Giáo án Tiếng Việt 2 (Kết nối tri thức) - Bài tập cuối tuần: Tuần 1 đến Tuần 35
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 2 (Kết nối tri thức) - Bài tập cuối tuần: Tuần 1 đến Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_2_ket_noi_tri_thuc_bai_tap_cuoi_tuan_tuan.docx
Nội dung text: Giáo án Tiếng Việt 2 (Kết nối tri thức) - Bài tập cuối tuần: Tuần 1 đến Tuần 35
- === BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2
- === TIẾNG VIỆT - TUẦN 1 A. Đọc – hiểu I. Đọc thầm văn bản sau: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP HAI Ngày khai trường đã đến. Sáng sớm, mẹ mới gọi một câu mà tôi đã vùng dậy, khác hẳn mọi ngày. Loáng một cái, tôi đã chuẩn bị xong mọi thứ. Bố ngạc nhiên nhìn tôi, còn mẹ cười tủm tỉm. Tôi rối rít: “Con muốn đến lớp sớm nhất”. Tôi háo hức tưởng tượng ra cảnh mình đến đầu tiên, cất tiếng chào thật to những bạn đến sau. Nhưng vừa đến cổng trường, tôi đã thấy mấy bạn cùng lớp đang ríu rít nói cười ở sân. Thì ra, không chỉ mình tôi muốn đến sớm nhất. Tôi chào mẹ, chạy ào vào cùng các bạn. Chúng tôi tranh nhau kể về chuyện ngày hè. Ngay cạnh chúng tôi, mấy em lớp 1 đang rụt rè níu chặt tay bố mẹ, thật giống tôi năm ngoái. Trước các em, tôi cảm thấy mình lớn bổng lên. Tôi đã là học sinh lớp 2 rồi cơ mà. Văn Giá II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Chi tiết bạn nhỏ “vùng dậy”, “chuẩn bị xong mọi thứ” cho thấy: A. Bạn nhỏ rất buồn ngủ. B. Bạn nhỏ rất háo hức đến trường. C. Bạn nhỏ rất chăm ngoan. 2. Bố và mẹ cảm thấy thế nào trước hành động khác hẳn mọi ngày của bạn nhỏ? A. ngạc nhiên, thích thú B. kì lạ C. khó hiểu 3. Khi thấy các bạn cùng lớp, bạn nhỏ đã làm gì? A. ngạc nhiên vì các bạn cùng đến sớm B. ríu rít chuyện trò cùng các bạn. C. chào mẹ, chạy ào vào chỗ các bạn. 4. Ngày Khai giảng hàng năm của nước ta thường diễn ra vào ngày nào? A. Ngày 2 tháng 2 B. Ngày 1 tháng 6 C. Ngày 5 tháng 9 BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2
- === III. Luyện tập: 5. Xếp các từ sau vào bảng cho thích hợp: bạn, nói, bố, quần áo, cặp sách, đi học, chạy, cô giáo Chỉ người Chỉ vật Chỉ hoạt động . . . 6. Viết tiếp để có câu giới thiệu: a. Em là b. Trường em là c. Mẹ em là . 7. Điền c/k/q vào chỗ chấm: - con ò - con iến - con ông - con uạ - cây ầu - cái ìm 8. Gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật có trong khổ thơ sau: Hôm qua em tới trường Mẹ dắt tay từng bước Hôm nay mẹ lên nương Một mình em đến lớp 9. Đặt câu có chứa từ: a. đi học: b. nghe giảng: 10. Em hãy viết 2 đến 3 câu giới thiệu về bản thân mình. . . BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2
- === TIẾNG VIỆT - TUẦN 2 A. Đọc – hiểu I. Đọc thầm văn bản sau: BÉ MAI ĐÃ LỚN Bé Mai rất thích làm người lớn. Bé thử đủ mọi cách. Lúc đầu, bé đi giày của mẹ, buộc tóc theo kiểu của cô. Bé lại còn đeo túi xách và đồng hồ nữa. Nhưng mọi người chỉ nhìn bé và cười. Sau đó, Mai thử quét nhà như mẹ. Bé quét sạch đến nỗi bố phải ngạc nhiên: - Ô, con gái của bố quét nhà sạch quá! Y như mẹ quét vậy. Khi mẹ chuẩn bị nấu cơm, Mai giúp mẹ nhặt rau. Trong khi mẹ làm thức ăn, Mai dọn bát đũa, xếp thật ngay ngắn trên bàn. Cả bố và mẹ đều vui. Lúc ngồi ăn cơm, mẹ nói: - Bé Mai nhà ta đã lớn thật rồi. Mai cảm thấy lạ. Bé không đi giày của mẹ, không buộc tóc giống cô, không đeo đồng hồ. Nhưng bố mẹ đều nói rằng em đã lớn. Theo Tiếng Việt 2, tập 1, 1988 II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Bé Mai thích điều gì? A. thích làm người lớn B. thích làm việc nhà C. thích học giỏi 2. Lúc đầu, Bé Mai đã thử làm người lớn bằng cách nào? A. đi giày của mẹ, buộc tóc giống cô B. đeo túi xách, đồng hồ C. Cả hai đáp án trên 3. Sau đó, Mai đã làm những việc gì khiến bố mẹ đều vui? A. quét nhà, nhặt rau B. nhặt rau, dọn bát đũa C. quét nhà, nhặt rau, dọn và xếp bát đũa ngay ngắn trên bàn 4. Theo em, vì sao bố mẹ nói rằng Mai đã lớn? BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2
- === III. Luyện tập: 5. Gạch dưới từ chỉ sự vật có trong câu sau: Bé không đi giày của mẹ, không buộc tóc giống cô, không đeo đồng hồ. 6. Gạch dưới từ chỉ hoạt động có trong câu sau: Khi mẹ chuẩn bị nấu cơm, Mai giúp mẹ nhặt rau. 7. Khoanh vào chữ cái trước dòng có tiếng viết sai chính tả s/x: a. sim, sông, suối, chim sẻ b. xem xét, mùa xuân, xấu xa, xa xôi c. quả sung, chim xáo, sang sông d. đồng xu, xem phim, hoa xoan 8. Hãy viết thêm từ ngữ vào chỗ trống để tạo thành câu nêu hoạt động: a. Cô giáo b. Các bạn học sinh 9. Viết câu nêu hoạt động phù hợp với mỗi tranh dưới đây: BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2
- === TIẾNG VIỆT - TUẦN 3 A. Đọc – hiểu I. Đọc thầm văn bản sau: ÚT TIN Út Tin vừa theo ba đi cắt tóc về. Mái tóc đen dày được cắt cao lên, thật gọn gàng. Quanh hai tai, sau gáy em chỉ còn vệt chân tóc đen mờ. Không còn vướng tóc mái, cái trán dô lộ ra, nhìn rõ nét tinh nghịch. Gương mặt em trông lém lỉnh hẳn. Cái mũi như hếch thêm, Còn ánh mắt hệt đang cười. Tôi thấy như có trăm vì sao bé tí cùng trốn trong mắt em. Bên má em vẫn còn dính vụn tóc chưa phủi kĩ. Hai má phúng phính bỗng thành cái bánh sữa có rắc thêm mấy hạt mè. Tôi định bẹo má trêu nhưng rồi lại đưa tay phủi tóc cho em. Ngày mai, Út Tin là học sinh lớp Hai rồi. Em chẳng thích bị trêu vậy đâu! Nguyễn Thị Kim Hoà II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Út Tin theo ba đi đâu về? A. đi xem lớp học mới B. đi cắt tóc C. đi thả diều 2. Gương mặt Út Tin thế nào sau khi cắt tóc? A. Gương mặt trông lém lỉnh hẳn ra. B. Nhìn rõ nét tinh nghịch. C. Hệt như đang cười 3. Tác giả định trêu em Tin bằng cách: A. Nói má em như cái bánh sữa. B. Nói rằng trong mắt em như có trăm vì sao bé tí đang trốn. C. Bẹo má trêu em 4. Vì sao Út Tin không thích bị trêu? BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2
- === III. Luyện tập: 5. Xếp các từ sau vào ô thích hợp trong bảng: đen, cao, hiền lành, nhỏ nhắn, gầy, xanh, phúng phính, mập, to, hung dữ, đo đỏ, thấp Đặc điểm về tính cách Đặc điểm về màu sắc Đặc điểm về hình dáng, kích cỡ . . . . . . 6. Gạch dưới từ chỉ đặc điểm có trong câu sau: Mái tóc đen dày được cắt cao lên, thật gọn gàng. 7. Gạch dưới những từ viết sai chính tả rồi chữa lại cho đúng: a.Ở ghốc cây đa có chiếc gế gỗ để bé ngồi hóng mát. . b. Bàn học của Minh lúc nào cũng được xắp xếp ghọn gàng. . 8. Sắp xếp các từ dưới đây thành 2 câu khác nhau và viết lại cho đúng: lưng/mái tóc/ bà em/bạc phơ/còng/và . . 9. Viết tiếp vào chỗ chấm để hoàn thành câu nêu đặc điểm: - Bầu trời - Em bé 10. Đặt câu với từ: a. chót vót: b. xinh xắn: . BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2
- === TIẾNG VIỆT - TUẦN 4 A. Đọc – hiểu I. Đọc thầm văn bản sau: EM MƠ Em mơ làm mây trắng Em mơ làm gió mát Bay khắp nẻo trời cao, Xua bao nỗi nhọc nhằn Nhìn non sông gấm vóc Bác nông dân cày ruộng Quê mình đẹp biết bao! Chú công nhân chuyên cần. Em mơ làm nắng ấm Em còn mơ nhiều lắm: Đánh thức bao mầm xanh Mơ những giấc mơ xanh Vươn lên từ đất mới Nhưng bây giờ còn bé. Đem cơm no áo lành. Nên em chăm học hành. Mai Thị Bích Ngọc II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Bạn nhỏ mơ làm những gì? A. mơ làm mây trắng B. mơ làm nắng ấm C. mơ làm gió mát D. Tất cả đáp án trên đều đúng 2. Bạn nhỏ mơ làm nắng ấm để làm gì? A. để bay khắp nẻo trời cao B. để đánh thức mầm xanh C. để đem cơm no áo lành cho mọi người 3. Bạn nhỏ mơ làm gió mát để xua tan nỗi nhọc nhằn cho những ai? A. chú công nhân B. bác nông dân C. chú công an 4. Những giấc mơ của bạn nhỏ cho ta thấy điều gì? A. Bạn nhỏ ngủ rất nhiều. B. Bạn nhỏ thích khám phá nhiều điều mới lạ. c. Bạn nhỏ rất yêu quê hương, đất nước và mọi người. BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2
- === III. Luyện tập: 5. Xếp các từ in đậm trong câu sau vào ô thích hợp trong bảng: Cậu bé nhìn ngó xung quanh, thấy ở bụi rậm có một quả bóng màu cam tròn xoe. Cậu suy nghĩ một lát rồi đi tới chỗ quả bóng. Nhẹ nhàng nhặt quả bóng lên, cậu bé mỉm cười và chạy thật nhanh về phía những người đang đi tìm quả bóng. Từ ngữ chỉ sự vật Từ ngữ chỉ hoạt động . 6. Điền ch/ tr thích hợp vào chỗ chấm: con âu .âu báu cây .e e chở nấu áo .ào mào 7. Viết từ ngữ chỉ hoạt động thể thao phù hợp với nội dung hình vẽ: 8. Ghi tên các dụng cụ thể thao có trong hình ảnh dưới đây: 9. Viết 2 câu nêu hoạt động với các từ cho trước sau: - kéo co: - nhảy dây: BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2
- === TIẾNG VIỆT - TUẦN 5 A. Đọc – hiểu I. Đọc thầm văn bản sau: CÔ GIÁO LỚP EM Sáng nào em đến lớp Những lời cô giáo giảng Cũng thấy cô đến rồi Ấm trang vở thơm tho Đáp lời “Chào cô ạ!" Yêu thương em ngắm mãi Cô mỉm cười thật tươi. Những điểm mười cô cho. Nguyễn Xuân Sanh Cô dạy em tập viết Gió đưa thoảng hương nhài Nắng ghé vào cửa lớp Xem chúng em học bài. II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Mỗi ngày đến lớp, bạn nhỏ đã gặp ai đến trước? A. cô giáo B. các bạn C. bác lao công 2. Cô giáo đã dạy các bạn làm gì? A. tập đọc B. tập viết C. kể chuyện 3. Khi bạn nhỏ chào cô, cô đáp lại bằng cách: A. chào lại bạn nhỏ B. gật đầu C. mỉm cười thật tươi 4. Hãy viết 2 đến 3 việc em sẽ rèn luyện để khiến cô giáo vui lòng. . . . BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2
- === III. Luyện tập: 5. Nối từ thích hợp vào ngôi nhà: đọc sách Từ chỉ hoạt động nhặt rau nghe giảng học tập học hát quét nhà tập đọc tập viết lau bàn 6. Xếp các từ sau đây vào ô thích hợp: giơ tay, giảng bài, điểm danh, xếp hàng, chấm bài, phát biểu, soạn giáo án, viết bài Các từ chỉ hoạt động của học sinh: Các từ chỉ hoạt động của giáo viên: 7. Giải những câu đố về đồ dùng học tập sau: Cây suôn đuồn đuột Da tôi màu trắng Trong ruột đen thui Bạn cùng bảng đen Con nít lui cui Hãy cầm tôi lên Dẫm đầu đè xuống ! Tôi làm theo bạn. Là . Là . 8. Viết câu nêu hoạt động của: a. Học sinh trong giờ ra chơi: b. Cô giáo: BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2
- === TIẾNG VIỆT - TUẦN 6 A. Đọc – hiểu I. Đọc thầm văn bản sau: ĐI HỌC ĐỀU Mấy hôm nay mưa kéo dài. Đất trời trắng xóa một màu. Chỉ mới từ trong nhà bước ra đến sân đã ướt như chuột lột. Trời đất này chỉ có mà đi ngủ hoặc là đánh bạn với mẻ ngô rang. Thế mà có người vẫn đi. Người ấy là Sơn. Em nghe trong tiếng mưa rơi có nhịp trống trường. Tiếng trống nghe nhòe nhòe nhưng rõ lắm. - Tùng Tùng ! Tu ù ùng Em lại như nghe tiếng cô giáo ân cần nhắc nhớ: "Có đi học đều, các em mới nghe cô giảng đầy đủ và mới hiểu bài tốt". Sơn xốc lại mảnh vải nhựa rồi từ trên hè lao xuống sân, ra cổng giữa những hạt mưa đang thi nhau tuôn rơi. "Kệ nó! Miễn là kéo khít mảnh vải nhựa lại cho nước mưa khỏi chui vào người!". Trời vẫn mưa. Nhưng Sơn đã đến lớp rất đúng giờ. Và một điều đáng khen nữa là từ khi vào lớp Một, Sơn chưa nghỉ một buổi học nào. PHONG THU II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Trời mưa to và kéo dài nhưng ai vẫn đi học đều? A. các bạn học sinh B. bạn Sơn C. học sinh và giáo viên 2. Cô giáo nhắc nhở học sinh điều gì? A. Học sinh cần chịu khó làm bài. B. Học sinh nên vâng lời thầy cô, bố mẹ. C. Học sinh nên đi học đều. 3. Vì sao cần đi học đều? A. Vì đi học đều các em sẽ nghe cô giảng đầy đủ và hiểu bài tốt. B. Vì đi học đều các em sẽ được mọi người yêu quý. C. Vì đi học đều các em mới được học sinh giỏi. 4. Em thấy Sơn là bạn học sinh có đức tính gì đáng quý? BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2
- === III. Luyện tập: 5. Gạch dưới từ chỉ sự vật có trong câu sau: Sơn xốc lại mảnh vải nhựa rồi từ trên hè lao xuống sân, ra cổng giữa những hạt mưa đang thi nhau tuôn rơi. 6. Gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm có trong câu sau: Đất trời trắng xóa một màu, mới từ trong nhà bước ra đến sân đã ướt như chuột lột. 7. Điền r/d/gi vào chỗ chấm để . ành .ành chiến thắng tranh ành đọc ành mạch 8. Nối từ ngữ chỉ sự vật với từ ngữ chỉ đặc điểm cho phù hợp: Từ ngữ chỉ sự vật Từ ngữ chỉ đặc điểm Mái tóc bà ửng hồng Đôi mắt long lanh Hai má bạc trắng 9. Đặt với từ ngữ chỉ đặc điểm cho trước: a. sạch sẽ: b. chăm ngoan: . 10. Chọn từ ngữ chỉ đặc điểm thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành các câu sau: (chăm ngoan, đẹp, hay) a. Bạn Chi lớp em hát rất . b. Bạn có thể vẽ những bức tranh rất c. Lúc nào bạn cũng nhất lớp. TIẾNG VIỆT - TUẦN 7 BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2
- === TIẾNG VIỆT - TUẦN 7 A. Đọc – hiểu I. Đọc thầm văn bản sau: GÓC NHỎ YÊU THƯƠNG Trong sân trường, thư viện xanh nằm dưới vòm cây rợp mát. Giờ ra chơi, chúng em chạy ùa đến đây để gặp lại những người bạn bước ra từ trang sách. Sách, báo được đặt trong những chiếc túi vải, hộp thư sơn màu bắt mắt. Có rất nhiều loại sách hay và đẹp để chúng em chọn đọc như: Truyện cổ tích, Những câu hỏi vì sao, Vũ trụ kì thú, Vài bạn đang vui vẻ chia sẻ câu chuyện thú vị bên một khóm hoa xinh, có bạn ngồi đọc sách trên xích đu được làm từ lốp cao su. Bạn khác nằm đọc thoải mái trên thảm cỏ xanh mát. Trong vòm lá, bầy chim thánh thót những khúc nhạc vui. Thư viện xanh là góc nhỏ yêu thương. Ở đó, chúng em được làm bạn cùng sách, báo và thiên nhiên tươi đẹp. Võ Thu Hương II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Các bạn nhỏ trong đoạn văn làm gì vào giờ ra chơi? A. đến thư viện B. ngồi trong lớp C. chơi cùng các bạn khác 2. Các bạn nhỏ làm gì bên cạnh khóm hoa xinh? A. đọc sách B. tưới nước C. chia sẻ câu chuyện thú vị 3. Thư viện xanh đối với các bạn nhỏ trong đoạn văn là gì? A. Là nơi để đọc sách. B. Là nơi các bạn ấy có thể gặp gỡ những người bạn bước ra từ trang sách của mình. C. Là nơi để vui chơi giải trí. D. Là góc nhỏ yêu thương. 4. Em có thích thư viện xanh không? Vì sao? BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2
- === III. Luyện tập: 5. Gạch dưới những từ ngữ chỉ sự vật có trong câu sau: Sách, báo được đặt trong những chiếc túi vải, hộp thư sơn màu bắt mắt. 6. Điền ra/gia/da vào chỗ chấm để hoàn thiện các câu sau: a. Giờ chơi, chúng em nô đùa trên sân. b. Mặt hoa, phấn. c.gia đình là nơi ấm áp yêu thương. 7. Gạch chân những từ ngữ không thuộc nhóm mỗi dãy từ sau: a. bảng con, phấn, tẩy, cặp sách, bút chì, thước kẻ, keo dán, cái xô. b. mây, gió, nóng, trăng, sao, bầu trời 8. Đặt dấu chấm hay dấu chấm hỏi vào ô trống: Cậu ta cầm bột gạo nếp và đi đến hiệu hàn Cậu ta ngồi ở cửa suốt cả một ngày, cuối cùng ông chủ hiệu hỏi: - Này cậu bé, cậu cho tôi chỗ bột nếp ấy nhé! - Chỗ bột này là cả gia tài của cháu, cháu không thể cho ông trừ khi ông đổi cho cháu một thứ gì đó - Thế cậu bán cho tôi được không - Không, cháu cũng không bán . Nhưng nếu ông cho cháu cái ấm kia thì cháu sẽ cho ông chỗ bột này (Theo Truyện cổ tích thế giới) 9. Điền dấu chấm vào vị trí thích hợp để ngắt đoạn văn sau thành 4 câu và viết lại cho đúng chính tả: Bà ốm nặng phải đi bệnh viện hàng ngày bố mẹ thay phiên vào bệnh viện chăm bà ở nhà, Thu rất nhớ bà em tự giác học tập tốt để đạt được nhiều điểm mười tặng bà. BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2
- === TIẾNG VIỆT - TUẦN 8 A. Đọc – hiểu I. Đọc thầm văn bản sau: KHI TRANG SÁCH MỞ RA Khi trang sách mở ra Trang sách còn có lửa Chân trời xa xích lại Mà giấy chẳng cháy đâu Bắt đầu là cỏ dại Trang sách có độ sâu Thứ đến là cánh chim Mà giấy không hề ướt. Sau nữa là trẻ con Trang sách không nói được Cuối cùng là người lớn. Sao em nghe điều gì Trong trang sách có biển Dạt dào như sóng vỗ Em thấy những cánh buồm Một chân trời đang đi Trong trang sách có rừng Nguyễn Nhật Ánh Với bao nhiêu là gió. II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Bạn nhỏ trong đoạn văn đã thấy gì ở trang sách có biển? A. Màu xanh của nước biển B. Cá, tôm C. Những cánh buồm 2. Bạn nhỏ đã cảm nhận được gió ở trong trang sách nào? A. Trang sách có biển. B. Trang sách có rừng. C. Trang sách có độ sâu 3. Bạn nhỏ đã nghe được điều gì từ trang sách? A. Tiếng sóng vỗ dạt dào, một chân trời đang đi B. Tiếng gió thổi C. Tiếng trẻ con cười nói D. Tiếng chim hót véo von 4. Em có thích đọc sách không? Kể tên 1 cuốn sách hoặc 1 câu truyện em từng được đọc. Vì sao em lại thích nó? BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2
- === III. Luyện tập: 5. Gạch dưới từ chỉ đặc điểm có trong câu thơ sau: Trang sách có độ sâu Mà giấy không hề ướt. 6. Gạch dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm của con người trong các từ sau: khiêm tốn, dịu dàng, sản xuất, thông minh, phát biểu, chăm chỉ, cần cù 7. Tìm và viết những từ ngữ chỉ đặc điểm phù hợp với mỗi sự vật trong tranh: . . 8. Chọn và gạch dưới những từ thích hợp (ở trong ngoặc) để hoàn thiện câu sau: Hôm (sau – xau), có một người hát rong đi qua, đứng ngay dưới của (sổ – xổ) cất tiếng hát, mong (xẽ – sẽ) được ban (thưởn – thưởng cho vài (su – xu). 9. Đặt câu với từ ngữ chỉ đặc điểm: a. thơm phức: b. mới tinh: c. sặc sỡ: 9. Giải câu đố: a. Đi học lóc cóc theo cùng b. Vừa bằng một đốt ngón tay Khi về lại bắt khom lưng cõng về Day đi day lại mất bay hình thù. Là Là BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2
- === TIẾNG VIỆT - TUẦN 9 A. Đọc – hiểu I. Đọc thâm văn bản sau: ĐỒNG HỒ BÁO THỨC Tôi là một chiếc đồng hồ báo thức. Họ hàng tôi có nhiều kiểu dáng. Tôi thì có hình tròn. Trong thân tôi có bốn chiếc kim. Kim giờ màu đỏ, chạy chậm rãi theo từng giờ. Kim phút màu xanh, chạy nhanh theo nhịp phút. Kim giây màu vàng, hối hả cho kịp từng giây lướt qua. Chiếc kim còn lại là kim hẹn giờ. Cái nút tròn bên thân tôi có thể xoay được để điều chỉnh giờ báo thức. Gương mặt cũng chính là thân tôi. Người ta thường chú ý những con số có khoảng cách đều nhau ở trên đó. Thân tôi được bảo vệ bằng một tấm kính trong suốt, nhìn rõ từng chiếc kim đang chạy. Mỗi khi tôi reo lên, bạn nhớ thức dậy nhé! Võ Thị Xuân Hà II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Bạn đồng hồ báo thức trong đoạn văn có hình gì? A. Bạn ấy có nhiều kiểu dáng khác nhau. B. Bạn ấy hình tròn. C. Bạn ấy hình vuông. 2. Ngoài 3 chiếc kim màu vàng, đỏ và xanh, bạn đồng hồ báo thức còn có 1 chiếc kim gì nữa? A. Kim phút B. Kim giờ C. Kim giây D. Kim hẹn giờ 3. Trên gương mặt bạn đồng hồ báo thức có những gì? A. những con số B. tấm kính trong suốt C. kim đồng hồ 4. Mỗi buổi sáng em thức dậy bằng cách nào? BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2
- === III. Luyện tập: 5. Gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật có trong câu sau: Thân tôi được bảo vệ bằng một tấm kính trong suốt, nhìn rõ từng chiếc kim đang chạy. 6. Gạch dưới từ ngữ chỉ hoạt động có trong đoạn thơ sau: Em đang say ngủ Gà trống dậy sớm Quên cả giờ rồi Mèo lười ngủ trưa Chú đồng hồ nhắc Còn em đi học Reng! Reng! Dậy thôi! Đi cho đúng giờ. 7. Gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm có trong đoạn sau: Kim giờ màu đỏ, chạy chậm rãi theo từng giờ. Kim phút màu xanh, chạy nhanh theo nhịp phút. Kim giây màu vàng, hối hả cho kịp từng giây lướt qua. 8. Khoanh vào câu nêu đặc điểm: a. Bạn Lan là học sinh chăm chỉ b. Bạn Lan rất chăm chỉ. 9. Khoanh vào câu giới thiệu: a. Bầu trời là bạn của các vì sao. b. Bầu trời lấp lánh ánh sao. 10. Viết câu: a. Giới thiệu về bản thân em: . b. Nêu hoạt động em thường làm mỗi ngày: . c. Nêu đặc điểm tính cách người bạn thân của em: . BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2
- === TIẾNG VIỆT - TUẦN 10 A. Đọc – hiểu I. Đọc thầm văn bản sau: SOI ĐÈN TÌM BẠN Một tối mùa hè, những vì sao trên trời tinh nghịch chớp mắt, một chú Đom Đóm cầm chiếc đèn lồng màu xanh bay qua bay lại để tìm bạn. Đom Đóm bay mãi, bay mãi, tới gần mấy bạn bướm đêm liền nói: “Bướm ơi, cậu có thể làm bạn với tớ không?” Bướm vẫy vẫy đôi cánh, bảo: “Được thôi! Nhưng bây giờ bọn tớ phải đi tìm em gái đã. Cậu giúp bọn tớ được không?” Đom Đóm vội từ chối: - “Không được đâu, tớ phải đi tìm bạn cho mình trước chứ.” Nói xong, Đom Đóm liền bay đi mất hút. Đom Đóm lại bay tới bờ ao gặp Ếch Xanh và đề nghị kết bạn. Ếch Xanh ồm ộp đáp lời: “Được thôi! Nhưng bây giờ tớ đang bị lạc đường, cậu soi đèn giúp tớ tìm đường về nhà đã nhé.” Nghe thế, Đom Đóm lắc đầu nguầy nguậy và lại cầm đèn bay đi mất hút. Đom Đóm đi khắp nơi để tìm bạn nhưng cậu chẳng tìm được người bạn nào cả. Thế là cậu đến gặp Ông Cây, cậu buồn bã khóc nấc lên và kể lại tất cả những việc đã xảy ra cho ông Cây nghe. Ông Cây nghe xong đầu đuôi câu chuyện thì mỉm cười hiền từ rồi bảo Đom Đóm: “Cháu à, trong lúc người khác cần giúp đỡ, cháu lại không chịu giúp người ta, như thế thì người ta làm sao muốn kết bạn với cháu được? Bạn bè tốt thì phải giúp đỡ lẫn nhau đấy cháu ạ”. Đom Đóm nghe ông Cây nói thế thì xấu hổ đỏ mặt tía tai. Cậu đưa tay gạt nước mắt và vội cúi đầu xuống. II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Đèn lồng của chú Đom Đóm có màu gì? A. Màu vàng B. Màu trắng C. Màu xanh 2. Bạn Bướm đã nhờ bạn Đom Đóm điều gì? A. Bạn Bướm đã nhờ bạn Đom Đóm làm bạn với mình. B. Bạn Bướm đã nhờ bạn Đom Đóm đi tìm em gái giúp mình. C. Bạn Bướm đã nhờ bạn Đom Đóm đi tìm bạn giúp mình. BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2
- === 3. Vì sao bạn Ếch Xanh và bạn Đom Đóm lại không trở thành bạn? A. Vì bạn Đom Đóm đã không giúp đỡ bạn Ếch Xanh và bay đi. B. Vì bạn Ếch Xanh đã không giúp đỡ bạn Đom Đóm. C. Vì bạn Ếch Xanh đã từ chối bạn Đom Đóm. 4. Cuối cùng, Đom Đóm có tìm cho mình được người bạn nào không? Nếu là em, em sẽ nói với bạn Đom Đóm điều gì để giúp bạn ấy tìm được bạn? III. Luyện tập: 5. Ghép tiếng ở cột trái với tiếng cột phải tạo thành từ: thương . thân quý . yêu mến thiết . 6. Đặt câu thể hiện tình cảm bạn bè có sử dụng 2 từ vừa ghép được ở câu 5. 7. Chọn tiếng trong ngoặc đơn và điền vào chỗ trống để tạo từ: a. (lạ/nạ) kì , mặt , người , ùng b. (lo/no) lắng, nê, . âu, ấm 8. Vẽ vào ô có tranh vẽ thể hiện việc nên làm với bạn bè: BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2
- === TIẾNG VIỆT - TUẦN 11 A. Đọc – hiểu I. Đọc thầm văn bản sau: NHÍM NÂU KẾT BẠN Trong khu rừng nọ, có chú nhím nâu hiền lành, nhút nhát. Một buổi sáng, chủ đang kiếm quả cây thì thấy nhím trắng chạy tới. Nhím trắng vồn vã: “Chào bạn! Rất vui được gặp bạn!”. Nhím nâu lúng túng, nói lí nhí: “Chào bạn!”, rồi núp vào bụi cây. Chú cuộn tròn người lại mà vẫn sợ hãi. Mùa đông đến, nhím nâu đi tìm nơi để trú ngụ. Bất chợt, mưa kéo đến. Nhím nâu vội bước vào cái hang nhỏ. Thì ra là nhà nhím trắng. Nhím nâu run run: “Xin lỗi, tôi không biết đây là nhà của bạn.”. Nhím trắng tươi cười: “Đừng ngại! Gặp lại bạn, tôi rất vui. Tôi ở đây một mình, buồn lắm. Ban ở lại cùng tôi nhé!”. “Nhím trắng tốt bụng quá. Bạn ấy nói đúng, không có bạn bè thì thật buồn.”. Nghĩ thế, nhím nâu mạnh dạn hẳn lên. Chủ nhận lời kết bạn với nhím trắng. Cả hai cùng thu dọn, trang trí chỗ ở cho đẹp. Chúng trải qua những ngày vui vẻ, ấm áp vì không phải sống một mình giữa mùa đông lạnh giá. (Theo Minh Anh) II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Bạn Nhím nào trong đoạn văn trên hiền lành, nhút nhát? A. Nhím nâu B. Nhím trắng C. Cả 2 bạn nhím 2. Cái hang nhỏ mà bạn Nhím nâu vào trú mưa là nhà của ai? A. Không ai cả B. Nhím nâu C. Nhím trắng 3. Cuối cùng Nhím nâu và Nhím trắng có trở thành bạn bè không? A. Có B. Không 4. Theo vì sao Nhím nâu lại cho rằng “Không có bạn bè thì thật buồn”? III. Luyện tập: 5. Gạch dưới từ chỉ hoạt động có trong câu sau: Nhím nâu nói lí nhí rồi núp vào bụi cây. Chú cuộn tròn người lại mà vẫn sợ hãi. BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2
- === 6. Gạch dưới từ chỉ đặc điểm có trong câu sau: Trong khu rừng nọ, có chú nhím nâu hiền lành, nhút nhát. 7. Đặt câu nêu hoạt động với các từ: - giúp đỡ: - chia sẻ: 8. Sắp xếp các từ sau thành câu (chú ý trình bày đầu câu, cuối câu cho đúng): a) đoàn kết / cô dạy / phải biết / chúng em b) sẵn sàng / bạn / em / giúp đỡ c) Hoa / thân thiện / là học sinh / hài hước / và 9. Chọn từ thích hợp rồi đặt câu với từ đó để tả: a. Tính cách cách của cô giáo em: (dịu dàng, nghiêm khắc, hiền hậu, ) b. Mái tóc của ông: (bạc phơ, bạc trắng, muối tiêu, hoa dâm ) 10. Viết câu nêu hoạt động phù hợp với nội dung tranh: BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2
- === TIẾNG VIỆT - TUẦN 12 A. Đọc – hiểu CON LỢN ĐẤT Một hôm, mẹ đi chợ về, mua cho em một con lợn đất. Con lợn dài chừng một gang tay, béo tròn trùng trục. Toàn thân nó nhuộm đỏ. Hai tai màu xanh lá mạ. Hai mắt đen lay láy. Cái mõm nhô ra như đang dũi ở trong chuồng. Bốn chân quặp lại dưới cái bụng phệ. Cái đuôi xinh xinh vắt chéo ngang hông. Phía trên lưng có một khe hở nhỏ dài bằng hai đốt ngón tay. Mẹ âu yếm bảo: "Mẹ mua lợn về cho con nuôi đấy." Rồi mẹ cho lợn ăn một tờ tiền mới lấy may. Mẹ cười và vui vẻ nói: "Nó tên là lợn tiết kiệm. Con đừng để nó bị đói nhé!". Thỉnh thoảng, em lại nhấc lợn đất lên, lắc lắc xem nó đã no chưa. Em mong đến cuối năm, lợn đất sẽ giúp em mua được những cuốn sách yêu thích. Theo Văn miêu tả tuyển chọn I. Đọc thâm văn bản sau: II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Mẹ đã mua gì cho em khi đi chợ về? A. Một con heo con B. Một con heo nhựa C. Một con lợn đất 2. Phía trên lưng của lợn đất có cái gì? A. Một cái lỗ nhỏ để nhét tiền. B. Một cái khe nhỏ ngắn. C. Một cái khe hở nhỏ dài bằng 2 đốt ngón tay. 3. Bạn nhỏ trong đoạn văn mong rằng lợn đất sẽ giúp bạn ấy mua được những gì? A. Những cuốn sách B. Những cuốn truyện tranh C. Vé xem phim 4. Nếu em cũng có một bạn lợn đất của mình, em mong bạn ấy sẽ giúp em mua được gì? Vì sao? BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2
- === III. Luyện tập: 5. Gạch dưới từ chỉ sự vật trong câu sau: Em mong đến cuối năm, lợn đất sẽ giúp em mua được những cuốn sách yêu thích. 6. Gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm có trong câu sau: Toàn thân lợn đất nhuộm đỏ, hai tai màu xanh lá mạ, hai mắt đen lay láy. 7. Ghi lại tên những món đồ chơi có trong hình dưới đây: 8. Viết từ ngữ chỉ đặc điểm ở hàng dưới phù hợp với mỗi đồ chơi ở hàng trên: 9. Viết 3-4 câu kể về món đồ chơi em yêu thích nhất. (Gợi ý: tên món đồ chơi là gì? Vì sao em có món đồ chơi đó? Đồ chơi có màu gì?, hình dáng thế nào? ) . . . BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2
- === TIẾNG VIỆT - TUẦN 13 A. Đọc – hiểu I. Đọc thầm văn bản sau: CƯỚP CỜ Cướp cờ là một trò chơi vừa vui nhộn lại vừa rèn luyện sức khỏe và sự khéo léo. Các bạn cần vẽ một vòng tròn, trong vòng tròn cắm một cái cờ hoặc để một cái khăn. Tất cả các bạn chia thành 2 đội, xếp hàng ngang và quy định số theo từng cặp một. Những bạn đứng đối diện nhau có cùng một số theo thứ tự. Khi người điều khiển hộ đến số thứ tự nào thì bạn có số thứ tự đó của mỗi bên cùng chạy lên thật nhanh đến vị trí cắm cờ. Hai bạn rình nhau, chờ cho đối phương sơ hở để chớp thật nhanh cơ hội cướp lấy cờ chạy về phía ranh giới đội của mình. Nếu để cho đối phương chạy theo chạm vào người của mình sẽ không được tính điểm. Người của đội nào thắng thì đội đó được ghi điểm. Sau khi thắng, lại mang cờ lên đặt vào vị trí quy định để cặp khác tiếp tục lên chơi tiếp. Chơi trò này phải tập trung và nhanh nhẹn, vì hô đến số thứ tự của mình mà bạn đó lên chậm để đối phương cướp được cờ trước là đội mình thua. Trò chơi kết thúc khi hai bên đã chơi hết một lượt theo thứ tự của mỗi cặp chơi. Đội nào có số điểm nhiều hơn thì đội đó thắng cuộc. Đội thua cuộc phải cõng đội thắng cuộc một vòng hoặc phải làm theo yêu cầu của đội thắng cuộc như đã thoả thuận trước khi chơi. (Theo 101 Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non) II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Trong trò cướp cờ, mọi người chia thành mấy đội? A. 2 đội B. 3 đội C. 4 đội D. Không có đội nào 2. Phải làm thế nào để ghi được điểm trong trò cướp cờ? A. Phải cướp được cờ B. Phải không để người của đội đối thủ chạm vào mình. C. Phải cướp được cờ và không để đối phương chạm vào mình. D. Phải cướp được cờ và không để đối phương chạm vào mình trong lúc cầm cờ. 3. Hình phạt cho đội thua cuộc là gì? A. Cõng đội thắng cuộc 1 vòng B. Phải làm theo yêu cầu của đội thắng. BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2
- === C. Phải cõng đội thắng 1 vòng hoặc làm theo yêu cầu của đội thắng như đã thỏa thuận trước khi chơi. 4. Em đã từng chơi cướp cờ chưa? Em có muốn được chơi trò này cùng các bạn không? Vì sao? . . III. Luyện tập: 5. Điền từ còn thiếu vào ô trống để có tên của các trò chơi dân gian: (cá sấu, rắn, đỉa, nụ, dê) - Thả ba ba. - Rồng lên mây. - Bịt mắt bắt - . lên bờ. - Chồng chồng hoa. 6. Viết tên các trò chơi dưới mỗi tranh: (nhảy dây, nhảy bao bố, bắn bi, nhảy lò cò) 7. Điền g hay gh vào chỗ chấm: - Lên thác xuống ềnh - Áo ấm đi đêm - an cóc tía i lòng tạc dạ - Nhiễu điều phủ lấy giá ương 8. Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu: a.Mẹ mua tặng em quần áo đồ chơi sách truyện. b. Con cái phải biết ngoan ngoãn chăm chỉ và vâng lời cha mẹ. c. Em cùng ông nhổ cỏ bắt sâu cho cây vào cuối tuần. BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2
- === TIẾNG VIỆT - TUẦN 14 A. Đọc – hiểu I. Đọc thầm văn bản sau: SỰ TÍCH HOA TỈ MUỘI Ngày xưa, có hai chị em Nết và Na mồ côi cha mẹ, sống trong ngôi nhà nhỏ bên sườn núi. Nết thương Na, cái gì cũng nhường em. Đêm đông, gió ù ù lùa vào nhà, Nết vòng tay ôm em: - Em rét không ? Na ôm choàng lấy chị, cười rúc rích: - Ấm quá! Nết ôm em chặt hơn, thầm thì: - Mẹ bảo, chị em mình là hai bông hoa hồng, chị là bông to, em là bông nhỏ. Chị em mình mãi bên nhau nhé! Na gật đầu. Hai chị em cứ thế ôm nhau ngủ. Năm ấy, nước lũ dâng cao, Nết cõng em chạy theo dân làng đến nơi an toàn. Hai bàn chân Nết rớm máu. Thấy vậy, Bụt thương lắm. Ông giơ gậy thần lên. Kì lạ thay, bàn chân Nết bỗng lành hẳn. Nơi bàn chân Nết đi qua, mọc lên những khóm hoa đỏ thắm. Hoa kết thành chùm, bông hoa lớn che chở cho nụ hoa bé nhỏ. Chúng cũng đẹp như tình chị em của Nết và Na. Dân làng đặt tên cho loài hoa ấy là hoa tỉ muội (hoa chị em). (Theo Trần Mạnh Hùng) II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Hai chị em Nết và Na sống ở đâu? A. Sống trên núi B. Sống bên cạnh sườn núi C. Sống ở một ngôi nhà nhỏ bên cạnh sườn núi. 2. Mẹ Nết và Na đã so sánh hai bạn với: A. hai bông hoa B. hai bông hoa hồng C. hai bông hoa lớn D. hai bông hoa nhỏ 3. Nơi bàn chân Nết đi qua mọc lên: A. Những thảm cỏ xanh ngời B. Những ngọn cây cao lớn C. Những bông hoa trắng xinh xắn D. Những khóm hoa đỏ thắm 4. Vì sao dân làng lại đặt tên những bông hoa là “Hoa Tỉ Muội”? BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2
- === III. Luyện tập: 5. Gạch dưới từ chỉ đặc điểm có trong câu sau: Ở ngôi làng nhỏ có một ông chủ giàu có, ông có một người đầy tớ chăm chỉ, tận tâm. 6. Gạch dưới những từ trái nghĩa với từ in nghiêng: a. nhanh nhẹn – chậm chạp, thấp bé, từ từ b, khỏe mạnh – cao lớn, yếu ớt, to cao. c. cứng – dẻo, cong, mềm d. thẳng – cong, to, nhỏ e. tối – ngày, sáng, đêm 7. Đặt 2 câu nêu đặc điểm với cặp từ trái nghĩa vừa tìm được ở bài 6. Ví dụ: Thỏ nhanh nhẹn còn Rùa chậm chạp. . . 8. Tô màu vào từ ngữ chỉ tình cảm tốt đẹp anh chị em dành cho nhau: dỗ dành tranh dành nhường nhịn chăm lo đố kị 9. Viết 2 câu có sử dụng những từ ngữ chỉ tình cảm tốt đẹp anh chị em dành cho nhau vừa tìm được ở bài 8. . . 10. Điền vào chỗ chấm từ còn thiếu để hoàn thành những câu ca dao, tục ngữ: - Anh em như thể Rách lành , dở hay đỡ đần. - Khôn ngoan đối đáp ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài nhau. BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2