm bắt,đúc rút những vướng mắc, khó khăn thực tế ở lớp mình dạy,để từ đó nghiên cứu tìm ra hướng giải quyết tốt nhất. - Phải cố gắng khắc phục các sai lầm của các em trong mỗi bài, mỗi phần, mỗi dạng toán, tránhđể các sai lầm dồn lại sẽ khó giải quyết. - Trong từng tiết học, người giáo viên cũng cần tìm ra nhiều biện pháp, nhiều hình thức hoạtđộng học tập như: Làm việc chung với lớp, làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm và tập trung chú ý tới tất cả cácđối tượngđể giúp các em học tốthơn.
- 21 5. Kiến nghị và đề xuất a. Đối với tổ, nhóm chuyên môn Đưa biện pháp trên vào giảng dạy trong khối lớp 2 của Trường Tiểu học Thị Trấn Gia Bình. Nên thường xuyên trú trọng việc dạy học sinh các bước trong giải toán theo đúng quy trình để hình thành thói quen cho học sinh. b. Đối với nhà trường. Tạođiều kiện về cơsở vật chất, các phương tiện, thiết bị dạy học cho học sinh như: máy chiếu, tranh ảnh, bộ đồ dùng học toán, Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chức cho giáo viênđi học tập kinh nghiệm ở trường bạn. c.Đối với Phòng (Sở) Giáo Dục vàĐào Tạo. Duy trì các buổi sinh hoạt chuyên môn cụmđể giáo viên các trường trao đổi, học tập lẫn nhau về phương pháp dạy học giải toán có lờivăn cho học sinh lớp 2. Gia Bình, ngày 10 tháng 11 năm 2023. Người viết Nguyễn Thị Hà Anh