Bài giảng Tiếng Việt Lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 24: Chiếc rễ đa tròn

pptx 58 trang Việt Hương 19/07/2023 19400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt Lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 24: Chiếc rễ đa tròn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_tieng_viet_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_so.pptx

Nội dung text: Bài giảng Tiếng Việt Lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 24: Chiếc rễ đa tròn

  1. Chào mừng các em đến với tiết Tiếng Việt - Lớp 2
  2. Khởi động
  3. BÀI 24 CHIẾC RỄ ĐA TRÒN
  4. TIẾT 1 – 2 ĐỌC
  5. GIỌNG ĐỌC TOÀN BÀI: - Giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm, chậm rãi, thiết tha. - Đọc đúng giọng nhân vật: Giọng Bác Hồ ấm áp, tình cảm. Giọng chú cần vụ nhẹ nhàng, lễ phép. - Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.
  6. Luyện đọc từ khó chiếc rễ cuốn cuộn chui qua chui lại ngoằn ngoèo
  7. Luyện đọc đoạn 1 Một sớm hôm ấy, như thường lệ, Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo trên mặt đất. Chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống. Bác tần ngần một lát, rồi nói với chú cần vụ: - Chú cuốn chiếc rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé!
  8. Luyện đọc đoạn 1 Đến gần cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất.
  9. GIẢI + Cần vụ: người làm công việc chăm sóc Bác Hồ. NGHĨ A TỪ + Tần đang mải suy nghĩ cân nhắc nên làm ngần: gì hay quyết định như thế nào. + Ngoằn uốn lượn theo nhiều hướng khác ngoèo: nhau.
  10. Luyện đọc đoạn 2 Theo lời Bác, chú cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ xuống. Thấy vậy, Bác ân cần bảo: - Chú nên làm thế này. Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn, cùng chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất. Chú cần vụ thắc mắc: - Thưa Bác, Bác làm thế để làm gì ạ? Bác khẽ cười: - Rồi chú sẽ biết.
  11. Luyện đọc đoạn 2 Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.
  12. Luyện đọc đoạn 3 Nhiều năm sau, chiếc rễ đã lớn và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó, mọi người mới hiểu vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế.
  13. ĐỌC NỐI TIẾP Tiêu chí nhận xét - Đọc to, rõ ràng - Đọc đúng ngắt nghỉ - Đọc đúng ngữ điệu
  14. Học sinh đọc toàn bài
  15. Trả lời câu hỏi
  16. TRẢ LỜI CÂU HỎI Đọc thầm đoạn 1 1. Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác đã bảo chú cần vụ làm gì? Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác đã bảo chú cần vụ cuốn chiếc rễ lại rồi đem trồng cho nó mọc tiếp.
  17. TRẢ LỜI CÂU HỎI Đọc thầm đoạn 2 2. Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào? Bác hướng dẫn chú cần vụ cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn, buộc nó tựa vào hai cái cọc, rồi vùi hai đầu rễ xuống đất.
  18. TRẢ LỜI CÂU HỎI Đọc thầm đoạn 3 3. Vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa như vậy? Bác cho trồng chiếc rễ đa như vậy để nó mọc thành cây đa có vòng lá tròn, các em thiếu nhi có thể chui qua chui lại vòng là ấy khi vào thăm vườn Bác.
  19. TRẢ LỜI CÂU HỎI Đọc thầm toàn bài 4. Qua bài đọc, em thấy tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi như thế nào? Qua bài đọc, ta thấy Bác rất yêu thương các cháu thiếu niên, nhi đồng.
  20. LUYỆN ĐỌC LẠI CHIẾC RỄ ĐA TRÒN Một sớm hôm ấy, như thường lệ, Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo trên mặt đất. Chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống. Bác tần ngần một lát, rồi nói với chú cần vụ: - Chú cuốn chiếc rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé! Theo lời Bác, chú cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ xuống. Thấy vậy, Bác ân cần bảo: - Chú nên làm thế này. Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn, cùng chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất. Chú cần vụ thắc mắc: - Thưa Bác, Bác làm thế để làm gì ạ? Bác khẽ cười: - Rồi chú sẽ biết. Nhiều năm sau, chiếc rễ đã lớn và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó, mọi người mới hiểu vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế.
  21. LUYỆN TẬP THEO VĂN BẢN ĐỌC
  22. Luyện tập Câu 1: Điền từ (cuốn, vùi, xới, trồng) phù hợp vào chỗ trống. a. Chú chiếc rễ này lại rồi .cho nó mọc tiếp nhé.cuốn trồng b. Chú cần vụ đất, chiếc rễ xuống.xới vùi
  23. Luyện tập 2. Tìm trong bài câu có dùng dấu chấm than. Câu đó dùng để làm gì? (Chọn ý đúng) a. Nêu yêu cầu, đề nghị b. Thể hiện cảm xúc c. Kể sự việc, hoạt động Chú cuốn chiếc rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé!
  24. Trò chơi Hãy nói một câu đề nghị bạn làm một việc gì đó. - Bài hát này hay quá, cậu có thể chép giúp mình được không? - Cậu đừng nói nữa. Cậu nói chuyện trong giờ học sẽ không nghe được lời cô giảng đâu.
  25. TIẾT 3 VIẾT
  26. Nghe – viết CHIẾC RỄ ĐA TRÒN Nhiều năm sau, chiếc rễ đã lớn và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó, mọi người mới hiểu vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế.
  27. Chữ dễ viết sai chính tả chiếc rễ chui hình tròn vòng vườn
  28. + Đoạn viết những chữ nào viết hoa? - Viết hoa các chữ đầu câu: Nhiều, Thiếu, Lúc - Viết hoa chữ: Bác
  29. Thứ năm ngày 31 tháng 3 năm 2022 Tiếng Việt Nghe-viết Chiếc rễ đa tròn Nhiều năm sau, chiếc rễ đã lớn và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó, mọi người mới hiểu vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế.
  30. Bài tập 2. Viết vào vở tên của 2 nhân vật được nói đến trong chủ điểm Con người Việt Nam. Mai An Tiêm Trần Quốc Toản Khi viết hoa tên người em cần lưu ý điều gì? Viết hoa các chữ cái đầu của họ, tên đệm và tên gọi.
  31. 3a.Tìm từ ngữ có tiếng chứa iu hoặc ưu. xe cứu thương con cừu cái địu
  32. Con hãy kể lại câu chuyện đã đọc về Bác Hồ cho người thân nghe. DDẶẶNN DÒDÒ
  33. TIẾT 4 LUYỆN TẬP
  34. 1. Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp: yêu thươngthương, kính yêuyêu, chăm lolo, nhớ ơn,ơn kính trọngtrọng, quan tâm a)Từ ngữ nói lên tình cảm b)Từ ngữ nói lên tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi. thiếu nhi với Bác Hồ.
  35. 2. Chọn từ phù hợp để hoàn thành câu. anh dũng thân thiện cần cù a. Người dân Việt Nam lao động rất a. Người dân Việt Nam lao động ( ).rất .cần cù. b. Các chú bộ đội chiến đấu ( ) để bảo vệ Tổ quốc.b. Các chú bộ đội chiến đấu anh .để dũng bảo vệ Tổ quốc. c. Người Việt Nam c. Người Việt Nam luôn ( ) với du khách luôn . .với thân thiện du khách nước ngoài.nước ngoài.
  36. Cần cù: Chăm chỉ, chịu khó làm một cách thường xuyên. Anh dũng: Không sợ khó khăn và nguy hiểm khi làm những việc cao đẹp. Thân thiện: Thể hiện sự tử tế và có thiện cảm với nhau.
  37. 3. Quan sát tranh a. Đặt tên cho bức tranh. b. Nói một câu về Bác Hồ.
  38. 3. Quan sát tranh Bác Hồ đang a. Đặt tên cho bức tranh. Tranhlàm gì vẽ ? Ởai? đâu? - Bác Hồ với cây xanh. - Bác Hồ với thiên nhiên. - Bác Hồ với môi trường. b. Nói một câu về Bác Hồ. - Bác Hồ đang tưới cây. - Bác Hồ rất yêu thiên nhiên. - Bác Hồ đang chăm sóc cây trong vườn.
  39. TIẾT 5 LUYỆN TẬP
  40. 1. Kể lại một việc Bác Hồ đã làm trong câu chuyện Chiếc rễ đa tròn. G: - Em muốn kể về việc làm nào của Bác Hồ? - Bác đã làm việc đó như thế nào? - Em có suy nghĩ gì về việc làm của Bác?
  41. 1. Kể lại một việc Bác Hồ đã làm trong câu chuyện Chiếc rễ đa tròn. - Em muốn kể về việc làm nào của Bác Hồ? Em muốn kể lại việc Bác Hồ trồng chiếc rễ đa trong vườn theo một cách đặc biệt. - Bác đã làm việc đó như thế nào? Một sớm, Bác đi dạo trong vườn thì phát hiện ra có một chiếc rễ đa nhỏ và dài trên mặt đất. Bác nhặt chiếc rễ đa lên, suy nghĩ một lát rồi nói với chú cần vụ cuốn chiếc rễ lại rồi trồng xuống cho nó mọc tiếp. Thấy chú cần vụ làm chưa đúng, bác tỉ mỉ tự tay cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn, cùng chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất. Chú cần vụ thắc mắc vì sao lại phải làm như vậy thì Bác chỉ mỉm cười bảo rằng: Rồi sau chú sẽ biết. Sau này, chiếc rễ đa ấy lớn lên thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi tới thăm vườn Bác rất thích chơi ở đây. Lúc đó, mọi người mới hiểu vì sao khi xưa Bác lại trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế. - Em có suy nghĩ gì về việc làm của Bác? Em thấy Bác Hồ rất yêu thương thiếu nhi.
  42. 2. Viết 4-5 câu về việc em vừa kể về Bác Hồ trong câu chuyện “Chiếc rễ đa tròn”. G: - Em muốn viết về việc làm nào của Bác Hồ? - Bác đã làm việc đó như thế nào? - Em có suy nghĩ gì về việc làm của Bác?
  43. Bài làm Trong câu chuyện Chiếc rễ đa tròn, Bác Hồ đã tự tay trồng một cây đa hình tròn rất đặc biệt. Hôm ấy, khi đang đi dạo, Bác đã nhặt được một chiếc rễ đa bị gió thổi bay. Thế là Bác đã cuộn tròn chiếc rễ lại, cắm hai chiếc cọc xuống đất rồi buộc hai đầu rễ của cây vào. Sau đó, Bác mới vùi hai đầu rễ xuống đất cho cây mọc lên sẽ có dáng tròn như một cánh cổng tròn tự nhiên. Nhờ hành động này của bác, mà nhiều năm sau khi các em thiếu nhi đến thăm vườn Bác đã có một nơi để chơi rất vui vẻ. Từ đó, em cảm nhận được tình yêu thương dạt dào của Bác dành cho các em thiếu nhi.
  44. Bài làm Câu chuyện Chiếc rễ đa tròn đã kể về một lần trồng cây trong vườn nhà của Bác. Chiếc cây ấy được Bác tự tay trồng nên từ một chiếc rễ đa. Thay vì cách trồng thông thường, Bác đã cuộn tròn chiếc rễ lại rồi buộc vào hai cái cọc, sau đó mới vùi đầu rễ xuống đất. Nhờ vậy, khi lớn lên cây đa đã có hình vòng tròn, trở thành nơi vui chơi cho các em nhỏ khi đến thăm vườn Bác. Điều đó cho thấy được tình thương của Bác dành cho các em thiếu nhi là vô cùng to lớn.
  45. VIẾT BÀI Học sinh viết bài vào vở ô li
  46. TIẾT 6 ĐỌC MỞ RỘNG
  47. 1. Giới thiệu một quyển sách kể về Bác Hồ mà mình đã tìm đọc.
  48. 2. Kể lại câu chuyện đã đọc. Nói cảm xúc của em sau khi đọc câu chuyện
  49. Quả táo của Bác Hồ Đối thủ đáng yêu Ngăn nắp và trật tự Bác Hồ thăm vườn hoa nghìn việc tốt
  50. Đến thăm trường thiếu nhi miền Nam Quây quần bên Bác Thiếu nhi Tiệp Khắc với Bác Hồ Đến thăm trường thiếu nhi miền Nam
  51. Đến thăm trường thiếu nhi miền Nam Nghe tin Bác đến thăm trường thiếu nhi miền Nam, các cô chú phụ trách trường tíu tít chuẩn bị, trang hoàng hội trường đón Bác. Khi Bác đến, tất cả mọi người ùa ra đón Bác và đưa Bác đến hội trường đã được chuẩn bị cờ, hoa lộng lẫy. Nhưng Bác đề nghị dẫn Bác đến nhà bếp và phòng ngủ xem các cháu có được ăn no, ngủ ấm và chăm sóc chu đáo không. Sau đó Bác lấy ra một gói kẹo lớn chia đều cho các cháu. Đang nhìn các cháu ăn kẹo, Bác chợt nhận ra có 1 cháu đang đứng ở góc phòng, nét mặt buồn xo. Bác gọi lại hỏi: - Cháu tên là gì? Vì sao lại đứng ở đây? - Cháu tên là Tộ. Vì cháu phạm lỗi, tay bẩn không rửa nên các cô chú phạt, không cho nhận kẹo của Bác. Bác cười bảo bạn Tộ đi rửa tay rồi chia kẹo cho Tộ, sau đó Bác dạy: - Từ nay, cháu phải luôn giữ gìn đôi tay cho sạch nhé. Bàn tay con người rất đáng quý. Bạn Tộ rất cảm động trước sự chăm sóc ân cần của Bác. Từ đấy, bạn luôn giữ đôi tay sạch sẽ và rửa tay sạch trước khi ăn.
  52. Quả táo của Bác Năm 1946, Bác Hồ sang thăm nước Pháp. Nhân dân và thiếu nhi Pháp rất vui mừng phấn khởi. Họ tụ tập, vẫy tay và hoan hô Bác tại các nơi Bác đi qua hay đến thăm. Có một câu chuyện mà cho đến ngày nay nhân dân và thiếu nhi Pháp vẫn còn nhắc nhở với tất cả tấm lòng trìu mến, cảm phục. Đó là câu chuyện quả táo. Hôm ấy, tòa thị chính Pari mở tiệc lớn đón mừng Bác. Tiệc tan, mọi người ra phòng lớn uống nước, nói chuyện. Bác vui vẻ đứng dậy và cầm một quả táo đem theo. Nhiều người ngạc nhiên, nhiều con mắt tò mò chú ý. Tại sao vị khách quý như Bác lúc ăn tiệc xong lại còn lấy quả táo đem theo. Nhiều người chú ý xem Bác sẽ làm gì Bác ra đến ngoài cửa thì có một đám thiếu nhi ríu rít chạy tới chào. Bác tươi cười bế một em gái nhỏ lên hôn và đưa cho một quả táo. Mọi người bấy giờ mới vỡ lẽ và rất cảm động trước cử chỉ yêu thương của Bác. Ngày hôm sau, câu chuyện “Quả táo của Bác Hồ” được các báo đang lên trang nhất. Các báo chí còn kể lại rằng: Em bé gái sau khi nhận quả táo thì giữ khư khư trong tay, ai xin cũng không cho. Lúc về nhà em để quả táo lên bàn học. Cha mẹ bảo: “con ăn đi, kẻo để lâu sẽ hỏng không ăn được”. Nhưng em nhất định không ăn. Em nói: “Đó là quả táo Bác Hồ cho con, con sẽ giữ thật lâu để làm kỷ niệm”. (Phỏng theo Chuyện Quả táo của Bác Hồ,Tuyển tập thơ văn cho thiếu nhi)
  53. - Cảm xúc của em sau khi đọc truyện - Cảm xúc của em sau khi đọc truyện: Bác Hồ luôn dành tình cảm cho thiếu nhi, dành sự quan tâm cho thiếu nhi từ những điều nhỏ nhất.
  54. hãy kể lại câu Em chuyện đã đọc về Bác Hồ cho người thân nghe. DDẶẶNN DÒDÒ