Giáo án Tiếng Việt 2 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 34

doc 10 trang thuytrong 22040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 2 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_2_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_34.doc

Nội dung text: Giáo án Tiếng Việt 2 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 34

  1. TUẦN 34 Tập đọc (Tiết 1+2) BÀI 29: HỒ GƯƠM I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Biết đọc đúng, rõ ràng một văn bản miêu tả. - Quan sát nhận biết được các chi tiết trong ảnh - Hiểu nội dung bài: Hồ Gươm là cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: khả năng thẩm thấu một bài văn miêu tả đặc sắc về cảnh đẹp đất nước, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm. - Có thêm sự hiểu biết và tình yêu đối với thủ đô Hà Nội. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tranh ảnh về Hồ Gươm, tranh phóng to một thành phố hoặc làng quê Việt Nam. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - HS thảo luận theo cặp và chia sẻ. - GV hỏi: - 2-3 HS chia sẻ. + Em biết những gì về thủ đô Hà Nội? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: đọc với giọng tâm tình, giống như kể. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. - Cả lớp đọc thầm. - HDHS chia đoạn: (3 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến sáng long lanh. - HS đọc nối tiếp đoạn. + Đoạn 2: Tiếp cho đến cỏ mọc xanh um. + Đoạn 3: Còn lại. - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: bầu dục, xum xuê, bưu điện, - 2-3 HS luyện đọc. - Luyện đọc câu dài: Cầu Thê Húc màu son,/ cong cong như con tôm,/ dẫn vào đền Ngọc Sơn.// - 2-3 HS đọc. - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba. * Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.127.
  2. - GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời - HS thực hiện theo nhóm 4. hoàn thiện vào VBTTV - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - HS lần lượt đọc. - HS lần lượt chia sẻ ý kiến: C1: Bài văn tả Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, Tháp Rùa. C2: Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. - Nhận xét, tuyên dương HS. C3: VD: Tháp rùa ở Hồ Gươm. Tháp * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. rùa được xây trên gò đất giữa hồ, có - GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng tường rêu cổ kính, của nhân vật. C4: Tác giả nghĩ rằng không biết đây - Gọi HS đọc toàn bài. có phải là con rùa đã từng ngậm thanh - Nhận xét, khen ngợi. kiếm của vua Lê thắng giặc không. * Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. Bài 1: - HS lắng nghe, đọc thầm. - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.127. - YC HS hoạt động theo nhóm 4 và đồng - Các nhóm hoạt động thời hoàn thiện vào VBTTV - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi các nhóm lên thực hiện. - Một số nhóm trình bày. - Tuyên dương, nhận xét. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.127. - YC HS hoàn thiện vào VBTTV - 2-3 HS chia sẻ bài làm - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - HS chia sẻ. - GV nhận xét giờ học. ___ Tập viết (Tiết 3) ÔN CHỮ HOA Q, V (kiểu 2) I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Ôn lại các chữ viết hoa Q, V (kiểu 2). - Viết đúng câu ứng dựng: Quê em có dòng song uốn quanh. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. - Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
  3. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa Q, V. - HS: Vở Tập viết; bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là - 1-2 HS chia sẻ. mẫu chữ hoa gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa. - GV tổ chức cho HS nêu: - 2-3 HS chia sẻ. + Độ cao, độ rộng chữ hoa Q, V. + Chữ hoa Q, V gồm mấy nét? - GV chiếu video HD quy trình viết chữ - HS quan sát. hoa Q, V. - GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa - HS quan sát, lắng nghe. viết vừa nêu quy trình viết từng nét. - YC HS viết bảng con. - HS luyện viết bảng con. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. * Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. - Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết. - 3-4 HS đọc. - GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, - HS quan sát, lắng nghe. lưu ý cho HS: + Viết chữ hoa Q, V đầu câu. + Cách nối từ Q sang u. + Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu. * Hoạt động 3: Thực hành luyện viết. - YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa - HS thực hiện. Q, V và câu ứng dụng trong vở Luyện viết. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhẫn xét, đánh giá bài HS. 3. Củng cố, dặn dò: - HS chia sẻ. - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. ___ Nói và nghe (Tiết 4)
  4. NÓI VỀ QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC EM I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Biết giới thiệu về những điều thú vị ở quê hương em hoặc nơi em sống, chia sẻ về những trải nghiệm suy nghĩ, cảm xúc về quê hương em qua tranh gợi ý. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: khả năng thẩm thấu một bài văn miêu tả đặc sắc về cảnh đẹp đất nước, kĩ năng giao tiếp, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm. - Có tình cảm trân trọng đối với quê hương, đất nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - 1-2 HS chia sẻ. - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Cùng bạn trao đổi những điều thú vị ở quê hương em hoặc nơi em sống - GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi: + Quê em ở đâu? Em đang sống ở đâu? - HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ + Quê em hoặc nơi em sống có điều gì với bạn theo cặp. thú vị? (cảnh vật, hoạt động, những sản phẩm đặc biệt, ) + Em có tình cảm như thế nào đối với nơi đó? - Nhận xét, động viên HS. * Hoạt động 2: Nói những điều em biết thêm về quê hương, đất nước qua trao đổi với bạn ở bài tập 1. - YC HS nhớ lại và kể lại những điều em biết về quê hương mình. - HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ + Quê nội hoặc ngoại em ở đâu? trước lớp. + Quê nội hoặc ngoại em có gì đặc biệt? + Em thích gì ở quê nội hoặc ngoại em? - Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS. - Nhận xét, khen ngợi HS. * Hoạt động 3: Vận dụng:
  5. - Về nhà kể lại cho người thân nghe những điều thú vị về quê hương đất nước qua bài học 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - HS chia sẻ. - GV nhận xét giờ học. ___ Tập đọc (Tiết 5 + 6) BÀI 30: CÁNH ĐỒNG QUÊ EM I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Đọc đúng, rõ ràng bài thơ Cánh đồng quê em. Tốc độ đọc khoảng 60-65/tiếng. - Trả lời được các câu hỏi của bài. - Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương thể hiện qua tranh ảnh minh họa và bài thơ. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: có khả năng làm việc theo nhóm và tinh thần hợp tác - Có cảm xúc của bản thân về cảnh đẹp của làng quê, có tình yêu quê hương, đất nước II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Em đang sống ở đâu? Nơi em sống có gì thú vi? - 2-3 HS chia sẻ. - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: giọng đọc tình cảm, thiết tha , ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ - Cả lớp đọc thầm. - HDHS chia đoạn: 4 khổ thơ; mỗi lần xuống dòng là một khổ thơ. - 3-4 HS đọc nối tiếp. - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: lấp lánh, lụa tơ, chiền chiện, châu chấu, - HS đọc nối tiếp. tích ri tích rích, sương, cuộn, - Luyện đọc khổ thơ: GV gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. Chú ý quan sát, hỗ trợ - HS luyện đọc theo nhóm bốn. HS.
  6. * Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk - HS lần lượt chia sẻ ý kiến: - GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời C1: Bé nhìn thấy vầng dương rực đỏ. hoàn thiện bài 1 trong VBTTV C2: Nắng ban mai hiền hòa, như - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn những dải lụa tơ vàng óng, như con cách trả lời đầy đủ câu. song dập dờn trên đồng lúa xanh. C3: Đàn chiện bay quanh và hót tích ri tích rich. Lũ châu chấu đu cỏ uống sương rơi. C4: Bé ngân nga hát khẽ bởi bé thấy cánh đồng quê hương thật là đẹp, bé cảm thấy hạnh phúc trong long - HDHS học thuộc lòng 2 khổ thơ yêu - HS thực hiện. thích. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc - HS luyện đọc cá nhân, đọc trước diễn cảm, giọng đọc vừa phải. lớp. - Nhận xét, khen ngợi. * Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.130. - HS đọc. - YC HS hoạt động theo nhóm 4 - HS thảo luận làm vào bảng nhóm. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi các nhóm lên thực hiện. - Các nhóm trình bày - Tuyên dương, nhận xét. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.130. - HS đọc. - HDHS tìm thêm những từ tả về mặt trời, ánh nắng, đồng lúa. - HS nêu. - YCHS viết câu vào bài 2, VBTTV - HS thực hiện. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. - HS chia sẻ. ___ Chính tả (Tiết 7) NGHE – VIẾT: CÁNH ĐỒNG QUÊ EM I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng:
  7. - Nghe-viết đúng chính tả 3 khổ thơ đầu, biết viết hoa chữ cái đầu tên bài thờ và đầu các dòng thơ. . - Làm đúng các bài tập chính tả về cách viết hoa tên riêng địa lí, phân biệt r/d/gi hoặc tiếng có dấu hỏi/ dấu ngã. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả. - HS có ý thức chăm chỉ học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở ô li; bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả. - GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết. - HS lắng nghe. - Gọi HS đọc lại đoạn chính tả. - 2-3 HS đọc. - GV hỏi: - 2-3 HS chia sẻ. + Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa? + Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai? - HDHS thực hành viết từ dễ viết sai - HS luyện viết bảng con. vào bảng con. - GV đọc cho HS nghe viết. - HS nghe viết vào vở ô li. - YC HS đổi vở soát lỗi chính tả. - HS đổi chép theo cặp. - Nhận xét, đánh giá bài HS. * Hoạt động 2: Bài tập chính tả. Bài 1: - 1-2 HS đọc. - Gọi HS đọc YC - HS các nhóm thảo luận làm vào bảng - Tổ chức các em hoạt động làm nhóm nhóm. - Các nhóm trình bày - GV chữa bài, nhận xét, tuyên dương. Bài 2: - Gọi HS đọc YC - Tổ chức các em làm câu 3 vào VBT - HS làm VBT - HS chia sẻ. - GV chữa bài, nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. ___ Luyện từ và câu (Tiết 8) TỪ NGỮ VỀ NGHỀ NGHIỆP I. MỤC TIÊU:
  8. *Kiến thức, kĩ năng: - Phát triển vốn từ về nghề nghiệp, biết nói về nghề nghiệp và công việc. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Phát triển vốn từ chỉ nghề nghiệp và công việc của nghề nghiệp . - Có khả năng nhận biết và chia sẻ những suy nghĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Từ ngữ chỉ công việc của người nông dân Bài 1: - GV gọi HS đọc YC bài. - 1-2 HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? - Các nhóm thảo luận làm vào phiếu - YC HS đọc các từ ở cột A và cột B, - Một số nhóm trình bày. thảo luận nhóm đôi làm vào phiếu - GV chữa bài, nhận xét, tuyên dương. Bài 2: - GV gọi HS đọc YC bài. - 1-2 HS đọc. - YC HS thảo luận theo nhóm 4 trả lời - Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi câu hỏi từng ảnh - + Em thấy ai trong ảnh? + Người đó đang làm gì? - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. HS chia sẻ câu trả lời. - GV chữa bài, nhận xét. - Nhận xét, tuyên dương HS. - HS làm bài. * Hoạt động 2: Từ ngữ chỉ nghề nghiệp Bài 3: - Gọi HS đọc YC. - HS đọc. - Bài YC làm gì? - YC HS trao đổi theo cặp kể về nghề nghiệp của người trong ảnh + Em thấy ai trong ảnh? - HS kể về nghề nghiệp của những + Người đó đang làm gì? người trong ảnh trước lớp. + Em đoán xem người đó làm nghề gì? - Nhận xét, khen ngợi HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - HS chia sẻ. - GV nhận xét giờ học.
  9. ___ Luyện viết đoạn (Tiết 9 + 10) VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ VỀ CÔNG VIỆC CỦA MỘT NGƯỜI I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Biết viết đoạn văn kể về công việc của một người mà em biết. - Đọc mở rộng bài thơ, câu chuyện nói về nghề nghiệp. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Có khả năng nhận biết và chia sẻ những suy nghĩ. - Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài thơ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Kể tên nghề nghiệp mà em biết. Bài 1: - GV gọi HS đọc YC bài. - 1-2 HS đọc. - YC HS kể nghề nghiệp mà em biết. - HS kể về các nghề nghiệp mình biết - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 2: Luyện viết đoạn văn. Bài 2: - GV gọi HS đọc YC bài. - HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? - HDHS kể về công việc của một người - HS lắng nghe, hình dung cách viết. theo gợi ý - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - HS làm VBT kể theo gợi ý. - GV chấm, chữa một số bài của HS. - HS chia sẻ bài. - Nhận xét, chữa cách diễn đạt. * Hoạt động 3: Đọc mở rộng. Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài 1. - HS đọc. - Tổ chức cho HS tìm đọc một bài thơ - HS tìm đọc bài thơ, câu chuyện ở Thư nói về nghề nghiệp. viện lớp. - Tổ chức cho HS chia sẻ tên bài thơ, - HS chia sẻ. câu chuyện, tên tác giả. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài 2. - HS đọc. - Tổ chức nói những điều thú vị của
  10. nghề được nói đến trong câu chuyện - HS chia sẻ. hoặc bài thơ đã đọc. - Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học.